Thực tiễn tổ chức thanhtra chuyên ngàn hy tết ạit ỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 61 - 113)

2.2.2.1. Tổ chức thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam.

Cơ cấu tổ chức thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam bao gồm hệ

thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế và nhân lực thanh tra chuyên ngành y tế.

- Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế.

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam bao gồm Thanh tra Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn 2011-

2015 chưa tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành.

- Nhân lực thanh tra chuyên ngành y tế.

Trong giai đoạn 2011-2015, do Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, chếđộchính sách đối với công chức được giao thực hiện nhiệm

vụ thanh tra chuyên ngành và tiêu chuẩn, chếđộchính sách đãi ngộđối với cộng tác viên thanh tra y tế, vì vậy cơ quan thực hiện chức năng thanh tra y tế có thẩm quyền chưa có căn cứ để giao công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên

ngành và trưng tập cộng tác viên thanh tra y tế.

Tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong thời gian này, nhân lực tham gia Đoàn Thanh tra là công chức của Phòng Thanh tra, Phòng

Đăng ký và chứng nhận sản phẩm, Phòng Thông tin truyền thông và quản lý ngộ độc thực phẩm.

Bảng 2.1: Công chức tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

Năm Sốlượng Trình độ chuyên môn Nghiệp vụ thanh tra Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học 2011 08 00 03 06 100% 2012 08 00 04 05 100% 2013 09 00 04 05 100% 2014 09 00 05 04 100% 2015 09 00 06 03 100%

Đối với Thanh tra Sở Y tế, trong giai đoạn 2011-2015, nhân lực Thanh tra Sở Y tế không có biến động qua các năm, tổng số nhân lực: 02

người, bao gồm:

Chánh Thanh tra - Bác sỹ Chuyên khoa Cấp 1 - Thanh tra viên Chính. Phó Chánh Thanh tra - Dược sỹ Chuyên khoa Cấp 1 - Thanh tra viên Chính.

Ngoài ra nhân lực thanh tra chuyên ngành y tế giai đoạn 2011-2015 còn có cán bộ, công chức, viên chức thuộc các phòng nghiệp vụ Sở Y tế,

các đơn vị trong ngành được trưng tập tham gia các đoàn thanh tra chuyên

ngành y tế.

2.2.2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức thanh tra chuyên ngành y tế

tỉnh Hà Nam.

a. Ưu điểm.

Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân,

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Bộ Y tế và sự phối hợp của các cơ quan, ban,

ngành, đoàn thể, tổ chức thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng đã thiết lập về cơ bản đảm bảo tổ chức bộ máy, nhân lực thanh tra chuyên ngành y tế theo quy định của pháp luật, hệ thống thanh tra y tế từng bước đươc kiện toàn. Đặc biệt, đội ngũ nhân lực thanh tra chuyên ngành y tế tuy số lượng còn hạn chế nhưng đa phần đều có trình độ

chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm trong công tác thanh tra chuyên ngành y tếvà không ngừng được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Đến hết năm 2015, 100% cán bộ công tác tại cơ quan Thanh tra Sởđạt trình

độ thạc sỹ và tương đương, được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên chính; công chức tham gia các đoàn thanh tra chuyên ngành của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đều có trình độ từĐại học trở lên, trong đó 100% được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra. Đến năm 2015, 6/9 công chức tham gia Đoàn Thanh tra

chuyên ngành đạt trình độ thạc sỹ, chiếm 66%. Đội ngũ cán bộ, công chức các Phòng Nghiệp vụ Sở Y tế, các Phòng Y tế và các đơn vị trong ngành được

trưng tập tham gia đoàn thanh tra đều có trình độ chuyên môn, thâm niên

công tác đáp ứng được yêu cầu của các cuộc thanh tra. Công tác đào tạo, bồi

dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra y tế được quan tâm chú trọng. Để

khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh đào tạo sau đại học, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 08/5/2009 về việc ban hành quy định về chếđộ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, có cơ chế khuyến khích tài chính đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học. Hàng năm, lãnh đạo Sở

Y tế luôn quan tâm chỉđạo, tạo điều kiện các cơ quan, đơn vị trong ngành xây dựng kế hoạch đào tạo, cử cán bộ, công chức, viên chức trong ngành nói chung và cán bộ, công chức cơ quan thực hiện chức năng thanh tra y tế nói

riêng đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị - hành chính. Bên cạnh đó, công tác hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành cũng được quan tâm chú trọng kết hợp với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm do Bộ Y tế tổ chức giúp cho nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của cán bộ, công chức cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế

không ngừng được củng cố và nâng cao.Những kết quảđạt được trong công tác tổ chức thanh tra chuyên ngành y tếđã tạo nền móng cho hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế, là nền tảng cơ bản để cơ quan thực hiện chức năng

thanh tra y tế tỉnh Hà Nam phát huy ngày càng tốt hơn nữa vị trí, vai trò của mình trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế, phục vụ

b. Tồn tại, hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định:

Một là, biên chế của cơ quan Thanh tra Sở Y tế hiện nay quá hạn hẹp.Theo Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, chức năng nhiệm vụ của Thanh tra Sở chủ yếu trên các lĩnh

vực thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và phòng chống tham nhũng.... Nghị định

21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ Quy định về

quản lý biên chế quy định một trong những căn cứ để xác định biên chế

công chức là: “Vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm

quyền quy định”. Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm

2014 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tếđã quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền trong kiện toàn tổ chức, biên chếđối với cơ quan thanh tra nhà nước về y tế. Từ năm 2011 đến năm 2015, biên

chế được cấp có thẩm quyền giao và thực trạng nhân lực của cơ quan

Thanh tra Sở Y tếlà 02 người. Trong điều kiện biên chế như vậy, Thanh tra Sở rất khó khăn trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, đặc biệt là trong hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế. Trong khi đó, việc trưng tập và sử

dụng cộng tác viên thanh tra y tế còn bất cập. Như đã phân tích tại chương

II, Bộ Y tế hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn, việc trưng

tập và chếđộ đãi ngộđối với cộng tác viên thanh tra. Mặt khác, Quyết định thanh tra chuyên ngành y tế trong giai đoạn 2011-2015 của Sở Y tế tỉnh Hà Nam đều do lãnh đạo Sở ban hành. Vì vậy, đối tượng được trưng tập mặc

dù đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của cộng tác viên thanh tra tuy nhiên cũng sẽ không được xem là cộng tác viên thanh tra. Từ đó không đảm bảo chế độ, chính sách để khuyến khích, động viên họtrong công tác thanh tra

chuyên ngành y tế. Bên cạnh đó, khi tiến hành một cuộc thanh tra, Thanh tra Sở không đủ biên chếđể chủ động tiến hành thanh tra mà luôn cần tham

mưu cho lãnh đạo Sở trưng tập nhân lực có đủđiều kiện tiêu chuẩn, phù hợp với cuộc thanh tra. Điều này dẫn đến hoạt động thanh tra phải phụ thuộc phần nhiều đối với các cơ quan quản lý nhân lực dự kiến trưng tập. Việc

trưng tập nhân lực cũng tồn tại nhiều bất cập. Chẳng hạn, thông thường đối với nhân lực dự kiến trưng tập tham gia các cuộc thanh tra về hành nghề y,

dược là công chức các Phòng Nghiệp vụ Sở Y tế, hiện nay biên chế các Phòng Nghiệp vụ Sở Y tế còn quá hạn hẹp chỉ từ 2-4 người, việc tham gia

đoàn thanh tra đối với người được trưng tập cũng thiếu tập trung, phân tán trong việc thực hiện nhiệm vụ của đoàn thanh tra do cùng lúc phải thực hiện các nhiệm vụchuyên môn được giao khác.

Tiếp đó, xét trên bình diện chung của việc thực hiện các chức năng

nhiệm vụ khác của Thanh tra Sởnhư thanh tra hành chính, tiếp công dân, thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, phòng chống tham nhũng,... sẽ dẫn đến tình trạng quá tải công việc và phân tán, không tập trung, chuyên môn hóa trong thực hiện nhiệm vụthanh tra chuyên ngành. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Thanh tra Sở phải giải quyết nhiều đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Chỉ riêng nhiệm vụ giải quyết đơn thư như hiện nay, đặc biệt nếu nội dung đơn có nhiều tình tiết phức tạp thì thời gian giải quyết đơn sẽ kéo dài, việc tập trung giải quyết đơn đã chiếm phần nhiều thời gian làm việc của Thanh tra Sở. Tình trạng này dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở có lúc còn bị

hạn chế. Ngược lại, đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Hai là, xuất phát từ hạn chế trong việc chậm ban hành quy định vềđiều kiện, tiêu chuẩn công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế dẫn đến tình trạng tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Chi

cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chưa giao công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, chưa đảm bảo thực hiện chếđộchính sách để khuyến

khích, động viên nhân lực tham gia công tác thanh tra chuyên ngành y tế cũng như đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thanh tra chuyên

ngành theo quy định của pháp luật.

Ba là, mặc dù tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy

định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và

hoạt động thanh tra chuyên ngành đã quy định Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa

gia đình thuộc Sở Y tế là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra

chuyên ngành. Tuy nhiên đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hà Nam vẫn được thực hiện theo

Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2008 Hướng dẫn chức

năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở địa phương và chưa có quy định về phòng tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành cũng như chưa thực hiện lồng ghép phân công nhiệm vụ về

công tác thanh tra chuyên ngành cho phòng thuộc Chi cục để tham mưu, đề

xuất và tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành.

