Chiến lược và phương hướng hoàn thiệncơ cấutổ chức của Cục Thống kê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 61)

tỉnh Lạng Sơn đến năm 2021

3.1.1. Chiến lươc của Cục

Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và và cơ cấu tổ chức. Đảm bảo các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hoạt động thống kê; cung cấp, công bố, phổ biến thông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Xác định được số lượng đơn vị thuộc Cục, nguồn nhân lực nhằm đảm bảo thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Chi cục

Thống kê cấp huyện, Chi cục Thống kê khu vực; vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Cục Thống kê. Đồng thời nêu ra các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục

Căn cứ Quyết định số 946/QĐ-TCTK ngày 29/4/2020 của Tổng cục Thống kê quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; Quyết định số 1006/QĐ-TCTK ngày 20/5/2020 của Tổng cục Thống kê Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê các tỉnh, thành phố; Quyết định số 1007/QĐ-TCTK ngày 20/5/2020 của Tổng cục Thống kê Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thống kê khu vực thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số 1246/QĐ-TCTK ngày 05/8/2020 của Tổng cục Thống kê ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định nêu trên yêu cầu để đổi mới về cơ cấu tổ chức, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ để thực hiện hiệu quả công việc được giao.

Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện đánh giá, nhận xét, phân loại công chức căn cứ vào tiêu chí về tiêu chuẩn, năng lực thực tiễn để bố trí, lựa chọn công chức đủ năng lực đảm nhiệm vị trí việc làm mới, ổn định, đoàn kết nội bộ.

- Rà soát, sắp xếp Phòng, Chi cục Thống kê cấp huyện; bố trí biên chế, công chức theo hướng tinh gọn, thực sự hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

- Cơ cấu lại đội ngũ công chức theo mô hình tổ chức mới, nâng cao chất lượng; đánh giá, lựa chọn công chức có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức làm việc trong các đơn vị phù hợp với vị trí việc làm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả

hoạt động của đơn vị, đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

3.2.Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Giải pháp tăng cường chuyên môn hoá

Về chuyên môn hóa và sự phân chia thành các bộ phận: Cần phải cơ cấu lại chức năng nhiệm vụ các phòng và sắp xếp lại Chi cục Thống kê cấp huyện để phù hợp với tình hình mới. Đối với các phòng phải tách nhiệm vụ thu thập đầu vào, xử lý thông tin và phổ biến thông tin.

Về quyền hạn và trách nhiệm: Sau khi cơ cấu lại thì các phòng sẽ thực hiện tốt hơn trong việc giải trình số liệu thống kê theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tầm nhìn của công chức trong tham mưu sẽ bao quát, việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời hơn.

Tầm kiểm soát tại một số Phòng phù hợp: Các phòng nghiệp vụ sẽ phân công trách nhiệm trong tổ chức thu thập thông tin đầu vào, xử lý số liệu và công bố kết quả đầu ra. Như vậy, sẽ đảm bảo tiến độ, dễ quản lý và kiểm soát.

Phi tập trung còn yếu: Khi thay đổi lại chức năng, nhiệm vụ các phòng thì sẽ cải thiện mối quan hệ giữa tập trung và phi tập trung trong bộ máy quản lý.

Phân công lại chức năng nhiệm vụ của các phòng, chi cục thống kê: Trên cơ sở phân tích các bất hợp lý trong chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn và các Chi cục Thống kê, tác giả xin đề xuất hoàn thiện và đổi mới vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Cục Thống kê; Chi cục Thống kê cấp huyện như sau:

Sắp xếp các Phòng thuộc Cục Thống kê

Bảng 3.1 - Sắp xếp các phòng thuộc Cục Thống kê

Cơ cấu tổ chức cũ Cơ cấu tổ chức đề xuất Diễn giải sự thay đổi

1. Phòng Tổ chức - Hành chính 1. Phòng Tổ chức - Hành chính

Cơ cấu tổ chức cũ Cơ cấu tổ chức đề xuất Diễn giải sự thay đổi

2. Phòng Thống kê Tổng hợp 2. Phòng Thống kê Tổng

hợp Sáp nhập

3. Phòng Thanh tra Thống kê 4. Phòng Thống kê Công - Thương

3. Phòng Thống kê kinh tế Sáp nhập 5. Phòng Thống kê Nông nghiệp

6. Phòng Thống kê Dân số - Văn xã 4. Phòng Thống kê xã hội Đổi tên 5. Phòng Thu thập thông

tin thống kê

Thành lập mới

Nguồn: đề xuất của tác giả

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

1.

