Với những đặc điểm của mình, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế có vai trò quan trọng trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội.
Thứ nhất, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành y tế. Những quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế được Nhà
nước ban hành, bảo đảm thực hiện. Trên cơ sở bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý của ngành, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực y tế tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử
lý hành vi vi phạm pháp luật qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn đối tượng vi phạm thực hiện đúng pháp luật, từđó góp phần phòng ngừa vi phạm phạm luật chuyên ngành, quy định chuyên môn – kỹ
thuật, quy tắc quản lý ngành. Mặt khác, qua thanh tra, kịp thời phát hiện sơ hở
của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để từđó có giải pháp tháo gỡ, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách pháp luật, đồng thời phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến để phát huy, nhân rộng.
Thứ hai, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ, tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Trong điều kiện đất nước ngày
đang phát triển hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút nguồn lực của xã hội đối với lĩnh vực y tế, tạo điều kiện để
mọi tầng lớp nhân được được thụhưởng dịch vụ y tế. Trong khi đó, nhu cầu của nhân dân về bảo vệvà chăm sóc sức khỏe ngày một nâng cao dẫn đến sự
xuất hiện của hàng loạt cơ sở y tế ngoài công lập bên cạnh các cơ sở y tế công lập. Cơ quan quản lý nhà nước về y tế các cấp bên cạnh việc tạo lập và thực hiện cơ chế quản lý đối với các cơ sở y tế trong và ngoài công lập, mặt khác cần phải có cơ chế để người dân tham gia vào quản lý nhà nước trong lĩnh
vực y tế, giám sát hoạt động của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập. Vì
trong điều kiện có hạn về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, cơ quan quản lý nhà nước về y tế các cấp không đủ khảnăng để giám sát hàng ngày, hàng
giờ đối với hoạt động của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập. Vai trò giám sát ấy nên được giao cho người dân, những người hàng ngày thụ hưởng dịch vụ y tế từ các cơ sở y tế ấy. Họ sẽ trực tiếp đánh giá về chất lượng dịch vụ, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý lĩnh vực thuộc ngành. Khi đó, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế với những quy định về tổ chức và hoạt
động của thanh tra chuyên ngành y tế sẽ vừa là công cụ của cơ quan quản lý
nhà nước, vừa là công cụ để người dân thực hiện vai trò làm chủ thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Bên cạnh đó, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế cũng là căn cứ để người dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám sát, đánh giá
tính hợp pháp, hiệu quả trong hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế, bảo đảm hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trên thực tế hiện nay, trong hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành y tếnói riêng vẫntồn tạitrường hợp thành viên đoàn thanh trachưa thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình, thiếu kiên quyết trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra,…. làm ảnh hưởng
đến tính tôn nghiêm của pháp luật và môi trường hoạt động, cạnh tranh của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý của ngành. Chính vì vậy, những quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế là
căn cứ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám sát hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế để đảm bảo cho hoạt động thanh tra chuyên ngành y tếluôn được tổ chức thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế còn góp phần tạo lập và duy trì môi trường hoạt động, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trước pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà
phạm vi quản lý nhà nước của ngành, pháp luật thanh tra chuyên ngành là cơ
chế giám sát, thúc đẩy mọi chủ thểđều phải tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật sẽđược kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, bảo đảm mọi chủ thểđều bình bẳng trước pháp luật. Từđó tạo ra môi trường lành mạnh, tạo động lực cạnh tranh thúc đẩy nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ y tế.
Kết luận Chương 1.
Tại Chương 1, Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tếđể làm cơ sở lý luận cho Chương 2 và Chương 3, lần lượt phân tích một cách hệ thống, đi từ khái niệm về thanh tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra chuyên ngành y tế, chỉ ra 04 đặc điểm của thanh tra chuyên ngành y tế và tiếp tục làm rõ khái niệm, nội dung của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, chỉ ra 03 đặc điểm, 03 vai trò của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế.
Qua việc phân tích, làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận của pháp luật về
thanh tra chuyên ngành y tế đã đặc biệt cho thấy vị trí, vai trò của công tác thanh tra chuyên ngành y tế, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế không chỉ đối với việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế mà còn góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, đóng góp
cho sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý và phát huy vai trò làm chủ, trí tuệ, tài năng, sự sáng tạo của quần chúng nhân dân.
Chương 2
PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH Y TẾ TẠI TỈNH HÀ NAM