Bốn là, mặc dù Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm

2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế, Điều 30 quy

định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Điều 31 quy định của trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế trong việc lãnh đạo, chỉđạo việc thực hiện kiện toàn về cơ cấu tổ chức biên chế, kinh phí hoạt động, trang thiết bị cơ sở

vật chất của Thanh tra Sở Y tế. Tuy nhiên trên thực tế mặc dù đã được sự

quan tâm của cấp có thẩm quyền nhưng việc tạo điều kiện về kinh phí hoạt

động và trang thiết bịcơ sở vật chất vẫn còn những khó khăn nhất định.

Năm là, Nghị định 122/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế, Điều 30 về

trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, khoản 2 quy định: “Ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra Sở Y tếvà các cơ quan công

an, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành khác, Ủy ban nhân dân các

cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan về lĩnh vực y tế trên địa bàn” [8]. Tuy

nhiên cho đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam vẫn chưa ban hành quy chế

phối hợp như được giao tại Nghị định 122/2014/NĐ-CP.Việc thiếu quy chế

phối hợp hoạt động giữa Thanh tra Sở với các bên có liên quan đã dẫn đến nhiều bất cập trong thực tiễn hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế.

2.2.3. Thực tiễn hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế tại tỉnh

Hà Nam.

2.2.3.1. Kết quả hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế trên địa bàn

tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015 qua các năm.

Thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế,

cơ quan thực hiện chức năng thanh tra y tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật chuyên ngành, quy định chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngành như sau:

Năm 2011

Trong năm 2011, Sở Y tế tỉnh Hà Nam đã tiến hành thanh tra đối với 119 cơ sở, phát hiện và xử lý 22 cơ sở sai phạm (Trong đó cảnh cáo 02 trường hợp, phạt tiền 20 trường hợp, số tiền phạt 30.000.000 đồng) trên các lĩnh vực Y; Dược, Mỹ phẩm, Trang thiết bị y tế và An toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với lĩnh vực Y.

- Tổng sốcơ sởđược thanh tra là 12 cơ sở.

- Sốcơ sở vi phạm và đã bị xử lý là 03 cơ sở.(Chiếm tỉ lệ 25 %)

Trong đó:

+ Phạt tiền: 03 trường hợp. + Số tiền phạt: 5.000.000 đồng.

Đối với lĩnh vực Dược, Mỹ phẩm, Trang thiết bị y tế.

- Tổng sốcơ sởđược thanh tra là 25 cơ sở. - Sốcơ sở vi phạm và đã bị xử lý: 07 cơ sở Trong đó: + Cảnh cáo: 00 trường hợp. + Phat tiền: 07 cơ sở. + Số tiền phạt: 12.000.000 đồng. Đối với lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm

- Tổng sốcơ sởđược thanh tra: 82 cơ sở.

- Số cơ sở vi phạm và đã bị xử lý: 12 cơ sở. (Chiếm tỉ lệ 14,6 %) Trong đó: + Cảnh cáo: 02 trường hợp. + Phạt tiền: 10 trường hợp. + Số tiền phạt: 13.000.000 đồng. Năm 2012

Trong năm 2012, Sở Y tế tỉnh Hà Nam đã tiến hành thanh tra đối với

105 cơ sở, phát hiện và xử lý 12 cơ sở sai phạm (Trong đó cảnh cáo 01

trường hợp, phạt tiền 11 trường hợp, số tiền phạt 22.000.000 đồng) trên các lĩnh vực Y; Dược, Mỹ phẩm, Trang thiết bị y tế và An toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với lĩnh vực Y.

- Tổng sốcơ sởđược thanh tra là 08 cơ sở.

- Sốcơ sở vi phạm và đã bị xử lý là 01 cơ sở.(Chiếm tỉ lệ 12,5 %)

Trong đó:

+ Cảnh cáo: 00 trường hợp. + Phạt tiền: 01 trường hợp.

+ Số tiền phạt: 3.000.000 đồng.

Đối với lĩnh vực Dược, Mỹ phẩm, Trang thiết bị y tế.

- Tổng sốcơ sởđược thanh tra là 21 cơ sở. (Bằng 84% của năm 2011)

- Sốcơ sở vi phạm và đã bị xử lý: 03 cơ sở.(Chiếm tỉ lệ 14,3%) Trong đó: + Cảnh cáo: 00 trường hợp. + Phat tiền: 03 cơ sở. + Số tiền phạt: 8.000.000 đồng. Đối với lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tổng sốcơ sởđược thanh tra: 76 cơ sở.

- Sốcơ sở có vi phạm và đã bị xử lý: 08 cơ sở. (Chiếm tỉ lệ 10,5%)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế từ thực tiễn tỉnh hà nam (Trang 61 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)