Đánh giá quy định của pháp luật về thanhtra chuyên ngàn hy tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 49 - 57)

ngành y tế

Với hệ thống những quy định hiện hành, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế có những ưu điểm và tồn tại, hạn chếnhư sau:

a. Ưu điểm

Nhìn chung, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tếđã quy định bao quát các vấn đề về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành y tế.

Đối với pháp luật tổ chức thanh tra chuyên ngành y tế, đã quy định về cơ

bản đầy đủ cơ cấu tổ chức, bộ máy,chức năng nhiệm vụ của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế; quy định về thanh tra viên,

người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với công tác thanh tra chuyên ngành y tế. Đối với pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế, đã quy định về cơ bản đầy đủ các vấn đề xung quanh hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế; hoạt động của đoàn thanh tra, mối quan hệ công tác của đoàn thanh tra; hoạt động củathanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập cũng như trình tự thủ tục tiến hành thanh tra nói chung và thanh tra những lĩnh

vực đặc thù thuộc ngành y tế nói riêng. Đây là căn cứ pháp lý, là nền tảng quan trọng để cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế phát huy vị trí, vai trò của mình.

b. Tồn tại, hạn chế.

Bên cạnh những ưu điểm, pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế

cũng còn những tồn tại, hạn chế trên một số khía cạnh nhất định:

Đối với pháp luật về tổ chức thanh tra chuyên ngành y tế. - Về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

+ Điều 30, khoản 1 Luật Thanh tra năm 2010 quy định:“Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan

thanh tra chuyên ngành độc lập” [18]. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động

2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng

thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành đã quy định về

bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngànhtạicơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Phòng Thanh tracủa Cục Quản lý Dược; Phòng Thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh,..).

Đối với Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, mặc dù là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, tuy nhiên cho đến nay cơ cấu tổ

chức bộ máy của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vẫn được thực hiện

theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụvà cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch

hóa gia đình ở địa phương, trong đó cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh chưa có phòng tham mưu về công tác thanh tra, dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra chuyên ngành đôi lúc còn chưa được phát huy.

+ Nghịđịnh số07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên

ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Y tế là “Cục An toàn vệ sinh thực phẩm”. Tuy nhiên, theo Quyết định số 4062/QĐ-BYT ngày 22 tháng 10 năm

2012 của Bộ trưởng Bộ Y tếquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, tên gọi “Cục An toàn vệ sinh thực phẩm” đã được thay thế bằng tên gọi “Cục An toàn thực phẩm”.

+ Điều 7 Luật Dược 2005 quy định: “Thanh tra dược thuộc thanh tra Bộ Y tế có chức năng thanh tra chuyên ngành về dược. Tổ chức, chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra dược được thực hiện theo quy định của pháp luật về Thanh tra”.Tuy nhiên, quy định này đã xuất hiện nhiều điểm

máy, chức năng nhiệm vụ của Bộ Y tế, Sở Y tế. Thanh tra dược hiểu theo quy

định này là hoạt động thanh tra của cơ quan có chức năng thanh tra chuyên

ngành vềdượcthuộc Bộ Y tế. Hiểu theo nghĩa này, Sở Y tế sẽ không có chức

năng thanh tra chuyên ngành về dược. Theo quy định của Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008 của liên Bộ Y tế, Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội vụ vềhướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Phần I vị trí và chức năng của Sở Y tế được quy định: “Sở Y tế là cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, “Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân

cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra kiểm tra về chuyên

môn nghiệp vụ của Bộ Y tế”.

- Quy định về thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ

thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra.

+ Thanh tra viên.

Điều 32 Luật Thanh tra năm 2010, điểm b khoản 1 quy định: “…đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên

ngành đó” [18]. Tiếp đó, Điều 26 Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25

tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế quy định:

Nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của thanh tra viên quy định tại Luật Thanh tra, Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10

năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác

viên thanh tra (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 97/2011/NĐ-

CP) và các điều kiện, tiêu chuẩn khác phù hợp với ngành, lĩnh vực

theo quy định của Bộtrưởng Bộ Y tế [8].

Tuy nhiên đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa có văn bản quy định vềđiều kiện, tiêu chuẩn phù hợp với ngành, lĩnh vực của thanh tra viên chuyên ngành y tế như được giao tại Nghịđịnh số122/2014/NĐ-CP.

+ Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra

chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành quy định: “...Tiêu chuẩn cụ thể của công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ

quan ngang bộ ban hành” [7]. Tuy nhiên, đến ngày 12 tháng 11 năm 2015,

Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 39/2015/TT-BYT Quy định về tiêu chuẩn, trang phục và thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về y tế, trong đó có quy định về tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành y tế và phân công thực hiện nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành y tế.

Như vậy dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc triển khai quy định vềngười

được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, đặc biệt là việc đào tạo, thực hiện chế độ, chính sách để khuyến khích, động viên người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong thực thi nhiệm vụ hay việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

+ Cộng tác viên thanh tra.

Điều 25 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011

của Chính phủ Quy định về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra quy

định: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra, chế độ chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra phù hợp với đặc điểm hoạt động thanh tra do bộ, ngành quản lý” [6]. Tuy nhiên, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có quy định về tiêu chuẩn, chế độ chính sách đãi ngộđối với cộng tác viên thanh tra y tế dẫn đến việc trưng

tập cộng tác viên thanh tra, thực hiện chế độ đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra của ngành còn nhiều bất cập.

+ Theo quy định của Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10

tra quy định tại Điều 22: “Cộng tác viên thanh tra là công chức, viên chức có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực…” [6].

