Kinh nghiệm của Ban tuyên giáo Đảng ủy tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 43 - 44)

- Nguồn sơ cấp: thông qua phương pháp điều tra.

1.3.1.Kinh nghiệm của Ban tuyên giáo Đảng ủy tỉnh Quảng Bình

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN

1.3.1.Kinh nghiệm của Ban tuyên giáo Đảng ủy tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình có 13 đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh với 622 tổ chức cơ sở đảng, 73.296 đảng viên. Sau 30 năm tái lập tỉnh (1989 - 2019), hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy tỉnh Quảng Bình ngày càng đổi mới cả về nội dung, hình thức, phương pháp, đóng góp xứng đáng vào thành quả chung của cách mạng cả nước và của tỉnh; khơi dậy và phát huy truyền thống “Quảng Bình quật khởi”, “Quảng Bình Hai giỏi” trong thời kỳ đổi mới.

(1) Về lập kế hoạch tuyên truyền:

Ban tuyên giáo Đảng ủy khối Quảng Bình đã tham mưu cho Đảng ủy trong việc lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền theo định hướng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương. Ngoài ra Ban tuyên giáo Đảng ủy khối cũng chủ động tham mưu cho cấp ủy lập kế hoạch triển khai nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để học tập, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết đại hội đảng các cấp, các chỉ thị, nghị quyết quan trọng của Trung ương, của tỉnh, của địa phương.

(2) Về công tác thực hiện kế hoạch tuyên truyền:

Việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền được triển khai nhanh chóng, đồng bộ với nhiều phương thức, đổi mới về mặt nội dung. Thực hiện tuyên truyền được thực hiện như các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện chính trị, về kinh tế - xã hội. Thực hiện kế hoạch tuyên truyền được triển khai tích cực với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, kịp thời chuyển tải những thông tin đến quần chúng nhân dân một cách thiết

thực, có hiệu quả.

(3) Về kiểm tra đánh giá hoạt động tuyên truyền:

Kiểm tra thực hiện tuyên truyền đặc biệt được quan tâm nhằm phát hiện ra những sai sót, giải quyết kịp thời các “điểm nóng” nảy sinh trong quá trình thực hiện, làm căn cứ để đánh giá và đề xuất kiến nghị sửa đổi, khen thưởng, kỷ luật đối với từng trường hợp; phối hợp tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát để tham mưu cấp ủy các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 43 - 44)