THỐNG KÊ MÔ TẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 66)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Thống kê mô tả các biến

Variables Mean Median Maximum Minimum Std. Dev. Obs TLNO 0,587334 0,592422 2,042769 0,109393 0,266332 96 TLNNH 0,501023 0,471746 2,042769 0,103245 0,280748 96 TLNDH 0,083014 0,031921 0,482695 0 0,117419 96 EFFI 0,001885 0,008821 0,289934 -0,543614 0,112754 96 TANGI 0,138384 0,070018 0,762625 0,0000123 0,181037 96 SIZE 3256195 614904 31516161 380 5926499 96 AGE 15 10 55 6 10 96 GROW 0,002814 -0,00723 0,752142 -0,980785 0,240074 96 RISK 0,00952 0,004288 0,075479 0,0000123 0,014464 96 (Nguồn: Tổng hợp từ Eviews ) Trong đó: TLNO: tỷ lệ nợ TLNDH: tỷ lệ nợ dài hạn TLNNH: tỷ lệ nợ ngắn hạn EFFI: biến hiệu quả sử dụng vốn TANGI: biến cấu trúc tài sản SIZE:biến quy mô doanh nghiệp AGE: biến thời gian hoạt động GROW: biến tốc độ tăng trưởng RISK: biến rủi ro kinh doanh

Bảng 3.1 cung cấp thống kê mô tả của tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn và các biến độc lập đã được tắnh toán của các công ty nhóm ngành dầu khắ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2012Ờ 2014.

Tỷ lệ nợ trung bình của nhóm ngành dầu khắ là 58,73% với độ lệch chuẩn khá lớn (26,63%) chứng tỏ các doanh nghiệp trong ngành có chắnh sách vay nợ khác nhau tùy vào tình hình hoạt động của mỗi công ty. Trong 32 công ty nhóm ngành dầu khắ, 10 công ty có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thấp hơn 50% trong đó có 2 công ty là DPM và PXL chỉ sử dụng 10,9% và 18,9% nguồn vốn vay nợ từ bên ngoài. DPM là doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh thu cao, lợi nhuận hoạt động tốt trong khi đó PXL là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ROA và ROE mang giá trị âm. Các doanh nghiệp trong nhóm này chủ yếu dùng VCSH để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Số doanh nghiệp còn lại có tỷ lệ nợ cao hơn trong khoảng từ 50%-204%. Tiêu biểu là PPS, PVA và PXM có tỷ lệ nợ bình quân 3 năm lần lượt là 92,3%, 95% và 204,3%. PPS và PVA là hai công ty có quy mô trung bình và nhỏ, lợi nhuận thấp nên phải tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Công ty PXM là công ty có quy mô nhỏ, liên tục trong 3 năm 2012-2014 kinh doanh đều thua lỗ nên phải vay vốn để tiếp tục các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp như CCL, DPM, PHH, PPS, PVA, PVS, PVT, PXS thể hiện chắnh sách vay nợ ổn định trong giai đoạn 2012-2014 nhưng bên cạnh đó có những doanh nghiệp như PCT, PSI, PVI, PXI có chắnh sách vay nợ liên tục thay đổi, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi nhà quản trị chưa tìm ra được một cấu trúc tài chắnh tối ưu.

Trong khi đó, tỷ lệ nợ ngắn hạn trung bình của ngành là 50,1% cho thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu sử dụng nợ của doanh nghiệp nhóm ngành dầu khắ (khoảng 85%). Tỷ lệ nợ ngắn hạn của ngành có độ lệch chuẩn khá cao (28,07%) nghĩa là các công ty trong ngành có sự khác biệt trong việc sử dụng nợ ngắn hạn. Thêm vào đó, tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn nhất là 204,3% và nhỏ nhất là 10,3%; điều này một lần nữa lại khẳng định thêm

cho những nghiên cứu trước đây đó là hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và nhóm ngành dầu khắ nói riêng sử dụng nợ ngắn hạn là chủ yếu. Việc sử dụng nợ như vậy sẽ gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp trong việc xoay vốn để trả nợ ngắn hạn.

Tỷ lệ nợ dài hạn bình quân tương đối thấp (khoảng 8,3%) với độ lệch

chuẩn là 11,7% cho thấy các công ty nhóm ngành dầu khắ có chắnh sách sử dụng nợ dài hạn khác nhau và đều ắt sử dụng nợ dài hạn trong nguồn tài trợ của mình. Trong đó có khá nhiều doanh nghiệp gần như không sử dụng nợ dài hạn như: APP, PDC, PIV, PLC, PPE, PPS, PSI.

Hiệu quả sử dụng vốn trung bình của ngành là xấp xỉ 0,19% nghĩa là cứ

100 đồng đầu tư tài sản, các doanh nghiệp có thể tạo ra 0,19 đồng lợi nhuận sau thuế.

Cấu trúc tài sản trung bình của ngành là 13,8% nghĩa là tài sản cố định

hữu hình chiếm khoảng 13,8% trong tổng tài sản của các doanh nghiệp nhóm ngành dầu khắ với độ lệch chuẩn 18,1% cho thấy sự ắt tương đồng về tỷ trọng TSCĐ hữu hình của các doanh nghiệp.

Quy mô trung bình của các doanh nghiệp nhóm ngành dầu khắ là

3.256.195 triệu đồng có thể hiểu là, doanh thu trung bình của nhóm ngành là khoảng 3,3 tỷ đồng. Trong đó, Tổng công ty cổ phần kỹ thuật Việt Nam (PVS) là doanh nghiệp có doanh thu cao nhất với 31,5 tỷ đồng (năm 2014).

Thời gian hoạt động trung bình của ngành là 15 năm trong đó hoạt động

lâu năm nhất là Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khắ Nghệ An (PVA) với 55 năm và thời gian hoạt động ngắn nhất là Công ty cổ phần PIV (PIV).

Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành là 0,3% nghĩa là tổng tài sản

của ngành năm sau tăng khoảng 0,3% so với năm trước. Tăng trưởng mạnh nhất là Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật điện lực dầu khắ Việt Nam (PPS) với mức tăng trưởng 75% (năm 2014). Bên cạnh đó, cũng có một vài công ty có

mức tăng trưởng âm như Công ty cổ phần tư vấn điện lực dầu khắ Việt Nam (PPE) vào năm 2012 với -0,989785 nghĩa là tổng tài sản giảm đi 99%.

Rủi ro kinh doanh: Biến động lợi nhuận của các doanh nghiệp trong

ngành trung bình là 0,95% với độ lệch chuẩn thấp 1,45% cho thấy mức rủi ro kinh doanh ở các doanh nghiệp nhóm ngành dầu khắ rất thấp và dường như không có sự khác biệt về rủi ro kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhóm ngành dầu khắ.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w