Như vậy diện đối tượng cộng tác viên thanh tra quá hẹp, trong khi nhiều đối

tượng không phải công chức, viên chức nhưng lại có phẩm chất đạo đức, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác phù hợp với cuộc thanh tra.Tiếp đó, Điều 28 Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm

2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế quy định:

“Cộng tác viên thanh tra là người không thuộc biên chế của cơ quan thanh

tra nhà nước ngành y tế được trưng tập tham gia đoàn thanh tra” [8]. Như

vậy, quy định đối tượng thuộc diệncộng tác viên thanh tra tại Nghị định số 122/2014/NĐ-CP không thống nhất, rộng hơn so với Nghị định số 97/2011/NĐ-CP.

Điều 21 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Chính phủQuy định về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra: “Cộng tác

viên là người được cơ quan thanh tra nhà nước trưng tập tham gia Đoàn

Thanh tra” [6]. Tuy nhiên hiện nay, chủ thể ban hành Quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước. Vì vậy, quy định về thẩm quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra được

xác định là Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước mà không bao gồm Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là chưa phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật và đòi hỏi của thực tiễn công tác thanh tra chuyên ngành y tế

Đối với pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế. - Hình thức thanh tra.

Luật Thanh tra năm 2010 quy định hình thức thanh tra bao gồm thanh

tra thường xuyên, thanh tra theo kế hoạch và thanh đột xuất. Theo Luật Thanh

tra năm 2010, “Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng,

ngành” [18]. Tuy nhiên Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm

2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng

thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành chỉ quy định về

hình thức thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất và đến nay cũng chưa

có quy định cụ thể về hoạt động thanh tra thường xuyên để các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tổ chức thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra và gửi kế hoạch thanh tra.

Mặc dù việc lập và gửi kế hoạch thanh tra đã được quy định tại Luật

Thanh tra năm 2010: “Chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hằng năm, Tổng Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng

chương trình thanh tra. Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm xem xét, phê

duyệt Định hướng chương trình thanh tra chậm nhất vào ngày 30 tháng 10

hàng năm” [18], “…Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, Tổng

Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng Kế hoạch thanh tra cấp mình” [18]. Trong khi đó, tại Điều 39 Nghị định 07/2012/NĐ-

CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra

chuyên ngành quy định:“Chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hằng năm, Tổng cục, Cục thuộc Bộ căn cứ vào hướng dẫn của Thanh tra Bộ và yêu cầu công tác quản lý của mình có trách nhiệm gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ” [7]. Như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vậy, Thanh tra Bộ không có thời gian nghiên cứu định hướng chương trình thanh tra của Chính phủ, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ để hướng dẫn Tổng cục, Cục thuộc Bộ xây dựng Kế hoạch thanh tra, các Tổng cục, Cục thuộc bộ cũng không có thời gian nghiên cứu để xây dựng Kế hoạch thanh tra của mình cho phù hợp với Định hướng chương trình thanh tra và Kế hoạch thanh tra của Chính phủ.

Tương tựnhư vậy, đối với việc lập kế hoạch thanh tra của các Chi cục thuộc Sở, Thanh tra Sở cũng không có thời gian nghiên cứu định hướng

chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra của tỉnh và hướng dẫn xây dựng kế

hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh đểhướng dẫn các Chi cục thuộc Sở trong xây dựng kế hoạch thanh tra. Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế

hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm” [18]. Trong khi

đó Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định: “Chậm nhất vào ngày 20 tháng 11

hàng năm, Chi cục thuộc Sở căn cứ vào hướng dẫn của Thanh tra Sở và yêu

cầu công tác quản lý của mình có trách nhiệm gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra Sởđể tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở” [7].

Tiếp đó, theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định

07/2012/NĐ-CP, kế hoạch thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra và

cơ quan, tổ chức có liên quan. Quy định này thể hiện tính công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động thanh tra. Tuy nhiên vẫn tồn tại điểm chưa phù

hợp đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành. Chẳng hạn, đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế về các lĩnh vực y, dược, đôi khi đối tượng thanh tra ở đây chỉ xác định được là loại hình đối tượng, hoạt động trên phạm vi nhất định xuất phát từ việc bên cạnh những cơ sở hành nghềđã được cấp phép hoạt động, thực tế vẫn tồn tại nhiều cơ sở hoạt động khi chưa được cơ quan có

thẩm quyền cấp phép dẫn đến việc không xác định được cụ thểđịa điểm hoạt

động của cơ sở.

- Xây dựng đềcương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.

Theo quy định của Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm

2014 của Thanh tra Chính phủQuy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra quy định trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng đề cương báo cáo và gửi cho

đối tượng thanh tra ít nhất trước 05 ngày tính đến ngày công bố quyết định. Quy định này có điểm chưa phù hợp với hoạt động thanh tra chuyên ngành. Hoạt động của đoàn thanh tra chuyên ngành nhiều khi cần có tính bất ngờ, bí mật thông tin để đánh giá đúng thực trạng của đối tượng thanh tra, kịp thời

ngăn chặn, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm, tránh đểđối tượng thanh tra biết và tìm cách tẩu tán hàng hóa vi phạm hoặc tìm cách chống đối hoạt động của

đoàn thanh tra(Chẳng hạn thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật

dược, an toàn thực phẩm, mỹ phẩm…). Tiếp đó trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, nhiều khi đối tượng thanh tra là các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, phạm vi thanh tra với các cơ sở này không lớn. Vì vậy việc xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo có lúc còn chưa phù hợp.

Bên cạnh những vướng mắc nêu trên, hoạt động thanh tra chuyên ngành cũng còn vướng mắc trong thực hiện các quy định pháp luật về một số

trình tự, thủ tục và hoạt động khác trong hoạt động đoàn thanh tra chuyên ngành. Ví dụnhư việc sử dụng con dấu trong đoàn thanh tra, công bố kết luận thanh tra,....

2.2. Thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 49 - 57)