Các yếu tố môi trường chính trị - pháp lý như: Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII quy định một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động, hiệu quả; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn các đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
2.2.2. Phân tích chiến lươc của Cục
Chiến lược và cơ cấu tổ chức là hai mặt không thể tách rời trong quản lý hiện tại của Cục. Trong đó, cơ cấu là công cụ để thực hiện các mục tiêu chiến lược, và chiến lược thường được coi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến cơ cấu tổ chức.
Trong thời gian tới chiến lược của Cục là bố trí, sắp xếp nhân sự của Phòng thuộc Cục Thống kê và Chi cục Thống kê cấp huyện có khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách phù hợp, có hiệu quả nên đòi hỏi sự thay đổi cơ cấu tổ chức phải làm sao cho phù hợp với chuyên môn trong từng phòng, chi cục. Động lực khiến tổ chức thay đổi cơ cấu là sự kém hiệu lực, hiệu quả của các thuộc tính cũ trong việc thực hiện chiến lược.
2.2.3. Phân tích quy mô và độ phức tạp của Cục
Hiện nay, Cục Thống kê tỉnh đang thực hiện mô hình 6 phòng và có 11 Chi cục Thống kê trực thuộc. Tính đến 31/7/2020 tổng số công chức, lao động của Cục Thống kê là 81 người trong đó đại học 60 người, cao đẳng 07 người, trung cấp 05 người, sơ cấp 03 người. Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật thì sẽ sắp xếp lại như sau: Cục Thống kê tỉnh còn 5 phòng; 01 Chi cục Thống kê và 05 Chi cục Thống kê khu vực thuộc Cục.
Với mục tiêu:
- Rà soát, sắp xếp các Phòng, Chi cục Thống kê cấp huyện; bố trí biên chế, công chức theo hướng tinh gọn, thực sự hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị;
- Cơ cấu lại đội ngũ công chức theo mô hình tổ chức mới, nâng cao chất lượng; đánh giá, lựa chọn công chức có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức làm việc trong các đơn vị phù hợp với vị trí việc làm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị, đáp ứng ngày càng cao với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Nguyên tắc thực hiện:
- Việc triển khai đánh giá, nhận xét, lựa chọn nhân sự phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và công tâm;
huyện phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 946/QĐ-TCTK ngày 29/4/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; hiệu quả công tác, năng lực, phẩm chất của công chức và khả năng đáp ứng yêu cầu ở vị trí công tác mới;
- Việc xem xét lựa chọn nhân sự để xây dựng phương án bố trí công chức lãnh đạo Phòng, Chi cục Thống kê kết hợp với công tác điều động để bố trí, bổ nhiệm nhân sự phù hợp, ổn định, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Ưu tiên đối với công chức được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành, có năng lực thực tiễn, chiều hướng phát triển, trong nguồn quy hoạch chức vụ cao hơn, đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Tiêu chí đánh giá, lựa chọn nhân sự
Tiêu chí đánh giá
- Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
+ Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại đơn vị và nơi cư trú;
+ Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác;
+ Tinh thần học tập, nâng cao trình độ; tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần tự phê bình và phê bình;
+ Tinh thần đoàn kết; mối quan hệ trong công tác; khả năng quy tụ quần chúng;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý; triển vọng phát triển.
- Đánh giá về mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công, tinh thần trách nhiệm trong công tác.
Tiêu chí lựa chọn nhân sự
- Công chức lãnh đạo đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể của chức danh lãnh đạo thuộc Tổng cục Thống kê.
- Có năng lực lãnh đạo quản lý, điều hành, tinh thần trách nhiệm trong công tác và được tín nhiệm.
2.2.4. Phân tích tính chất công việc của Cục
Nâng cao chất lượng thông tin thống kê: Nâng cao chất lượng thông tin thống kê được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Triển khai thực hiện Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát nhằm bổ sung kết quả của một số hoạt động kinh tế chưa được thu thập và biên soạn trong chỉ tiêu GDP, GRDP. Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động thống kê và công tác quản lý tài chính; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thống kê.
Nâng cao năng lực của ngành Thống kê: Thực hiện việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức toàn Ngành. Thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác tổ chức, cán bộ, trong đó tập trung vào đổi mới mô hình tổ chức theo chức năng nhiệm vụ mới. Đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác để rèn luyện, đào tạo. Tập trung đào tạo phương pháp luận thống kê, nâng cao khả năng phân tích và dự báo, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê.
