Đặc điểm của pháp luật về thanhtra chuyên ngàn hy tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 29 - 32)

Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế mang những đặc trưng

của ngành y tế. Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế bên cạnh việc quy

định những vấn đề xung quanh tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành y tế theo tinh thần của Luật Thanh tra, còn chứa đựng những quy định phù hợp với đặc trưng riêng của ngành y tếđểđảm bảo cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra y tế thực hiện được nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn,

theo quy định của Thông tư số 39/2015/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2015

của Bộ Y tếquy định về tiêu chuẩn, trang phục và thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về y tế, Điều 3 về tiêu chuẩn công

chức thanh tra chuyên ngành y tế, điểm 2: “Có bằng tốt nghiệp cử nhân trở

lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành” [2]. Về hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế,

đối với một số các lĩnh vực thuộc chuyên môn của ngành, Bộ Y tế cũng quy định quy trình thanh tra riêng biệt như quy trình thanh tra dược, chất thải y tế, bảo hiểm y tế,….

Hai là, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế có nguồn rất đa dạng. Là tổng thể các quy định do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm

điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế, nguồn của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế được thể hiện tại các văn bản Luật và văn bản dưới luật. Tiếp đó, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế bên cạnh việc chứa đựng những quy định của pháp luật về thanh tra, còn chứa đựng những quy định của pháp luật chuyên ngành y tế. Như vậy, nguồn của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tếđược thể hiện tại các văn bản luật về thanh tra, về chuyên ngành y tếnhư (Luật Thanh tra, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Dược, Luật Khám bệnh chữa bệnh, Luật An toàn vệ sinh thực phẩm,..) và các văn

bản dưới luật (Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm

2014 của Thanh tra Chính phủquy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra...)

Ba là, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế chịu sự tác động của tiến trình hội nhập quốc tế. Nghịđịnh 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm

thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, điều 43 về áp dụng điều ước quốc tế đã quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành thì áp dụng quy định

của điều ước quốc tế”. [7] Ngày nay, hội nhập là xu thế chung của quốc tế.

Trong tình hình đó, Việt Nam trên tinh thần kế thừa, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản sắc dân tộc, luôn tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến

chương Liên Hợp quốc và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia dân tộc, góp phần vào sự

nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Tham gia vào tiến trình hội nhập, Việt Nam phải thực hiện và có lộ trình thích nghi với các quy định của pháp luật quốc tế, trong đó bao gồm cả pháp luật về

thanh tra và pháp luật về quản lý nhà nước đối với ngành y tế. Điều này tác

động đến tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành y tế nói riêng.Chẳng hạn, khi Việt Nam cùng 9 nước thành viên ký kết Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm, đưa ra

và cam kết thực hiện những thỏa thuận chung về mỹ phẩm giữa các quốc gia

thành viên, trong đó có thỏa thuận về thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm. Để góp phần đảm bảo công tác quản lý nhà nước về mỹ phẩm cũng như thực hiện các cam kết của Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN, đối với công tác thanh tra chuyên ngành y tế, ngày 31 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Y tếđã ban hành Quyết định số 48/2007/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2007 về việc Ban hành quy chế quản lý mỹ phẩm, Điều 36 về nội dung thanh tra, kiểm tra,

hành tốt sản xuất mỹ phẩm”của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP- ASEAN) hoặc tương đương được Hội đồng Mỹ phẩm ASEAN thừa nhận”;

ngày 04 tháng 11 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4625/QĐ-BYT về việc ban hành quy trình thanh tra mỹ phẩm, trong đó có nội dung thanh tra việc tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 29 - 32)