Thực tiễn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 57 - 61)

địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015.

Từ năm 2011-2015 là thời điểm sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 46- NQ/TW ngày 03/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác Bảo vệ, Chăm sóc và

nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Sở Y tế đã chủ động tham

mưu với tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh kịp thời phối hợp với các cấp, các ngành,

đoàn thể tổ chức triển khai các nhiệm vụ nhằm huy động toàn xã hội cùng tham gia. Từng bước hoàn thiện hệ thống y tế, đẩy mạnh xã hóa, huy động các nguồn lực tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích kêu gọi đầu tư và phát triển các loại

hình y tế tư nhân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát chuyên ngành nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, năng lực chuyên môn nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và vùng lân cận, đặc biệt các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em...hệ thống y tế của tình được củng cố và phát triển phù hợp với điều kiện địa phương.

Phòng y tếđược thành lập tại 6/6 huyện/thành phố. Tất cả 116/116 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trạm y tế xã có đủ biên chế theo Quyết định 58/TTg của Thủtướng Chính phủ, sắp xếp thu gọn các phòng khám đa khoa khu vực. Hiện nay Sở Y tế có 24 đầu mối (trong đó có 11 bệnh viện; tuyến tỉnh có 01 bệnh

viện đa khoa, 05 bệnh chuyên khoa; tuyến huyện có 05 bệnh viện đa khoa

thuộc Trung tâm Y tế huyện với tổng số giường bệnh 1640 ); 100% thôn xóm, tổ dân phố có nhân viên y tế; 92,24% số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, trung cấp dược; 94,8% trạm y tế có lương y hoặc y sỹ y học cổ truyền; 86/116 trạm y tế có bác sỹ(đạt tỷ lệ 74,1%). Hiện nay ngành Y tế có 2.376 cán bộ công chức, viên chức, người lao động theo quyết định 58/TTG, trong đó:

Bác sỹ là 483 (02 tiến sỹ y khoa, thạc sỹ 40, bác sỹ chuyên khoa II là 14, Bác sỹ

chuyên khoa I là 144, Bác sỹ là 283 ) đạt tỷ lệ 6,3 bác sỹ/ 10.000 dân (năm

2005 là 5,1- năm 2010 là 5,9). Dược sỹ đại học: 23 (Thạc sỹ là 2, dược sỹ

chuyên khoa II là 1, Dược sỹchuyên khoa I là 5, dược sỹ đại học là 15)đạt tỷ

lệ0,3 Dược sỹđại học/10.000 dân (năm 2005:0,24; năm 2010:0,3).

Sở Y tế coi trọng công tác nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ,

nhân viên. Đặc biệt quan tâm đào tạo bác sỹ cho tuyến xã. Phối hợp với các

giáo sư chuyên khoa đầu ngành tuyến Trung ương, chuyên gia nước ngoài về

trực tiếp phẫu thuật, chuyển giao công nghệvà đào tạo tại chỗ về chuyên môn kỹ thuật theo phương thức cầm tay chỉ việc cho đội ngũ cán bộ tuyến tỉnh. Cán bộ chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện tuyến trên xuống giúp đỡ tuyến

quản lý. Sở Y tế tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, 100% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Một số bệnh viện liên doanh, liên kết các tổ chức, cá nhân đầu tư trang thiết bị hiện đại và thực hiện tốt “Chuẩn Quốc gia về y tế xã“.

Công tác khám chữa bệnh: Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao, công tác khám chữa bệnh theo yêu cầu được chú trọng. Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo thưc hiện mở rộng từ

tỉnh đến tram y tế xã, phường, thị trấn, quyền lợi cho đối tượng được đảm bảo. Viêc quản lý sử dụng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em

dưới 6 tuổi được thực hiện đúng qui định. Hiện nay 100% trẻem dưới 6 tuổi

được khám và chữa bệnh miễn phí tại cơ sở y tế công lập. Toàn tỉnh có 100%=116/116 trạm y tế xã, phường thị trấn thực hiện khám, chữa bệnh cho

người có bảo hiểm y tế. Việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc trong khám và điều trị bệnh được coi trọng và phát triển từ tỉnh đến cơ sở. Hiện nay tỉnh có 189 cơ sở hành nghề y dược cổ truyền tư nhân góp phần bảo tồn và phát huy y học cổ truyền và y học hiện đại để xây dựng nền y học hiệu quả, an toàn bền vững.

