2025, TẦM NHÌN 2030
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các biện pháp được xác định khi xây dựng Đề
đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc
3.2.1.1. Giải pháp về hoàn thiện biện pháp xây dựng bộ máy và phân công trách nhiệm thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc
Bố trí, sắp xếp lại bộ máy tổ chức thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc theo hướng tinh gọn, hiệu quả: Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị để đảm bảo đáp ứng yêu cầu bộ máy tổ chức thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban
nhân dân huyện Tân Lạc trong giai đoạn mới, thực hiện quản lý có hiệu quả.
Thành lập Ban Quản lý các điểm du lịch cộng đồng cấp huyện quản lý, chỉ đạo các điểm du lịch cộng động trên địa bàn. Các đề án, dự án phát triển các khu du lịch, công trình quan trọng cần sự vào cuộc, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo du lịch huyện.
Khẩn trương sắp xếp và ổn định tổ chức bộ máy tổ chức thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển DLCĐ. Vấn đề cần quan tâm là việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn liền với sắp xếp nhân sự, khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém về bộ máy và cán bộ tổ chức thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc trong thời gian qua để đảm bảo được tính kế thừa, QLNN về du lịch không bị gián đoạn và phát huy toàn bộ thế mạnh, vai trò của ngành DLCĐ trong thời gian tới.
Bộ máy quản lý tổ chức thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc phải thực hiện tốt hoạch định chiến lược, lập các chương trình phát triển, các kế hoạch và dự án phát triển DLCĐ; phải là người phối hợp với các cấp, các ngành triển khai các hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao, phải thường xuyên tuyên truyền, quảng bá xúc tiến DL, giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của DLCĐ và trách nhiệm đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển DLCĐ của huyện.
3.2.1.2. Hoàn thiện biện pháp thực hiện mục tiêu của Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Lạc của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc
a) Đối với mục tiêu kinh tế:
Triển khai điều tra tài nguyên du lịch cộng đồng để xây dựng quy hoạch mạng lưới du lịch cộng đồng trên phạm vi toàn huyện và bổ sung vào quy hoạch du lịch của tỉnh, liên kết với khu vực lân cận. Lồng ghép kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Triển khai thực hiện quản lý theo quy hoạch; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản hướng dẫn thực hiện các quy phạm pháp luật để tập trung thu hút đầu tư có trọng điểm, có định hướng, tạo sản phẩm đặc trưng cho từng khu vực. Thúc đẩy
hình thành mô hình liên kết giữa công ty du lịch, công ty thương mại xuất khẩu các sản phẩm nghề với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là mô hình kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Xây dựng và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các điểm xây dựng mô hình thí điểm về du lịch cộng đồng, các khu vực có ưu thế phát triển du lịch cộng đồng; tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng; ưu tiên đầu tư cho các địa bàn trong diện nghèo đói mà cộng đồng dân cư có nguyện vọng làm du lịch; địa bàn vùng sâu, vùng xa có ưu thế phát triển du lịch cộng đồng như xóm nghề, tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, truyền thống văn hóa dân tộc mang tính đặc thù.
Thực hiện các cơ chế chính sách được cấp có thẩm quyền quy định để khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương, tiêu thụ sản phẩm trực tiếp từ cộng đồng, cơ chế phân chia lợi nhuận hợp lý từ nguồn thu của du lịch cộng đồng.
Hỗ trợ cộng đồng phát triển các dịch vụ như: Vay vốn ưu đãi, được đầu tư ban đầu về hạ tầng du lịch, được hỗ trợ về đào tạo và xúc tiến quảng bá sản phẩm. Đầu tư mở rộng các loại hình dịch vụ giải trí trong cộng đồng, đặc biệt là thủ tục liên quan đến lưu trú tại cộng đồng đối với khách du lịch quốc tế.
Tăng cường huy động nguồn lực tài chính địa phương, chú trọng thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân; tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; thúc đẩy thu hút đầu tư gián tiếp thông qua thị trường vốn. Tạo điều kiện cho cộng đồng được vay vốn ưu đãi với mức cao hơn và thời gian trả nợ dài hơn so với mức quy định hiện nay để họ có đủ điều kiện tham gia làm dịch vụ du lịch.
Đẩy mạnh xã hội hóa du lịch tại các khu vực có đủ điều kiện phát triển du lịch cộng đồng. Tăng cường liên kết để tranh thủ tối đa sự trợ giúp của các tổ chức trong nước và quốc tế, kiều bào nước ngoài đóng góp hỗ trợ dòng tộc xây dựng quê hương…để huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho cộng đồng phát triển dịch vụ du lịch.
Sử dụng một phần kinh phí của các chương trình phát triển hạ tầng, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho phát triển du lịch cộng đồng theo cách thức phù hợp để hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng.
Căn cứ các điều kiện về tài nguyên, khả năng phát triển các dịch vụ du lịch tại địa phương, hướng đến hình thành các sản phẩm du lịch cộng đồng chủ yếu sau:
Nghỉ dưỡng, tham quan cảnh quan thiên nhiên, tham gia sinh hoạt của cộng đồng dân cư, thưởng thức phong cách ẩm thực truyền thống, phục vụ khách du lịch tại gia đình (homestay). Hình thành các điểm sản xuất nghề truyền thống (đồ thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm…) để cung cấp dịch vụ cho khách du lịch trải nghiệm, tham gia sản xuất, mua hàng lưu niệm…Hình thành các điểm mô hình trang trại để khách du lịch tham gia trải nghiệm, thưởng thức sản vật truyền thống. Thành lập các đội biểu diễn các loại hình giải trí dân gian, các loại hình văn hóa nghệ thuật địa phương. Xây dựng các chương trình tour hấp dẫn khách du lịch.
Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về đất đai, mặt bằng kinh doanh, bồi thường giải phóng mặt bằng, miễn, giảm tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực tài chính đầu tư vào các dự án phát triển du lịch, hỗ trợ kinh phí nâng cao kiến thức làm du lịch cho người dân bản địa; hỗ trợ về vốn để người dân làm du lịch. Khuyến khích các hộ kinh doanh lưu trú du lịch hoạt động theo hình thức hộ kinh doanh cá thể; các cá nhân tham gia hoạt động theo hình thức tổ hợp tác.
c) Đối với mục tiêu môi trường:
Có kế hoạch khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường; phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên.
Quan tâm xây dựng môi trường du lịch an toàn và thân thiện, tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư và tuyên truyền ý thức phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương. Bố trí đầy đủ hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải; xây dựng và ban hành các quy định về giữ gìn môi trường tại các điểm du lịch.
3.2.1.3. Giải pháp hoàn thiện biện pháp phối hợp thực hiện Đề án
UBND huyện Tân Lạc cần phát huy vai trò chỉ trì đề án và chỉ đạo sát sao hơn nữa. Việc phân công trách nhiệm cần có kế hoạch cụ thể trong phối hợp triển khai các biện pháp thực hiện Đề án như: Xúc tiến, quảng bá du lịch cộng đồng,
xây dựng môi trường du lịch bền vững, tăng cường đào tạo nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng....
Tăng cường phối hợp hành động liên ngành trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND huyện để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, v.v.
Cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương với chức năng nhiệm vụ không ngừng nâng cao công tác quản lý hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhằm phối kết hợp khai thác tốt các điểm du lịch tại địa phương, giữ gìn bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc thu hút khách du lịch góp phần xây dựng kinh tế xã hội ở địa phương. Chính quyền địa phương giúp đỡ hướng dẫn các xóm bản tổ chức công việc đón tiếp ứng xử với khách; giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như kiến trúc nhà ở, trang phục; giữ gìn bảo vệ môi trường vệ sinh; bảo đảm an ninh trật tự cho khách du lịch, nghiên cứu sưu tầm các truyền thống văn hoá dân tộc tiên tiến đưa vào phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có những ưu đãi về chính sách nhằm thu hút các công ty lữ hành khai thác và liên kết các tour du lịch, đồng thời, đa dạng hóa loại hình dịch vụ như: các hoạt động dưới hình thức tham gia vào một số công đoạn sản xuất/canh tác nông nghiệp; tham quan phong cảnh, con người, văn hóa và lối sống của người dân… để giúp du khách trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân bản địa và khám phá những nét đặc sắc về văn hóa, phong tục, nếp sống nơi đây.
3.2.1.4. Giải pháp hoàn thiện biện pháp tuyên truyền về Đề án
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc với tính chuyên nghiệp ngày càng được nâng cao trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại. Đưa kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch Tân Lạc vào kế hoạch xúc tiến chung của tỉnh và dành nguồn ngân sách tương xứng.
phương thức xúc tiến quảng bá du lịch cụ thể và phù hợp (xây dựng website du lịch; tờ rơi, tập gấp về du lịch; xây dựng phim quảng bá; tham gia hội chợ, các sự kiện; v.v.) và đạt hiệu quả cao nhất. Tranh thủ các cơ hội hỗ trợ của Tỉnh và các doanh nghiệp, cá nhân để tham gia các sự kiện du lịch nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Tân Lạc. Chú trọng tổ chức các điểm thông tin về du lịch Tân Lạc tại các đầu mối hành chính, đơn vị tổ chức sự kiện, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh để nâng cao hiệu quả quảng bá, xúc tiếnĐề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc.
3.2.1.5. Giải pháp hoàn thiện biện pháp kiểm tra tiến độ thực hiện đề án
Cần đẩy mạnh chỉ đạo Thanh tra huyện và Phòng Văn hóa - Thông tin thường xuyên giám sát, kiểm tra tiến đồ thực hiện đề án tại các điểm khai thác du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Lạc.
Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc. cần đi kèm với Kiểm tra kế hoạch phân kỳ đầu tư, phát triển hợp lý cho từng giai đoạn đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên, tiết kiệm vốn đầu tư, cân đối nhu cầu du lịch đảm bảo hiệu quả đầu tư như biện pháp thực hiện đề án đã xác định.
Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng về chấp hành thực hiện các mục tiêu của Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc.
Cần đẩy mạnh kiểm tra tiến độ thực hiện đề án được tiến hành theo phương pháp kiểm tra thường xuyên chuyên ngành với sự phối hợp của các cơ quan thực hiện đề án. Kết quả kiểm tra phải được tổng hợp và báo cáo định kỳ cho UBND huyện Tân Lạc đề có những xem xét chỉ đạo khắc phục điều chỉnh phù hợp.