Quy định của pháp luật về thanhtra chuyên ngàn hy tế, thanhtra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 37 - 49)

tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam.

Quy định chung về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế.

- Luật Thanh tra số56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010.

- Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủQuy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Thanh tra.

- Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên

ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

- Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủQuy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

- Nghị định số 92/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 16 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21

tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

- Nghị định số 77/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Chính phủquy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế, được thay thế bởi Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về Tổ

- Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và

trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi bổsung năm 2008) được thay thế bởiLuật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20

tháng 6 năm 2012.

- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủQuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành y tế theo các lĩnh vực.

- Quyết định số 40/2007/QĐ-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy trình và danh mục thanh tra hành nghề y tư nhân.

- Quyết định số 4625/QĐ-BYT ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy trình thanh tra mỹ phẩm.

- Quyết định số 4308/QĐ-BYT ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy trình thanh tra trang thiết bị y tế.

- Quyết định 5026/QĐ-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2009 về việc Ban

hành Hướng dẫn quy trình thanh tra Dược; Quyết định số 2188/QĐ-BYT

ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành sửa đổi, bổ sung quy trình thanh tra Dược.

- Quyết định số 903/QĐ-BYT ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy trình thanh tra đấu thầu và cung ứng thuốc trong cơ sở y tế công lập.

- Quyết định số 3745/QĐ-BYT ngày 03 tháng 10 năm 2012 về Ban hành quy trình và nội dung thanh tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Quyết định số 277/QĐ-SYT ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Ban hành Quy trình thanh tra về quản lý chất thải y tế.

- Các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định về tổ chức thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam.

Hiện nay, theo Luật Thanh tra năm 2010, cơ quan thanh tra nhà nước

và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hầu hết

đều chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đối với công tác thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan thanh tra nhà nước về y tế

(Thanh tra Sở Y tế) và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra

chuyên ngành y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế

hoạch hóa gia đình) chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Sở

Y tế. Việc đánh giá thực tiễn tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam cần thiết phải xem xét chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế

a. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở

Y tế.

Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế

tỉnh Hà Nam được quy định tại Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Hà Nam. Cụ thể:

Vị trí, chức năng.

Sở Y tế tỉnh Hà Nam (Sau đây gọi là Sở Y tế)là cơ quan chuyên môn

tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ

nhân dân, gồm: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế, dân số, bảo hiểm y tế.

Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Nhiệm vụ, quyền hạn.

Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh: Dự thảo quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch mạng lưới các cơ sở y tế; kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; Đề án,

Chương trình phát triển y tế, cải cách hành chính và phân cấp quản lý, xã hội hoá trong lĩnh vực y tếởđịa phương; dự thảo các Quyết định, Chỉ thị, văn bản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực y tế; dự thảo quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục trực thuộc Sở; quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị

thuộc Sở Y tế; Trưởng và Phó trưởng Phòng Y tế.

Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thểcác đơn vị thuộc Sở Y tếtheo quy định của pháp luật; các quyết

định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực y tế. Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Y tế với Uỷ

ban nhân dân cấp huyện, Phòng Y tế và các đơn vị có liên quan trên địa bàn

và các chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong phòng dịch bệnh ởđịa phương.

Ngoài ra, Sở Y tế có nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. chính sách, quy hoạch, đềán, chương trình và các vấn đề khác về y tếsau khi được phê duyệt, tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các nhiệm vụ,

quyền hạn khác trong các lĩnh vực: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; Y dược học cổ truyền; thuốc và mỹ phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, trang thiết bị và công trình y tế; dân số - kế hoạch hóa gia

đình và sức khỏe sinh sản; bảo hiểm y tế; đào tạo nhân lực y tế; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực y tế của

địa phương theo quy định của pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh

vực y tế; chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế đối với Phòng Y tế cấp huyện; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; xây dựng hệ

thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quy định cụ thể chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của các tổ

chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền

lương và chính sách, chếđộ đãi ngộ, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật

đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và

đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụtheo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế; thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh

giao và theo quy định của pháp luật.

Tổ chức bộ máy.

Tổ chức bộ máy của ngành y tế tỉnh Hà Nam được thể hiện theo Quyết

định số 725/2008/QĐ-UBND. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có sự sắp xếp lại về tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh nên tính đến hết năm 2015, tổ chức bộ máy của ngành y tế tỉnh Hà Nam thể hiện như sau:

34

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy ngành y tế tỉnh Hà Nam.

Sở Y tế Chi cục DS- KHHGĐ Chi cục ATVSTP 1. Bệnh viện đa khoa tỉnh. 2. Bệnh viện Mắt. 3. Bệnh viện Tâm thần. 4. Bệnh viện Y học cổ truyền. 5. Bệnh viện Lao và bệnh phổi. 6. Bệnh viện Phong. 1. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

2. Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh.

3. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe.

4. Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ

Phẩm - Thực phẩm. 5. Trung tâm Pháp y.

6. Trung tâm Giám định y khoa.

7. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS.

1. Trung tâm Y tế huyện Kim Bảng. 2. Trung tâm Y tế huyện Duy Tiên. 3. Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm. 4. Trung tâm Y tế huyện Bình Lục. 5. Trung tâm Y tế huyện Lý Nhân. 6. Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý. Phòng Y tế Trạm Y tế Y tế thôn Trường Cao đẳng y tế Chú thích: Chỉđạo về tổ chức và hoạt động. Chỉđạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. 1. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Kim Bảng.

2. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Duy Tiên. 3. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thanh Liêm. 4. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Bình Lục. 5. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Lý Nhân. 6. Trung tâm DS-KHHGĐ thành phố Phủ Lý.

b. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với công tác thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Y tế.

Vị trí, chức năng.

Thanh tra Sở Y tế tỉnh Hà Nam (Sau đây gọi là Thanh tra Sở) là cơ

quan của Sở Y tế, chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở, chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn.

Theo quy định hiện hành của pháp luật, Thanh tra Sở có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về

chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở.

- Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra y tế hàng năm theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ Y tế và Thanh tra tỉnh trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt; định

hướng các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

thuộc Sở Y tế xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương

trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra

chuyên ngành thuộc sở. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở.

- Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra. Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan

được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.Tổng kết, rút kinh nghiệm về

công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của sở.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết

định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.

- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng

thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạnđối với công tác thanh tra chuyên ngành của Chánh Thanh tra Sở.

Theo quy định hiện hành của pháp luật, Chánh Thanh tra Sở có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở; lãnh đạo Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

- Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi được phân cấp quản lý nhà nước của Sở.

- Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về quyết định của mình.

- Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng

phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc Sở giao.

- Yêu cầu thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở tiến hành thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ

quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủtrưởng

cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về quyết định của mình.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương

trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra

chuyên ngành thuốc Sở.

- Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý

nhà nước của Sở.

- Kiến nghị Giám đốc Sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.

- Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết vấn đề về công tác thanh tra, trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 37 - 49)