2025, TẦM NHÌN 2030
3.1.1. Chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Lạc đến năm 2025
3.1. Định hướng hoàn thiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủyban nhân dân huyện Tân Lạc đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ban nhân dân huyện Tân Lạc đến năm 2025, tầm nhìn 2030
3.1.1. Chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Lạc đếnnăm 2025 năm 2025
Thứ nhất, phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp thâm canh, chuyên canh cao, phát triển bền vững:
Khuyến khích nông dân tiến hành dồn điền, đổi thửa ở những địa bàn thuận lợi, nhằm tạo điều kiện cho nông dân tập trung đất đai để thực hiện cơ khí hoá các khâu sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Từng bước tăng cường xúc tiến thương mại, tiến tới xây dựng vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất trồng trọt hàng hóa tập trung.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển và nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp:
Tích cực xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp. Khuyến khích người dân và các dự án đầu tư phát triển trồng rừng; nhân rộng các mô hình nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập khu vực nông thôn.
Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện Pháp lệnh bảo vệ rừng; triển khai trồng rừng sản xuất sau thu hoạch, trồng rừng sản xuất theo Dự án bảo vệ và phát triển rừng bền vững huyện Tân Lạc giai đoạn 2020-2025; vận động nhân dân làm giàu rừng, phát triển nghề rừng.
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động các ngành Dịch vụ - Thương mại - Du lịch: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động các ngành dịch vụ như Công nghệ thông tin, Bưu chính viễn thông, Vận tải, Bảo hiểm… nhằm đáp ứng
thông tin phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, lưu thông hàng hoá của nhân dân trong huyện.
Hoàn thành dự án Chợ thị trấn Mường Khến, phát huy vai trò là trung tâm thương mại của huyện tại thị trấn Mường Khến, cải tạo, nâng cấp các chợ đầu mối tại các xã và trung tâm cụm xã để phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để thành phần kinh tế hộ phát triển dịch vụ bán buôn và bán lẻ trên địa bàn.
Kêu gọi đầu tư, thu hút các nguồn lực để triển khai xây dựng hạ tầng các điểm di tích đã dược xếp hạng và đã được phê duyệt chủ trương (hạ tầng đường lên Động Nam Sơn; Hạ tầng Hang Bụt, thị trấn Mường Khến...); Tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin về lễ hội Khai hạ Mường Bi, các di tích đã đưa vào hoạt động (Miếu thờ xóm Lũy; Làng Mường cổ xóm Ải xã Phong Phú; Động thác Bờ xã Suối Hoa...); về các danh lam thắng cảnh, về bản sắc văn hoá dân tộc Mường để thu hút khách du lịch về với Tân Lạc.
Thư tư, bảo đảm nguồn tài chính phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội:
Tích cực xây dựng các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, có các giải pháp chống thất thu, ổn định định mức chi, quản lý tốt thu, chi theo luật ngân sách Nhà nước. Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Tăng cường các hình thức huy động vốn, đổi mới đa dạng hoá các hình thức cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và tư nhân để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ năm, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục theo Nghị quyết của Huyện uỷ khoá XXIII. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị trường học đặc biệt là ưu tiên cho cấp học Mầm non; huy động mọi nguồn lực duy trì các trường đạt chuẩn Quốc gia và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
Khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập và công tác chăm sóc sức khoẻ tại gia đình, phát hiện và kịp thời khống chế các dịch bệnh nguy hiểm, kiểm soát chặt chẽ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh hoạt động, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình.
Thứ sáu, phát triển Văn hoá, Thể dục thể thao, Phát thanh - Truyền hình. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, giữ gìn, phát huy, phát triển nét độc đáo của văn hoá dân tộc Mường, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới, đấu tranh, ngăn ngừa có hiệu quả văn hoá phẩm độc hại. Tích cực xây dựng phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài để có vận động viên thành tích cao.
Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa hiện có; phát huy các mô hình trường học có đời sống văn hóa tốt; các chợ, bệnh viện văn minh.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cổ động cho các ngày lễ lớn với các nội dung, hình thức đa dạng, phong phú; Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch.
Thứ bảy, Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội: Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, các chương trình, mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, triển khai đồng bộ và kịp thời chính sách hỗ trợ người nghèo để khuyến khích hộ nghèo vươn lên làm giàu hợp pháp, tổ chức tốt các hoạt động cứu trợ, đền ơn đáp nghĩa nhằm đảm bảo cho các đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân cùng địa bàn cư trú.
Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo dạy nghề, nguồn lao động sau đào tạo và tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động từ từ lĩnh vực
nông nghiệp sang lĩnh vực công thương nghiệp, dịch vụ thông qua công tác đào tạo dạy nghề giúp người lao động có việc làm ổn định.
3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Lạc đến năm 2025
Thứ nhất, chú trọng khai thác thị trường khách du lịch nội địa là thị trường truyền thống, tập trung các đối tượng khách du lịch tìm hiểu văn hóa, khách du lịch nghỉ dưỡng sinh thái vùng núi, khách yêu thích du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa truyền thống dân tộc miền núi cao; khách yêu thích trải nghiệm cuộc sống mới, gắn liền với các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp...
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy định của Nhà nước về du lịch nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch; xây dựng nếp sống văn minh, cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch cộng đồng Tân Lạc thông qua các chương trình xúc tiến, quảng bá có tính chất chuyên nghiệp, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền theo các kênh khác nhau để phản ánh, giới thiệu về du lịch cộng đồng Tân Lạc, xác định du lịch cộng đồng là sản phẩm chủ lực mang tính đặc thù.
Thứ ba, chú trọng công tác nghiên cứu thị trường để xác định các thị trường tiềm năng, thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu làm cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách và xây dựng các chương trình xúc tiến phù hợp với từng thị trường.
Tăng nguồn đầu tư kinh phí, nguồn nhân lực phục vụ công tác quảng bá du lịch một cách chuyên nghiệp; kêu gọi, huy động nguồn lực kinh tế từ các doanh nghiệp, tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành, các lĩnh vực khác có liên quan trong và ngoài nước tập trung cho công tác quảng bá du lịch cho du lịch cộng đồng tại huyện Tân Lạc
Thứ tư, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư các dự án phát triển hạ tầng phục vụ dân sinh và phát triển du lịch như: Hạ tầng giao thông đường bộ kết nối với các điểm du lịch liên vùng... xây dựng các bãi đỗ xe, khu tiếp đón ở các điểm du lịch cộng đồng có tiềm năng phát triển nổi trội.
Đảm bảo nguồn điện lưới ổn định đặc biệt, nước sạch cho các điểm du lịch cộng đồng; đảm bảo các dịch vụ viễn thông, internet phục vụ khách du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch; hệ thống xử lý rác và vệ sinh môi trường...
Hỗ trợ cộng đồng các trang thiết bị cơ bản về vật chất kỹ thuật du lịch, tạo tiền đề để phục vụ khách du lịch ban đầu; đầu tư khôi phục và bảo tồn giá trị tài nguyên nhân văn, tài nguyên phi vật thể của cộng đồng dân tộc địa phương phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
Thứ năm, xây dựng và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ về vay vốn, lãi suất, thuế, đất đai để đầu tư cơ sở vật chất phát triển mạnh nghề truyền thống, cơ sở trưng bày sản phẩm lưu niệm, đặc sản; đầu tư phương tiện vận chuyển khách du lịch phù hợp với hình thức du lịch cộng đồng tại Tân Lạc; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Lạc.