Cấu trúc tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 36)

Trong tình hình kinh tế hiện nay, vấn đề thông tin bất cân xứng trở nên trầm trọng hơn dễ dẫn đến việc người đại diện (giám đốc công ty) làm việc vì lợi ắch của mình bất chấp lợi ắch của người ủy thác (cổ đông). Ở các công ty cổ phần như hầu hết các công ty thuộc nhóm ngành dầu khắ rất khó để các cổ đông có thể hiểu và giám sát được công việc của giám đốc. Như vậy để không bị rơi vào bẫy thông tin bất cân xứng, các nhà đầu tư hay các bên cho vay cần phải tự bảo vệ mình bằng cách nhìn vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định càng cao thì càng ắt khả năng bị vỡ nợ nên khả năng tiếp cận nợ của những doanh nghiệp này cũng dễ dàng hơn do đó nhân tố cấu trúc tài sản cần được quan tâm trong vấn đề vay nợ của các doanh nghiệp nhóm ngành dầu khắ Việt Nam.

Cấu trúc tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản. Tài sản cố định có thể được sử dụng như tài sản thế chấp. Tỷ trọng tài sản cố định càng cao sẽ cung cấp sự đảm bảo cho việc trả nợ đối với các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Nghĩa là các công ty có số lượng tài sản cố định cao sẽ được mong đợi vay nợ nhiều hơn so với các công ty có ắt tài sản cố định hơn (Bradely và cộng sự (1984),Titman và

Wessels (1988), Haris và Raviv (1991) và (Shah và Khan, 2007)). Nói cách khác, các nghiên cứu này đồng ý với quan điểm, tỷ trọng tài sản cố định có mối quan hệ tỉ lệ thuận với tỷ lệ nợ.

Ngoài ra, Lý thuyết chi phắ đại diện chỉ ra rằng, tồn tại chi phắ đại diện giữa chủ nợ và các cổ đông hiện hữu, bởi doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án rủi ro hơn sau khi vay nợ và do đó, có thể chuyển lợi nhuận từ chủ nợ sang cổ đông. Các chủ nợ không biết những gì đang xảy ra trong doanh nghiệp đó, nên họ phải giữ tài sản chế chấp như là vật làm tin. Thêm vào đó, giá trị tài sản cố định hữu hình cao sẽ làm giảm chi phắ phá sản, vì khi thanh lý doanh nghiệp, những tài sản cố định hữu hình ắt bị mất giá so với giá trị sổ sách hơn những tài sản cố định vô hình, vì vậy, chi phắ phá sản giảm xuống thì doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn. Nghĩa là, tỷ trọng tài sản cố định có tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ. Bên cạnh đó, các công ty mà có tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản thấp thì họ sẽ khó tiếp cận với các khoản nợ dài hạn, vì vậy họ sẽ chuyển sang sử dụng nợ ngắn hạn. Do đó, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ ngắn hạn.

Tuy nhiên, Berger và Urdell (1994) lại kết luận rằng những doanh nghiệp nào có mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ vốn thì có thể vay mượn mà không cần phải cung cấp nhiều bằng chứng thế chấp nghĩa là nghiên cứu này cho rằng tỷ trọng tài sản cố định không có mối quan hệ với tỷ lệ nợ.

1.3.3. Quy mô doanh nghiệp

Thị trường tắn dụng của Việt Nam ngày càng thắt chặt hơn, vì vậy các doanh nghiệp có quy mô lớn thì dễ tiếp cận được các nguồn vốn vay hơn. Đặc biệt đối với ngành dầu khắ thì yêu cầu công nghệ hiện đại nên cần vốn đầu tư rất lớn để có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như tạo ra những sản phẩm chất lượng. Do đó, các doanh nghiệp cần quan tâm mức độ ảnh hưởng

của quy mô doanh nghiệp đến việc vay nợ để có thể có các chắnh sách vay nợ hợp lý.

Quy mô công ty được đo lường bằng chỉ tiêu tài sản hoặc doanh thu. Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư bên ngoài biết đến doanh nghiệp. Lý thuyết thông tin bất cân xứng cho rằng thông tin của doanh nghiệp tới nhà đầu tư thường không được đầy đủ và chắnh xác cho nên các công ty lớn được các nhà đầu tư tin cậy hơn, nhất là các ngân hàng. Vì thế các doanh nghiệp có quy mô lớn có khả năng vay nợ nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Nghiên cứu của Fama và Jensen (1983) sử dụng chỉ tiêu tổng doanh thu để đo lường quy mô doanh nghiệp và cho rằng doanh nghiệp lớn sẽ cung cấp nhiều thông tin cho nhà đầu tư bên ngoài hơn là doanh nghiệp nhỏ, từ đó kết luận rằng doanh nghiệp lớn sẽ có thể dễ dàng tiếp cận thị trường nợ và có thể vay nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu khác cũng sử dụng chỉ tiêu tổng doanh thu để đo lường quy mô doanh nghiệp cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn như Rajan và Zaingales (1995), Barclay và Smith (1996) và Al Sakran (2001). Các nghiên cứu này cũng kết luận tổng doanh thu của doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ dài hạn. Trong khi đó, Titman và Wessels (1988) lại sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản để đo lường quy mô của doanh nghiệp những cũng kết luận là tổng tài sản có tương quan thuận với tỷ lệ nợ. Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng những doanh nghiệp đạt được quy mô lớn là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài, do đó tạo dựng được danh tiếng tốt và uy tin trên thị trường; mặt khác, một quy mô lớn tương ứng với một tiềm lực tài chắnh vững mạnh, ắt rủi ro phá sản nên càng có điều kiện tiếp cận thị trường tài chắnh và các tổ chức tài chắnh tắnh dụng hơn các doanh

nghiệp có quy mô nhỏ. Vì thế, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ.

Tuy nhiên một ý kiến khác của Murray Z. Frank và Vidhan K. Goyal (2009) lại cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ ưu tiên sử dụng vốn sẵn có trong doanh nghiệp để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình vì thế mà sử dụng nợ ắt hơn. Điều này cũng được đề cập trong lý thuyết trật tự phân hạng. Nghiên cứu này đã đồng ý rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa tổng doanh thu và tỷ lệ nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w