Các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giaothông tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 40 - 45)

- Nguyên nhân thuộc về Ban Quản lý dự án

1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giaothông tạ

1.2.7.1. Các yếu tố thuộc về ban quản lý dự án các công trình giao thông

Các yếu tố thuộc về ban quản lý dự án các công trình giao thông ảnh hưởng cơ bản tới kiểm soát chất lượng là:

Quan điểm của lãnh đạo: Dự án được triển khai trên cơ sở của hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. Quá trình thi công cán bộ của Ban Quản lý dự án phải thường xuyên kiểm soát quá trình thi công của nhà thầu đồng thời căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành đảm bảo công trình triển khai theo đúng thời gian, đảm bảo chất lượng công trình bền vững phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực dự án đi qua.

Bộ máy của Ban: Ảnh hưởng tới bộ máy kiểm soát, nội dung, hình thức, quy trình kiểm soát chất lượng của Ban Quản lý dự án. Quá trình kiểm soát thi công đối với nhà thầu thi năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ tại Ban Quản lý dự án các công trình giao thông phải được nâng cao trình độ. Cán bộ có năng lực thì hệ thống bộ máy kiểm soát chất lượng thi công mới tốt để góp phần kiểm soát chất lượng công trình nhằm công trình được triển khai đúng thời gian dự án đồng thời đảm bảo chất lượng thi công.

Quản lý nguồn nhân lực: Cán bộ có năng lực thì năng lực xử lý công việc của Ban Quản lý dự án mới tốt. Một tập thể có năng lực tốt thì các cá nhân của tập thể phải tốt. Do đó việc tuyển dung nguồn nhân lực và quản lý nhân lực của Ban quản lý dự án rất quan trọng để phát hiện những cán bộ có năng lực để bố trí vào các vị trí của Ban quản lý dự án để phục vụ quá trình kiểm soát chất lượng thi công tại hiện trường.

Năng lực lựa chọn nhà thầu: Ban quản lý dự án các công trình giao thông luôn đặt vấn đề lựa chọn nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đối với các dự án giao thông để lựa chọn nhà thầu triển khai các dự án do Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư. Việc đánh giá năng lực nhà thầu dựa trên cơ sở kinh nghiệm của nhà thầu, hồ sơ dự thầu của đơn vị và hồ sơ năng lực của nhà thầu khi tham gia đấu thầu.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đặc biết là việc kiểm soát chất lượng khảo sát, thiết kế, kiểm tra bóc tách khối lượng, tính toán dự toán công trình.

Tài chính: Cán bộ của Ban quản lý dự án có năng lực có tâm huyết với các dự án được giao nhiệm vụ quản lý thì việc chế độ đãi ngộ về tài chính hay các chính sách khen thưởng đối với cán bộ là rất quan trọng để khuyến khích cán bộ tập trung bám công trường, bám hiện trường theo dõi sát sao quá trình thi công của nhà thầu.

1.2.7.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ban quản lý dự án các công trình giao thông

a. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường chính trị pháp lý: Bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương, chính sách quy định của pháp luật. Khung pháp lý về quản lý đầu tư và quản lý chất lượng đầu tư là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc kiểm soát chất lượng Ban QLDA. Khung pháp lý bao gồm Luật đầu tư; Luật đấu thầu; Luật xây dựng; và các văn bản dưới luật; các quy định về tiêu chuẩn ngành; các quy định về quản lý chất lượng công trình là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện quản lý chất lượng của ban QLDA. Sự không đồng bộ, không đầy đủ, không ổn định và không kịp thời của các văn bản pháp lý sẽ gây khó khăn trong quản lý chất lượng của ban QLDA.

Môi trường kinh tế: Các nhà thầu thi công luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính môi trường kinh tế. Quá trình thi công của các nhà thầu thi công đều phải sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công (Xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, xi năng, đá, cát…) đều phụ thuộc vào môi trường kinh tế. Khi giá các sản phẩm tăng, giảm lên ảnh hưởng quá trình sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công của dự án.

