Hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 27 - 31)

- Nguồn sơ cấp: thông qua phương pháp điều tra.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN

1.1.2. Hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy

1.1.2.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của hoạt đông tuyên truyền a. Khái niệm hoạt động tuyên truyền

Theo nghĩa rộng, hoạt động tuyên truyền là hoạt động có mục đích của một chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đó và biến thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ đối tượng hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra (Nguyên lý tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên truyền; 2006).

Theo nghĩa hẹp, hoạt động tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó nhằm hình thành, củng cố ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống… thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội (Bùi Phương Dung, 2005). Nói một cách dễ hiểu như Chủ tịch Hồ Chí Minh, “tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại” (Trích từ Luận án của Lê Mai Trang, 2016).

Từ đó có thể hiểu khái niệm hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy như sau;

Hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy là hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn…làm cho chúng trở thành nhân tố có vai trò thống trị xã hội trong đời sống tinh thần của xã hội; trên cơ sở đó cổ vũ, động viên tính tích cực, tự giác, sáng tạo của cán bộ, đảng viên trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. b. Vai trò hoạt động tuyên truyền

Vai trò hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy thể hiện tập trung ở các khía cạnh sau:

- Là phương tiện quan trọng để phổ biến, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề thời sự lớn của đất nước và quốc tế, những vấn đề mới đặt ra trong sự nghiệp đổi mới, qua đó nâng cao nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên và quần chúng; động viên mọi người thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ.

- Hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy là công cụ để định hướng tư tưởng, hướng dẫn suy nghĩ và hành động của toàn xã hội.

- Hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy góp phần quan trọng để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.

- Góp phần tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường sự đồng thuận trong xã hội.

- Hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy là công cụ sắc bén trong đấu tranh bảo vệ chân lý, chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc nảy sinh trong cán bộ, đảng viên và quần chúng trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

c. Đặc điểm của hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy - Hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan cấp tỉnh, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy và Đảng ủy khối mà trực tiếp là Ban thường vụ, Thường trực Đảng ủy khối. Do vậy Ban Tuyên giáo của Đảng ủy Khối có nhiệm vụ tham mưu về việc triển khai, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp

tỉnh, của Đảng ủy Khối đến toàn thể đảng viên của Đảng bộ Khối.

- Hoạt động tuyên truyền chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, trình độ nhận thức của đảng viên, vị trí vai trò của các đơn vị trong Khối. Nói cách khác, các yếu tố trên có tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên giáo nói chung và công tác tuyên truyền nói riêng.

- Đối tượng của hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan hầu hết là đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp, đơn vị trường học và một số doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các đối tượng đó đều có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn cao, nên việc tuyên truyền, triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước có nhiều thuận lợi.

- Hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy khối có tính mục đích rõ ràng, giáo dục lý luận chính trị, truyền thống cách mạng của đất nước, của tỉnh, thông qua việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhằm đưa các chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Trong đó trọng tâm giáo dục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng cho cán bộ, công chức, viên chức trong Khối. Công tác giáo dục truyền thống cách mạng của tỉnh Hòa Bình cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý luận chính trị, lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm cách mạng, qua đó xây dựng niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

- Hoạt động truyên truyền có tính thực tiễn cao, tức là nó luôn gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị trong khối cho cán bộ, đảng viên thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn

vị. Trong đó trọng tâm là thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên, công chức gắn với từng vị trí việc làm. Do đó hằng năm việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng gắn liền với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan đơn vị và cá nhân.

1.1.2.2. Nội dung hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo đảng ủy

Hoạt động tuyên truyền của Ban tuyên giáo Đảng ủy gồm các nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Thứ hai, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm động viên cán bộ đảng viên tin tưởng vào đường lối, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng.

- Thứ ba, tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị của các cơ quan nhà nước trong khối.

- Tuyên truyền về đường lối phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng phát triển của đất nước và địa phương; cập nhật thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế.

- Thứ tư, tuyên truyền về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Đảng qua các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đát nước, của địa phương, đơn vị.

- Thứ năm, tuyên truyền đấu tranh chống các luận điệu sai trái, các âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch.

1.1.2.3. Hình thức tuyên truyền

Hình thức tuyên truyền thông thường rất đa dạng, nhưng tập trung vào một số loại hình phổ biến sau đây:

- Tuyên truyền miệng. Đây là hình thức tuyên truyền đặc biệt quan trọng, nhất là ở cơ sở, được thực hiện chủ yếu bởi đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, thông qua các hình thức giao tiếp trực tiếp, như nói chuyện thời sự, tọa đàm, hội thảo, kể chuyện gương người tốt, việc tốt…

- Tuyên truyền thông qua các ấn phẩm viết, như sách, báo (báo in, báo điện tử), bản tin, khẩu hiệu, biểu ngữ, truyền đơn, tờ gấp…

- Tuyên truyền qua nghe nhìn, như phát thanh, truyền hình, phim ảnh, triểm lãm, tham quan…, trong đó vai trò của truyền hình ngày càng trở nên quan trọng do tính phổ cập, nhanh chóng và rộng rãi trong toàn xã hội.

- Tuyên truyền bằng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông qua các hoạt động của ngành văn hóa, nghệ thuật…

- Tuyên truyền tổng hợp, kết hợp cổ động, tuyên truyền miệng, phim ảnh, thơ ca, hò, vè… (tuyên truyền lồng ghép).

Theo phạm vi, có thể chia thành các hình thức: tuyên tuyền cá biệt (cho một người), tuyên truyền nhóm (cho một số người), tuyên truyền đại chúng (cho đông người).

Cũng có thể phân chia các hình thức tuyên truyền theo nội dung tuyên truyền như: tuyên truyền chính trị, tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền văn hóa, tuyên truyền xã hội, tuyên truyền đối nội, tuyên truyền đối ngoại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w