Chức năng, nhiệm vụ Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 27)

Chức năng của Cục Thống kê Lang Sơn:

Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thống kê, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền tỉnh Lạng Sơn và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn có nhiệm vụ và quyền han chủ yếu như sau:

1. Đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh Lạng Sơn và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin từ báo cáo thống kê cơ sở và các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê theo phương án và hướng dẫn của Tổng cục Thống kê. Thực hiện các cuộc điều tra thống kê do Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn giao và sử dụng ngân sách địa phương sau khi có thẩm định về chuyên môn của Tổng cục Thống kê; Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê và các sản phẩm thống

kê khác.

3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thống kê; thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.

4. Thẩm định chuyên môn, nghiệp vụ thống kê theo phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

5. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cộng tác viên thống kê, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thống kê và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao.

Quyền han và nhiệm vụ của các chức danh thuộc Cục Thống kê Lang Sơn:

+ Cục trưởng lãnh đạo toàn diện Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thống kê. Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Cục trưởng ủy nhiệm một Phó Cục trưởng thay mặt Cục trưởng chỉ đạo và điều hành các hoạt động của Cục Thống kê.

+ Các Phó Cục trưởng: là người giúp Cục trưởng chỉ đạo một số lĩnh vực công tác của Cục Thống kê theo sự phân công của Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác và các nhiệm vụ được phân công phụ trách.

+ Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng các đơn vị thuộc Cục Thống kê Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; chịu trách nhiệm cá nhân trước Cục trưởng về kết quả thực hiện công việc được giao và công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình.

+ Trách nhiệm, quyền hạn của cấp Phó các đơn vị thuộc Cục Thống kê là người được Trưởng phòng, Chi cục trưởng về phần việc được phân công giúp quản lý, phụ trách thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm

trước Trưởng phòng, Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

+ Trách nhiệm, quyền hạn của công chức, lao động thuộc Cục Thống kê: Chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Chi cục Thống kê, người được ủy quyền phụ trách Phòng/Chi cục; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công chức, công vụ.

2.1.3. Kết quả hoạt động của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2019

Giai đoạn 2017-2019, Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành 100% khối lượng được giao, chất lượng theo chuẩn thi đua năm 2017 đạt 96,79% (tăng 0,42%) so với năm 2016; năm 2018 đạt 97,65% (tăng 0,83%) so với năm 2017; năm 2019 đạt 97,74%, tăng 0,09%. Năm 2017-2019 đạt Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 và Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X (giai đoạn 2008-2018). Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thực hiện Tổng điều tra kinh tế năm 2017, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thực hiện Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2018 và năm 2019.

2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên cơ cấu tổ chức của Cục

2.2.1. Môi trường bên ngoài

Các yếu tố môi trường chính trị - pháp lý như: Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII quy định một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động, hiệu quả; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn các đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

2.2.2. Phân tích chiến lươc của Cục

Chiến lược và cơ cấu tổ chức là hai mặt không thể tách rời trong quản lý hiện tại của Cục. Trong đó, cơ cấu là công cụ để thực hiện các mục tiêu chiến lược, và chiến lược thường được coi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến cơ cấu tổ chức.

Trong thời gian tới chiến lược của Cục là bố trí, sắp xếp nhân sự của Phòng thuộc Cục Thống kê và Chi cục Thống kê cấp huyện có khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách phù hợp, có hiệu quả nên đòi hỏi sự thay đổi cơ cấu tổ chức phải làm sao cho phù hợp với chuyên môn trong từng phòng, chi cục. Động lực khiến tổ chức thay đổi cơ cấu là sự kém hiệu lực, hiệu quả của các thuộc tính cũ trong việc thực hiện chiến lược.

2.2.3. Phân tích quy mô và độ phức tạp của Cục

Hiện nay, Cục Thống kê tỉnh đang thực hiện mô hình 6 phòng và có 11 Chi cục Thống kê trực thuộc. Tính đến 31/7/2020 tổng số công chức, lao động của Cục Thống kê là 81 người trong đó đại học 60 người, cao đẳng 07 người, trung cấp 05 người, sơ cấp 03 người. Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật thì sẽ sắp xếp lại như sau: Cục Thống kê tỉnh còn 5 phòng; 01 Chi cục Thống kê và 05 Chi cục Thống kê khu vực thuộc Cục.

Với mục tiêu:

- Rà soát, sắp xếp các Phòng, Chi cục Thống kê cấp huyện; bố trí biên chế, công chức theo hướng tinh gọn, thực sự hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị;

- Cơ cấu lại đội ngũ công chức theo mô hình tổ chức mới, nâng cao chất lượng; đánh giá, lựa chọn công chức có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức làm việc trong các đơn vị phù hợp với vị trí việc làm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị, đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Nguyên tắc thực hiện:

- Việc triển khai đánh giá, nhận xét, lựa chọn nhân sự phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và công tâm;

huyện phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 946/QĐ-TCTK ngày 29/4/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; hiệu quả công tác, năng lực, phẩm chất của công chức và khả năng đáp ứng yêu cầu ở vị trí công tác mới;

- Việc xem xét lựa chọn nhân sự để xây dựng phương án bố trí công chức lãnh đạo Phòng, Chi cục Thống kê kết hợp với công tác điều động để bố trí, bổ nhiệm nhân sự phù hợp, ổn định, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

- Ưu tiên đối với công chức được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành, có năng lực thực tiễn, chiều hướng phát triển, trong nguồn quy hoạch chức vụ cao hơn, đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Tiêu chí đánh giá, lựa chọn nhân sự

Tiêu chí đánh giá

- Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

+ Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại đơn vị và nơi cư trú;

+ Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác;

+ Tinh thần học tập, nâng cao trình độ; tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự phê bình và phê bình;

+ Tinh thần đoàn kết; mối quan hệ trong công tác; khả năng quy tụ quần chúng;

- Năng lực lãnh đạo, quản lý; triển vọng phát triển.