Môi trường văn hóa – xã hội: Quá trình kiểm soát chất lượng thi công ngoài việc kiểm soát của chủ đầu tư, tư vấn giám sát hiện trường để kiểm tra, giám sát thi công của nhà thầu ở mọi hoàn cảnh thời gian, không gian. Tuy nhiên việc giám sát của cộng đồng cũng mang lại yếu tố khách quan để chất lượng công trình được đảm bảo. Mọi yếu tố phản ánh của nhân dân tại khu vực đầu tư sẽ được tiếp nhận tại cơ

quan quản lý nhà nước nắm và biết để xử lý những bất cập trong việc kiểm soát chất lượng thi công các hạng mục công trình giao thông.

Môi trường tự nhiên: Công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Điện Biên được thực hiện đầu tư trên địa bàn thường có địa hình thi công phức tạp, đồi núi dốc, mạng lưới giao thông còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc vận chuyển vật liệu, thiết bị và đi lại của lực lượng lao động, điều kiện dân sinh kinh tế xã hội khu vực xây dựng công trình còn thấp và khó khăn … cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Công trình giao thông đường bộ đặc biệt phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết, nhất là mùa mưa trong năm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quản lý tiến độ, chất lượng xây dựng của công trình.

Yếu tố thuộc môi trường công nghệ: Việc áp dụng công nghệ vào quá trình thi công và kiểm soát chất lượng thi công nhằm kiểm soát chất lượng với độ chính xác cao hơn. Công nghệ sẽ giúp giảm bớt nhân công sử dụng chân tay, công nghệ sẽ làm cho chất lượng thi công tốt hơn, công nghệ sẽ đảm bảo các chỉ số kỹ thuật luôn đảm bảo với độ chính xác.

b. Các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp

Các nhà thầu xây dựng: Phần lớn năng lực hoạt động của một số các nhà thầu thi công chỉ là hình thức, chất lượng chưa cao, năng lực hoạt động của cán bộ thi công còn hạn chế, công nhân kỹ thuật hầu hết là hợp đồng thời vụ, chưa được đào tạo bài bản, máy móc thiết bị thi công chưa đảm bảo được so với HSDT. Hệ thống quản lý chất lượng được đa số các nhà thầu thi công thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên có một số các nhà thầu thi công không thành lập hệ thống QLCL hoặc có thành lập cũng chỉ là hình thức, chất lượng chưa cao. Nhiều nhà thầu thi công bố trí chỉ huy trưởng công trình và cán bộ kỹ thuật, thiết bị thi công chưa đúng với hồ sơ dự thầu, chưa thực hiện nghiêm túc các cam kết trong hợp đồng xây lắp. Việc lập hồ sơ quản lý chất lượng còn mang tính đối phó như: Ghi chép nhật ký công trình chưa đảm bảo quy định. Công tác nghiệm thu nội bộ còn mang tính hình thức. Công tác thí nghiệm vật tư, vật liệu, cấu kiện bán thành phẩm để xác định chất lượng còn mang tính đối phó. Không lập bản vẽ hoàn công hoặc lập bản vẽ hoàn công không đúng quy định.

Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương nơi có công trình giao thông đi qua đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải phóng mặt bằng để thi công công trình, nếu công tác giải phóng mặt bằng địa phương triển khai nhanh thì các công trình được thi công đúng tiến độ và sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm soát chất lượng thi công được tốt đồng thời nâng cao chất lượng công trình. Nếu mặt bằng không được bàn giao đúng tiến độ, thì công trình sẽ có ít thời gian thi công và phải thi công gấp rút, từ đó gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng.

Việc giám sát cộng đồng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công trình. Qua công tác giám sát cộng đồng của địa phương sẽ phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các công trình được thi công ẩu, khối lượng thi công không đúng thiết kế, có chất lượng thi công thấp, từ đó làm thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, xâm hại lợi ích cộng đồng.

Các nhà cung cấp: Quá trình thi công hay quá trình tác nghiệp của nhà thầu thi công để đảm bảo chất lượng công trình thì việc sử dung các trang thiết bị của các nhà cung cấp có uy tín đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng thi công. Nhà cung cấp cung cấp các máy móc có chỉ số, sai số ở mức độ nhỏ thì độ chính xác về kiểm soát càng cao.

