2025, TẦM NHÌN 2030
3.3.3. Đối với các sở ngành có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao lồng ghép thực hiện phát triển du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc với việc thực hiện các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành mình; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Tân Lạc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động có liên quan đến thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng.
KẾT LUẬN
Du lịch cộng đồng tại huyện Tân Lạc đã phát triển, tuy nhiên tốc độ phát triển chưa cao. Biểu hiện cụ thể là tiềm năng du lịch cộng đồng rất dồi dào nhưng việc phát triển lại chưa mạnh, chưa có nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách; chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng còn thấp; đóng góp từ hoạt động du lịch cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương chưa cao; khách du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là khách du lịch trong nước, khả năng chi tiêu và ngày lưu trú bình quân thấp.v.v... Như vậy, muốn DLCĐ tại huyện Tân Lạc khởi sắc cần có một hướng đi mới mẻ hơn.
Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Lạc của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc có hiệu quả sẽ khuyến khích kinh tế phát triển. Với tinh thần đó, đề tài luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
Một là, Đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Lạc của Ủy Ban nhân dân huyện Tân Lạc.
Hai là, Phân tích, đánh giá Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Lạc của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc, chỉ ra những thành công cơ bản, hạn chế và nguyên nhân.
Ba là, Để khắc phục những hạn chế, đồng thời đáp ứng yêu cầu Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Lạc của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc, cũng như để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2025, luận văn đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Tân Lạc của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc. Đồng thời tác giả cũng nêu một số kiến nghị đến cơ quan quản lý cấp trên để hỗ trợ việc thực hiện giải pháp được thuận lợi và hiệu quả hơn khi áp dụng vào thực tiễn.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, mặc dù bản thân đã có những nỗ lực, cố gắng tìm tòi, học hỏi, tranh thủ sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo ở cơ quan, nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ chuyên môn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả mong nhận được sự cảm thông, ý kiến đóng góp để luận văn có thể được hoàn thiện hơn.
1. Đổ Xuân Hải (2013), Du lịch cộng đồng và phát triển kinh tế nông thôn, Tạp chí Thế giới mới, số 27
2. Hà Thu Huyền (2014), Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
3. Lưu Đức Hải (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại Học Quốc Gia, TP.HCM.
4. Ngô Mai Trang (2004); “Giáo trình Tài nguyên khí hậu”, NXB Hà Nội
5. Ngô Tất Hổ (1998), “Hê thống du lịch lãnh thổ”. NXB Hà Nội 1998 6. Nguyễn Bá Lâm (2012), “Giáo trình Tổng quan về du lịch và phát
triển bền vững,” Khoa Du Lịch, Đại học Kinh doanh và Công nghệ, Hà Nội 7. Nguyễn Minh Đức (2007), “QLNN đối với hoạt động thương mại, du
lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án TS, trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam,” Luận án Tiến sĩ Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Hoàng (2012), “Một số giải pháp quản lý môi trường đối với hoạt động kinh doanh du lịch ở khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ, tập 15, số M1 – 2012. 10. Quốc Hội Nước Cộng hòa XHXN Việt Nam (2017), “Luật Du lịch
2017”, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Raaman Weitz (1983), Kinh tế Phát triển, NXB Công nghiệp, Hà Nội. 12. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoà Bình (2019), “Quy hoạch phát
triển du lịch và quản lý tài nguyên du lịch tỉnh Hòa Bình;” Hòa Bình.
Lý thuyết và vận dụng, NXB Văn hóa Thể thao Hà Nội,
15. Trần Thị Mai (2005), "Du lịch cộng đồng - du lịch sinh thái" , NXB Văn hóa Thể thao Hà Nội.
16. Trịnh Đặng Thanh (2004), “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viên chính tri Quốc gia.TP.HCM
17. UBND Huyện Tân Lạc (2017), “Báo cáo quy hoạch du lịch cộng đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Hòa Bình
18. UBND tỉnh Hoàn Bình (2018), “Quyết định số 1418/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.” Hòa Bình.
19. Võ Hồng Phúc (2007), “Giáo trình quản lý nhà nước”, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
20. Vũ Văn Cường (2014), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa. Luận văn thạc sĩ du lịch, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH ĐỐİ TƯỢNG PHỎNG VẤN
STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
1 Bùi Văn Nhỏ Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc 2 Bùi Tiến Lâm Trưởng
Phòng
Phòng Tài chính - Kế Hoạch huyện Tân Lạc
3 Vũ Đức Trường Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền Thông huyện Tân Lạc 4 Quách Thị Hằng Người dân Huyện Tân Lạc
5 Đinh Công Việt Người dân Huyện Tân Lạc 6 Bùi Văn Khánh Người dân Huyện Tân Lạc 7 Hà Thị Danh Người dân Huyện Tân Lạc 8 Nguyễn Thị ANh Thư Người dân Huyện Tân Lạc 9 Bùi Thị Ngọc Diễm Người dân Huyện Tân Lạc 10 Bùi Thị Thu Uyên Người dân Huyện Tân Lạc
1. Xin Ông/ bà cho ý kiến đánh giá về bộ máy xây dựng và thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc?
2. Xin Ông/bà cho ý kiến đánh giá về căn cứ và mục tiêu của đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc?
3. Xin Ông/bà cho ý kiến đánh giá về các biện pháp thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc?
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của đồng chí về những nội dung của cuộc phỏng vấn trên đây. Tôi xin cam đoan các thông tin này chỉ được sử dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Thạc sĩ của mình.