- Đánh giá về mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công, tinh thần trách nhiệm trong công tác.

Tiêu chí lựa chọn nhân sự

- Công chức lãnh đạo đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể của chức danh lãnh đạo thuộc Tổng cục Thống kê.

- Có năng lực lãnh đạo quản lý, điều hành, tinh thần trách nhiệm trong công tác và được tín nhiệm.

2.2.4. Phân tích tính chất công việc của Cục

Nâng cao chất lượng thông tin thống kê: Nâng cao chất lượng thông tin thống kê được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Triển khai thực hiện Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát nhằm bổ sung kết quả của một số hoạt động kinh tế chưa được thu thập và biên soạn trong chỉ tiêu GDP, GRDP. Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động thống kê và công tác quản lý tài chính; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thống kê.

Nâng cao năng lực của ngành Thống kê: Thực hiện việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức toàn Ngành. Thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác tổ chức, cán bộ, trong đó tập trung vào đổi mới mô hình tổ chức theo chức năng nhiệm vụ mới. Đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác để rèn luyện, đào tạo. Tập trung đào tạo phương pháp luận thống kê, nâng cao khả năng phân tích và dự báo, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê.

Ứng dụng phương pháp luận và công nghệ tiên tiến: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành và trong hoạt động thống kê, đặc biệt trong thu thập thông tin các cuộc điều tra bằng thiết bị di động; Nghiên cứu và triển khai mạnh mẽ, đồng bộ việc sử dụng dữ liệu hành chính trong biên soạn các chỉ tiêu thống kê, tiếp tục nghiên cứu triển khai thực hiện sử dụng dữ liệu lớn (Big data) trong biên soạn thông tin thống kê.

Nâng cao chất lượng phục vụ thông tin thống kê: Nâng cao chất lượng công tác thống kê, công tác phân tích và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, cung cấp kịp thời thông tin thống kê để đánh giá tình hình.

2.2.5. Phân tích thái độ lãnh đạo Cục và năng lực đội ngũ nhân sự của Cục

giới tính và theo độ tuổi giai đoan 2017 – 2019

Năm 2017 với chỉ tiêu biên chế được Tổng cục Thống kê giao là 85 công chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68. Về cơ cấu giới tính, số liệu bảng 1.1 cho thấy tỷ lệ nữ giới giảm dần qua các năm từ 48,2% vào năm 2017, đến năm 2019 là 47,4%.

Bảng 1.1.

Công chức, người lao động ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn theo giới tính có đến 31/12

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng

(người) Cơ cấu (%)

Tổng số 85 100,0 83 100,0 78 100,0

Nam 44 51,8 43 51,8 41 52,6

Nữ 41 48,2 40 48,2 37 47,4

Nguồn: Phòng TCHC - Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn

- Về cơ cấu độ tuổi: Đội ngũ công chức, người lao động của ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn có xu hướng già hóa. Đây là ảnh hưởng không nhỏ đối với phát triển nguồn nhân lực của đơn vị hiện nay.

Qua số liệu tại bảng 1.2 có thể nhận thấy: Tuy tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi dưới 30 tuổi giảm dần qua các năm từ 16,5% vào năm 2017 xuống còn 11,5% vào năm 2019. Tỷ lệ lao động thuộc nhóm từ 30 đến dưới 40 tuổi của ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn giữ ổn định trong các năm 2017-2019 (tương ứng 43,5%-42,1%- 43,6%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm tuổi. Trong khi lao động thuộc nhóm tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi và từ 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và có xu hướng tăng dần theo từng năm tương ứng (40% - 41% - 44,9%).

Bảng 1.2.

Công chức, người lao động ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn theo độ tuổi tại có đến 31/12

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số 85 100,0 83 100,0 78 100,0 Dưới 30 tuổi 14 16,5 14 16,9 9 11,5 Từ 30 – 39 tuổi 37 43,5 35 42,1 34 43,6 Từ 40 – 49 tuổi 14 16,5 14 16,9 16 20,5 Từ 50 tuổi trở lên 20 23,5 20 24,1 19 24,4

Nguồn: Phòng TCHC - Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn

NNL ở nhóm tuổi từ 30 - 39 tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2019 chiếm 43,6% trong tổng số NNL của ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn. Những người trong độ tuổi này sẽ luôn cố gắng để khẳng định bản thân với đồng nghiệp và khẳng định mình trong Ngành vì họ luôn mong muốn có sự thăng tiến trong công việc. Nhóm tuổi từ 40 đến 49 và từ 50 tuổi trở lên chiếm từ 40% năm 2017 lên 45% năm 2019, ở các nhóm tuổi này hầu hết người lao động đều có độ chín về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên trong số họ sẽ có một số ít làm việc với tinh thần mệt mỏi, giảm sức chiến đấu do thời điểm họ về hưu đang gần cận kề và họ trông đợi nhiều ở lớp trẻ trong thực thi công vụ.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc. Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi người lao động nhận được thông qua quá trình học tập. Tiêu chuẩn về trình độ thường được sử dụng để xếp nhân viên vào hệ thống ngạch, bậc.

* Về trình độ chuyên môn

Nhìn vào số liệu tại bảng 1.3 ta thấy: NNL tại ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn ngày được cải thiện về trình độ học vấn, kiến thức.

Bảng 1.3.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 27)