Ứng dụng phương pháp luận và công nghệ tiên tiến: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành và trong hoạt động thống kê, đặc biệt trong thu thập thông tin các cuộc điều tra bằng thiết bị di động; Nghiên cứu và triển khai mạnh mẽ, đồng bộ việc sử dụng dữ liệu hành chính trong biên soạn các chỉ tiêu thống kê, tiếp tục nghiên cứu triển khai thực hiện sử dụng dữ liệu lớn (Big data) trong biên soạn thông tin thống kê.
Nâng cao chất lượng phục vụ thông tin thống kê: Nâng cao chất lượng công tác thống kê, công tác phân tích và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, cung cấp kịp thời thông tin thống kê để đánh giá tình hình.
2.2.5. Phân tích thái độ lãnh đạo Cục và năng lực đội ngũ nhân sự của Cục
giới tính và theo độ tuổi giai đoan 2017 – 2019
Năm 2017 với chỉ tiêu biên chế được Tổng cục Thống kê giao là 85 công chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68. Về cơ cấu giới tính, số liệu bảng 1.1 cho thấy tỷ lệ nữ giới giảm dần qua các năm từ 48,2% vào năm 2017, đến năm 2019 là 47,4%.
Bảng 1.1.
Công chức, người lao động ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn theo giới tính có đến 31/12
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng
(người) Cơ cấu (%)
Tổng số 85 100,0 83 100,0 78 100,0
Nam 44 51,8 43 51,8 41 52,6
Nữ 41 48,2 40 48,2 37 47,4
Nguồn: Phòng TCHC - Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn
- Về cơ cấu độ tuổi: Đội ngũ công chức, người lao động của ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn có xu hướng già hóa. Đây là ảnh hưởng không nhỏ đối với phát triển nguồn nhân lực của đơn vị hiện nay.
Qua số liệu tại bảng 1.2 có thể nhận thấy: Tuy tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi dưới 30 tuổi giảm dần qua các năm từ 16,5% vào năm 2017 xuống còn 11,5% vào năm 2019. Tỷ lệ lao động thuộc nhóm từ 30 đến dưới 40 tuổi của ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn giữ ổn định trong các năm 2017-2019 (tương ứng 43,5%-42,1%- 43,6%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm tuổi. Trong khi lao động thuộc nhóm tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi và từ 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và có xu hướng tăng dần theo từng năm tương ứng (40% - 41% - 44,9%).
Bảng 1.2.
Công chức, người lao động ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn theo độ tuổi tại có đến 31/12
Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số 85 100,0 83 100,0 78 100,0 Dưới 30 tuổi 14 16,5 14 16,9 9 11,5 Từ 30 – 39 tuổi 37 43,5 35 42,1 34 43,6 Từ 40 – 49 tuổi 14 16,5 14 16,9 16 20,5 Từ 50 tuổi trở lên 20 23,5 20 24,1 19 24,4
Nguồn: Phòng TCHC - Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn
NNL ở nhóm tuổi từ 30 - 39 tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2019 chiếm 43,6% trong tổng số NNL của ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn. Những người trong độ tuổi này sẽ luôn cố gắng để khẳng định bản thân với đồng nghiệp và khẳng định mình trong Ngành vì họ luôn mong muốn có sự thăng tiến trong công việc. Nhóm tuổi từ 40 đến 49 và từ 50 tuổi trở lên chiếm từ 40% năm 2017 lên 45% năm 2019, ở các nhóm tuổi này hầu hết người lao động đều có độ chín về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên trong số họ sẽ có một số ít làm việc với tinh thần mệt mỏi, giảm sức chiến đấu do thời điểm họ về hưu đang gần cận kề và họ trông đợi nhiều ở lớp trẻ trong thực thi công vụ.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc. Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi người lao động nhận được thông qua quá trình học tập. Tiêu chuẩn về trình độ thường được sử dụng để xếp nhân viên vào hệ thống ngạch, bậc.
* Về trình độ chuyên môn
Nhìn vào số liệu tại bảng 1.3 ta thấy: NNL tại ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn ngày được cải thiện về trình độ học vấn, kiến thức.
Bảng 1.3.
ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn có đến 31/12
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số 85 100,0 83 100,0 78 100,0 Đại học 51 60,0 62 74,7 58 74,4 Cao đẳng 10 11,8 7 8,4 6 7,7 Trung cấp 15 17,6 5 6,0 5 6,4 Sơ cấp 2 2,4 2 2,4 2 2,6 Khác 7 8,2 7 8,4 7 9,0
Nguồn: Phòng TCHC - Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn
Tính đến ngày 31/12/2019, NNL có trình độ đại học là 58 người, chiếm tỷ trọng cao nhất 74,4%, tuy nhiên trình độ cao hơn từ thạc sỹ trở lên chưa có, đây cũng là một chỉ tiêu mà tập thể lãnh đạo Cục cần quan tâm có kế hoạch, chế độ đãi ngộ phù hợp khuyến khích công chức, người lao động đi học nâng cao nghiệp vụ trong thời gian tới. Hầu hết NNL trong Ngành đều có chuyên ngành đào tạo về khối kinh tế. Đây là lực lượng lao động có trình độ đào tạo cơ bản có thể đáp ứng, tiếp cận và đảm nhiệm được các nghiệp vụ của Ngành.
Xét về trình độ chuyên môn thống kê, nhân lực của ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn hầu hết được đào tạo về kinh tế nhưng nhân lực được đào tạo đúng chuyên ngành thống kê chỉ chiếm khoảng 50% trong tổng số NNL và còn có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2017 là 67%, năm 2018 là 53%, năm 2019 là 44% (giảm so với năm 2017 là 23%).
Bảng 1.4.
Nhân lực đào tạo đúng chuyên ngành thống kê của ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn có đến 31/12
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng số (người) 85 83 78
Chia ra
+ Trên đại học thống kê - - -
+ Đại học thống kê 34 37 27
+ Cao đẳng thống kê 10 4 4
+ Trung cấp thông kê 13 3 3
Tỷ lệ đúng chuyên ngành (%) 67 53 44
Nguồn: Phòng TCHC - Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn
* Về trình độ ngoại ngữ, tin học
Bảng 1.5 cho thấy công chức, người lao động của ngành Thống kê Lạng Sơn cơ bản đều có trình độ tiếng Anh từ A trở lên. Công chức chưa có chứng chỉ tiếng anh là do một số công chức tuổi cao và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2020.
Bảng 1.5.
Trình độ tiếng anh của công chức, người lao động ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn có đến 31/12 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) Số lượng (người ) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 Tổng số 85 100 83 100 78 100 97,6 94,0 Trình độ B1 - - - - Trình độ C 10 11,8 13 15,7 14 17,9 130,0 107,7 Trình độ B 39 45,9 45 54,2 42 53,8 115,4 93,3 Trình độ A 1 1,2 2 2,4 2 2,6 200,0 100,0 Chưa có chứng chỉ 35 41,2 23 27,7 20 25,6 65,7 87,0
Nguồn: Phòng TCHC - Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn
Do đặc thù công việc, mọi hoạt động thống kê đều sử dụng phần mềm để ứng dụng như: điều tra doanh nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vốn đầu tư, nông nghiệp, dân số, thương mại.... Nhóm chưa có chứng chỉ và chưa qua đào tạo chủ yếu là lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2020.
Trình độ tin học của công chức, người lao động ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn có đến 31/12 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 Tổng số 85 100 83 100 78 100 97,6 94,0 Trung cấp trở lên 1 1,2 1 1,2 1 1,3 100,0 100,0 Trình độ C - - - - - - - - Trình độ B 60 70,6 60 72,3 57 73,1 100,0 95,0 Trình độ A 12 14,1 10 12,0 9 11,5 83,3 90,0 Chưa có chứng chỉ 12 14,1 12 14,5 11 14,1 100,0 91,7
Nguồn: Phòng TCHC - Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn
* Trình độ NNL tại ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn chia theo ngạch công chức (không tính lao động hợp đồng 68): Khi sắp xếp lại cơ cấu tổ chức thì việc phân tích, đánh giá ngạch công chức là rất cần thiết.
Bảng 1.7.
Trình độ công chức chia theo ngạch công chức ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn có đến 31/12
Đơn vị tính: Người
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng số 73 70 66
Thống kê viên cao cấp và tương đương - - -
Thống kê viên chính và tương đương 4 4 5
Thống kê viên và tương đương 45 45 38
Thống kê viên trình độ cao đằng 10 9 10
Thống kê viên trình độ trung cấp 14 12 13
Nguồn: Phòng TCHC - Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn
Ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn chưa có công chức được giữ ngạch thống kê viên cao cấp, ngạch thống kê viên chính mới có 05 người. Do đội ngũcông chức có trình độ Thống kê viên cao cấp và thống kê viên chính có vai trò hết sức quan trọng
trong công tác, nên trong thời gian tới, lãnh đạo Cục cần quy hoạch, xây dựng kế