THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.2.1.Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào tác động đến cấu trúc tài chắnh của các công ty thuộc nhóm ngành dầu khắ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
2.2.2.Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở các lý thuyết về cấu trúc tài chắnh và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây kết hợp với đặc điểm của ngành, đề tài tập trung nghiên cứu vào 6 nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chắnh của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dầu khắ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2014, đó là: Hiệu quả sử dụng vốn, Cấu trúc tài sản, Quy mô doanh nghiệp, Thời gian hoạt động, Sự tăng trường của doanh nghiệp và Rủi ro kinh doanh. Giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố trên và cấu trúc tài chắnh (tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn) như sau
a. Hiệu quả sử dụng vốn
Về mặt lý luận, theo lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả, khả năng sinh lời càng cao sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn có sẵn trước do đó càng ắt vay nợ nghĩa là có mối quan hệ nghịch giữa ROAvà tỷ lệ nợ.
Các nghiên cứu thực nghiệm của Rajan và Zingales (1995), Huang và Song (2002), Buferna và các cộng sự (2005) tại các quốc gia đang phát triển cũng cho thấy ROA có mối quan hệ nghịch với tỉ lệ nợ, tỷ lệ nợ dài hạn và tỷ lệ nợ ngắn hạn.
Vì thế, giả thuyết 1 được phát biểu như sau: H1: ROA có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ
H1a: ROA có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ ngắn hạn H1b: ROA có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ dài hạn
b. Cấu trúc tài sản
Khi xem xét cơ cấu nợ của các doanh nghiệp nhóm ngành dầu khắ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ của các doanh nghiệp. Do đó, mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình cũng sẽ tương tự như là giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình. Các nghiên cứu thực nghiệm của Van der Rajan và Zingles (1986), Đặng Thị Hồng Linh (2012) đã chỉ ra, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn. Ngoài ra, các nghiên cứu của Huang & Song (2001), Đặng Thị Hồng Linh (2012) và Nguyễn Bắch Hậu (2015) cũng chỉ ra, giữa tỷ trọng TSCĐ hữu hình và tỷ lệ nợ dài hạn có mối quan hệ thuận.
Vì thế, giả thuyết 2 được phát biểu như sau:
H2: Tỷ trọng TSCĐ hữu hình có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ
H2a: Tỷ trọng TSCĐ hữu hình có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ ngắn hạn
H2b: Tỷ trọng TSCĐ hữu hình có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ dài hạn