Các tổ chức tư vấn giám sát: Quá trình thi công của nhà thầu đơn vị tư vấn giám sát có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động thi công của nhà thầu cho đến khi hoàn thành các hạng mục của công trình đảm bảo chất lương và tiến độ triển khai dự án.

1.3. Kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại một số ban quản lý dự án cấp tỉnh và bài học cho Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên

1.3.1. Kinh nghiệm kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La được thành lập theo Quyết định số 3058/QĐ-UBND ngày 04/12/2015 của UBND

tỉnh Sơn La trên cơ sở kiện toàn Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải. Với chức năng nhiệm vụ được UBND tỉnh Sơn La giao nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án để thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư thì kinh nghiệm kiểm soát chất lượng thi xông xây dựng công trình với những nội dung sau:

Kết quả kiểm soát: Thực hiện nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La giao nhiệm vụ Chủ đầu tư với 16 dự án (04 dự án khởi công năm 2016; 09 dự án khởi công năm 2017; 02 dự án khởi công năm 2018; 01 dự án khởi công năm 2019 và thực hiện hợp đồng quản lý dự án đối với 01 dự án (dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương LRAMP, bao gồm 09 dự án thành phần xây dựng tổng cộng 60 cầu dân sinh).

Các dự án được tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ hợp đồng, thời hạn hoàn thành dự án theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, về cơ bản các dự án đều hoàn thành trước thời hạn. Đến hết năm 2019 đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 09/16 dự án (có 04 dự án đã trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành), còn 07 dự án chưa hoàn thành sẽ chuyển tiếp thực hiện trong năm 2020 (trong đó dự án: Đường vào khu du lịch rừng thông Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu và dự án đường QL37- Hua Nhàn trong năm 2019 không được giao kế hoạch vốn).

Đối với dự án cầu dân sinh LRAMP đã hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng 43 cầu đạt 97,7% (lũy kế khối lượng hoàn thành đến hết năm 2019 hoàn thành 58/59 cầu).

Về bộ máy kiểm soát: Bộ máy kiểm soát của Ban được tuyển chọn từ những cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn chuyên ngành giao thông vận tải và có kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho quá trình tham mưu giúp việc cho Ban trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng công trình. Do đó các cán bộ của Ban phải có chuyên ngành giao thông để thực hiện nhiệm vụ.

Nâng cao năng lực bộ máy kiểm soát trong đó nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho các cán bộ viên chức thực hiện nhiệm vụ hiện trường.

Nội dung kiểm soát: Yêu cầu nhà thầu thi công làm văn bản cam kết đối với chủ đầu tư khi thực hiện các dự án là sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo, huy động nhân lực khi có yêu cầu và luôn chấp hành mọi quy định trong quá trình thi công. Đồng thời Ban luôn bám sát hiện trường thi công, lãnh đạo Ban luôn có mặt tại hiện trường để giám sát quá trình kiểm soát của cán bộ Ban.

Xây dựng kế hoạch kiểm soát theo từng tuần, tháng đối với các dự án được kiểm soát bởi Ban.

Hình thức kiểm soát: Cán bộ của Ban quản lý dự án phải thường xuyên có mặt và luân phiên kiểm tra đối với các gói thầu được kiểm soát nhằm hỗ trợ cho các đồng chí thuộc Ban trong quá trình kiểm soát.

Công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình: Ban luôn bố trì đầy đủ máy toàn đạc cho mỗi dự án một chiếc để các cán bộ Ban luôn có máy móc sử dụng. Đồng thời cung cấp cho các Ban điều hành của từng dự án các trang thiết bị đầy đủ như vi tính, máy in, hồ sơ dự án để cán bộ kiểm soát trau dồi kiến thức để áp dụng vào thực tiễn.

Quy trình kiểm soát: Xây dựng các công việc cần phải thực hiện, có các phương án để tổ chức kiểm soát công việc thi công đối với các nhà thầu. Có quy trình tổ chức thi công, tổ chức nghiệm thu, giám sát đối với các hạng mục công việc của dự án.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w