Công tác y tế dự phòng và An toàn vệ sinh thực phẩm: Triển khai kịp thời ngăn chặn, bao vây, khống chế phòng ngừa và dập tắt các ổ dịch lớn như:

Dịch do Vi rút cúm A (H5N1), H7N1, H7N9, dịch SARS, viêm đường hô hấp cấp, dịch tiêu chảy, dịch sởi, dịch tay chân miệng, dịch bệnh mới phát sinh

theo mùa.. 5 năm liền trên địa bàn tỉnh không có dịch lớn xảy ra. Thực hiện có hiệu quảcao chương trình tiêm chủng mở rộng hàng năm; trung binhg các năm đạt từ 96% đến 98%, năm 2015 đạt tiêm chủng 99,9 %. Hàng năm thực hiện tốt việc giám sát chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Duy trì thường xuyên các hoạt động thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, cửa hàng ăn uống,

thức ăn đường phố trên địa bàn. Hàng năm hưởng ứng tốt tháng hành động “Vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm”. Nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh không có vụ ngộ độc thức ăn lớn xảy ra không có ca tử vong do ngộ độc thực phẩm.

Công tác phòng chống bệnh xã hội: Các chương trình mục tiêu phòng chống các bệnh xã hội như bệnh phong, lao, tâm thần...được triển khai kịp thời và hoạt động có nề nếp, chất lượng. Đã chủ động phát hiện, quản lý,

chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng và điều trị tại viện; thực hiện tốt việc phòng chống tàn tật cho bệnh nhân phong. Hạn chế gia tăng bệnh nhân HIV/AIDS. Phát hiện kịp thời bệnh nhân lao mới đưa vào quản lý, giảm tỷ lệ

tử vong. Quản lý tốt bệnh nhân mắc bệnh xã hội. Tổ chức thăm khám, điều trị

bệnh về mắt, mổ giải phóng mù lòa cho nhân dân tại cộng đồng và tại bệnh viện an tòan, chất lượng.

Công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản và bảo vệ bà mẹ trẻ em: Các

chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm triển khai vượt kế hoạch, duy trì chất lượng các dịch vụ, tỷ lệ tai biến sản khoa, tử vong bà mẹ, trẻem năm sau

giảm hơn năm trước, đảm bảo không có uốn ván sơ sinh. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đạt hiệu quả cao, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy

dinh dưỡng giảm từ22% năm 2005 xuống 13% năm 2015.

Công tác Dược, quản lý thuốc vàxã hội hóa y tế: Cung ứng kịp thời thuốc

nhất là thuốc thiết yêu phục vụ nhu cầu trên địa bàn. Các cơ sở hành nghềdược tư

nhân ngày một phát triển với nhiều hình thức: Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp, nhà thuốc, đại lý...tạo sự da dạng cho mạng lưới sản xuất và cung cấp thuốc. Toàn tỉnh có 362 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, 116 tủ thuốc trạm y tế. Ngành y tế chủ động khuyến khích đầu tư cho y tế theo hướng xã hội hóa. Mạng lưới y tế ngoài công lập phát triến đa dạng, toàn tỉnh có 302 cơ sở hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân, trong đó có: 15 phòng khám đa khoa, 47 phòng

khám chuyên khoa, 01 nhà hộ sinh; 32 cơ sở dịch vụ, 18 phòng khám chuyên khoa nội, 189 phòng chẩn trị y học cổ truyền; 362 cơ sở hành nghềdược tư nhân, trong đó 15 công ty dược, 275 quầy thuốc, 48 đại lý dược, 24 nhà thuốc...

Giai đoạn 2011-2015 công tác Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã

đạt được kết quảđáng trân trọng, tuy nhiên, bên cạnh những kết quảđạt được vẫn còn những tồn tại nhất định như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

khám chữa bệnh đã được đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ cán bộ y tế

còn hạn chế cả về sốlượng và chất lượng, vướng mắc trong tổ chức thực hiện,

công tác môi trường y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm còn gây bức xúc trong

nhân dân. Để tiếp tục phát huy những kết quảđạt được, khắc phục những tồn tại, trong thời gian tới cần phải tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý

nhà nước về y tế, trong đó, đặc biệt là phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của công tác thanh tra chuyên ngành y tế, bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tếtrên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 57 - 61)