Sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 38)

Một đặc tắnh khác của ngành dầu khắ là có mối tương quan rõ rệt với bất động sản. Năm 2010 là năm chứng kiến sự đổ bộ lên sàn của hàng loạt doanh nghiệp đầu tư bất động sản mang tên ỘDầu khắỢ như CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khắ Việt Nam (PVR), CTCP Hồng Hà Dầu khắ (PHH), CTCP Đầu tư thương mại Dầu khắ Sông Đà (SDP), Tổng CTCP Xây lắp Dầu khắ Nghệ An (PVA),... Chỉ tắnh riêng PVX có 16 công ty thành viên, trong đó có 5

công ty thực hiện kinh doanh bất động sản. Vì vậy để đạt được tốc độ tăng trưởng thì phải phụ thuộc nhiều vào thị trường bất động sản. Tuy nhiên đầu tư quá nhiều và thị trường bất động sản đóng băng chắnh là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp dầu khắ lao đao. Do đó các doanh nghiệp nói chung hay doanh nghiệp dầu khắ nói riêng đều cố gắng tăng tốc độ tăng trưởng để được tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn và dễ dàng hơn vì khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng thì niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao.

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường bằng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của tài sản qua các năm. Drobetz và Fix (2003) nêu ý kiến rằng theo lý thuyết trật tự phân hạng, một doanh nghiệptrước hết sẽ ưu tiên sử dụng nguồn lực sẵn có để đầu tư nhưng nguồn lực này có thể sẽ không đủ để chi trả cho các dự án phát triển doanh nghiệp vì thế phương án lựa chọn tiếp theo là phát hành nợ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường có nhu cầu vay vốn nhiều hơn. Các nghiên cứu khác của Michaelas và cộng sự (1999) và Myers (1977) cũng đồng ý với quan điểm tốc độ tăng trưởng của công ty có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ.

Theo lý thuyết đánh đổi, tăng trưởng làm gia tăng chi phắ và khả năng phá sản khi doanh nghiệp vay nhiều nợ hơn để tài trợ cho sự tăng trưởng. Chắnh vì chi phắ phá sản tăng có thể hạn chế các doanh nghiệp tăng trưởng vay nhiều hơn, điều này có nghĩa, lý thuyết đánh đổi cho thấy mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ nợ và tốc độ tăng trưởng.

Trong các nghiên cứu về cấu trúc tài chắnh ở Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyen và Ramachandran (2006), Biger và các cộng sự (2008), Dzung và các cộng sự (2012) chỉ ra, các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều nợ ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động của mình. Ngoài ra, các nghiên cứu này cũng tìm thấy mối quan hệ thuận giữa tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu giải thắch rằng, tốc độ tăng

trưởng càng cao được coi là một dấu hiệu chứng minh sức mạnh về tài chắnh của công ty và có thể làm tăng nhu cầu huy động vốn từ nguồn bên ngoài nhằm hỗ trợ cho các chiến lược kinh doanh của họ. Thêm vào đó, tác giả Pandey (2001) và Huy (2013) tìm thấy mối quan hệ thuận giữa tỷ lệ nợ dài hạn và tốc độ tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w