Phòng Tổ chức - Hành chính

- Chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính là đơn vị thuộc Cục Thống kê, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Thống kê quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng; tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng và quản trị hành chính.

- Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu, gồm:

(1) Hướng dẫn thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan về công tác tổ chức, cán bộ; thi đua, khen thưởng và tài chính;

(2) Thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển; quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và lao động hợp đồng; thực hiện chế độ đối với công chức và lao động hợp đồng theo quy định;

(4) Thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng; thường trực Hội đồng sáng kiến.

(5) Hướng dẫn, thực hiện đánh giá, phân loại đối với công chức và lao động hợp đồng của Cục Thống kê;

(6) Hướng dẫn, lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê và theo quy định của Nhà nước;

(7) Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, bảo mật, quản lý việc sử dụng con dấu và chứng thư số của cơ quan Cục Thống kê;

(8) Quản lý, cập nhật, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, hồ sơ công chức, người lao động và các văn bản theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

2.

Phòng Thống kê Tổng hợp

- Chức năng: Phòng Thống kê Tổng hợp là đơn vị thuộc Cục Thống kê, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Thống kê quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động thống kê tổng hợp; tài khoản quốc gia; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thanh tra chuyên ngành thống kê, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; phương pháp chế độ; tuyên truyền, phổ biến thông tin thống kê và quản lý chất lượng thống kê.

- Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu, gồm:

(1) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê; hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan về thống kê;

(2) Tổng hợp, biên soạn thông tin thống kê; phân tích và dự báo thống kê; Phổ biến, cung cấp thông tin thống kê và quản lý Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh;

(3) Xây dựng, biên tập, cập nhật nội dung thông tin thống kê và phối hợp với các phòng có liên quan quản lý, vận hành Trang thông tin điện tử của Cục Thống kê;

(4) Tổ chức tham khảo ý kiến người sử dụng thông tin thống kê nhà nước; (5) Thực hiện quản lý, tự đánh giá chất lượng thống kê theo Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước;

(6) Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền kiến thức thống kê;

(7) Hướng dẫn nghiệp vụ thống kê đối với người làm công tác thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, doanh nghiệp, xã, phường, thị trấn và điều tra viên thống kê;

(8) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thống kê; thực hiện cải cách hành chính; tiếp công dân, tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thống kê;

(9) Nghiên cứu khoa học thống kê; ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê;

(10) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ và t hực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

3.

Phòng Thống kê Kinh tế

- Chức năng: Phòng Thống kê Kinh tế là đơn vị thuộc Cục Thống kê, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Thống kê quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động thống kê ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, nông thôn; công nghiệp, xây dựng, vốn đầu tư; thương mại, dịch vụ và giá.

- Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu, gồm:

(1) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan về thống kê;

(2) Tổng hợp, biên soạn thông tin thống kê; phân tích, dự báo thống kê; Phổ biến, cung cấp thông tin thống kê

(3) Tổng hợp và quản lý thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực thống kê kinh tế;

(4) Thực hiện tự đánh giá chất lượng thống kê theo Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước;

(5) Nghiên cứu khoa học thống kê; ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê;

(6) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ và t hực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

4.

Phòng Thống kê Xã hội

- Chức năng: Phòng Thống kê Xã hội là đơn vị thuộc Cục Thống kê, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Thống kê quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động thống kê dân số, lao động; xã hội, môi trường và nông thôn.

- Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu, gồm:

(1) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan về thống kê;

(2) Tổng hợp, biên soạn thông tin thống kê; phân tích, dự báo thống kê; Phổ biến, cung cấp thông tin thống kê;

(3) Tổng hợp và quản lý thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực thống kê xã hội;

(4) Thực hiện tự đánh giá chất lượng thống kê theo Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước;

(5) Nghiên cứu khoa học thống kê; ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê; triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hoạt động thống kê;

(6) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ và t hực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

5.

Phòng Thu thập Thông tin thống kê

- Chức năng: Phòng Thu thập Thông tin thống kê là đơn vị thuộc Cục Thống kê, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Thống kê quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động thu thập dữ liệu thống kê và công nghệ thông tin.

- Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu, gồm:

(1) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan về thống kê;

(2) Tổ chức thu thập dữ liệu thống kê

(3) Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ điều tra, tổng điều tra đối với người làm công tác thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, doanh nghiệp, xã, phường, thị trấn và điều tra viên thống kê;

(4) Tổng hợp thông tin thống kê, kết quả điều tra thống kê do các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh cung cấp;

(5) Tích hợp dữ liệu điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê với dữ liệu hành chính, dữ liệu từ chế độ báo cáo thống kê và các nguồn dữ liệu khác phục vụ yêu cầu biên soạn số liệu thống kê của các đơn vị trong Cục Thống kê; xây dựng, cập nhật, quản lý và thực hiện chia sẻ cơ sở dữ liệu thống kê theo quy chế, quy định;

(6) Thực hiện tự đánh giá chất lượng thống kê theo Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước;

(7) Xây dựng quy chế, quy định về quản lý và sử dụng dữ liệu thống kê; (8) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục Thống kê, các Sở, ngành và địa phương có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp cung cấp,

chia sẻ thông tin thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước theo quy định;

(9) Nghiên cứu khoa học thống kê, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin - truyền thông vào hoạt động thống kê. Triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hoạt động thống kê;

(10) Xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; quản lý chữ ký số của Cục Thống kê;

(11) Phối hợp với đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

Sắp xếp các Chi cục Thống kê

Bảng 3.2 - Sắp xếp các Chi cục Thống kê

Cơ cấu tổ chức cũ Cơ cấu tổ chức đề xuất Diễn giải sự thay đổi

1. Chi cục Thống kê thành phố

Lạng Sơn 1. Chi cục Thống kê thành phố Lạng Sơn 2. Chi cục Thống kê huyện Tràng

Định 2. Chi cục Thống kê khu vực

Tràng Định - Văn Lãng

Thành lập mới 3. Chi cục Thống kê huyện Văn

Lãng

4. Chi cục Thống kê huyện Bình

Gia 3. Chi cục Thống kê khu vực

Bình Gia - Bắc Sơn Thành lậpmới 5. Chi cục Thống kê huyện Bắc

Sơn

6. Chi cục Thống kê huyện Văn

Quan 4. Chi cục Thống kê khu vực

Văn Quan - Cao Lộc

Thành lập mới 7. Chi cục Thống kê huyện Cao

Lộc

8. Chi cục Thống kê huyện Chi

Lăng 5. Chi cục Thống kê khu vực

Chi Lăng - Hữu Lũng Thành lậpmới 9. Chi cục Thống kê huyện Hữu

Lũng

10. Chi cục Thống kê huyện Lộc

Cơ cấu tổ chức cũ Cơ cấu tổ chức đề xuất Diễn giải sự thay đổi

11. Chi cục Thống kê huyện Đình Lập

Nguồn: đề xuất của tác giả

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Chi cục Thống kê huyện và Chi cục Thống kê khu vực (gọi chung là Chi cục Thống kê) thuộc Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn

- Vị trí và chức năng: Chi cục Thống kê là cơ quan thuộc Cục Thống kê, thực hiện chức năng tổ chức hoạt động thống kê trên địa bàn theo chương trình công tác của Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn giao; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn cấp huyện; cung cấp, công bố, phố biến thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của cấp ủy và chính quyền địa phương và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

+ Chi cục Thống kê có tư cách pháp nhân, con dấu, trụ sở làm việc và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu, gồm:

(1) Tổ chức, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w