Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Ban quản lý dự án các công trình giaothông tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 50 - 56)

- Nguyên nhân thuộc về Ban Quản lý dự án

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Ban quản lý dự án các công trình giaothông tỉnh Điện Biên

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án các công trình giao thông

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA các CTGT

Nguồn dữ liệu Ban Quản lý dự án các CTGT

Giám đốc

Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 3

Phòng Kế hoạch – kỹ thuật và chuẩn bị dự án Phòng Giám sát và quản lý dự án Phòng Tài chính kế toán Văn phòng Ban

Giám đốc: Là người đứng đầu cơ quan, là chủ tài khoản; thực hiện lãnh đạo chỉ đạo toàn diện mọi mặt hoạt động và công tác của Ban quản lý dự án; chủ động xây dựng mối quan hệ với Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Ban quản lý dự án; chủ trì chỉ đạo việc xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch công tác chung của Ban quản lý dự án; thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành, làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, hợp đồng ủy thác quản lý dự án (nếu có); tuyên truyền, giáo dục, tổ chức cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ chính trị nội bộ; là người phát ngôn của Ban quản lý dự án; các nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch UBND tỉnh giao.

Các phó giám đốc: Là người tham mưu, giúp việc cho giám đốc; trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và quản lý các lĩnh vực công tác, như: Điều hành mọi nhiệm vụ của Ban quản lý dự án khi Giám đốc đi vắng; ký các văn bản, biên bản liên quan đến quản lý điều hành các dự án thuộc nhiệm vụ của phòng Giám sát và quản lý dự án; phòng Kế hoạch – Kỹ thuật và chuẩn bị dự án, Phòng Tài chính kế toán, phụ trách các công tác đoàn thể, phong trào của Ban quản lý dự án; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc phân công.

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và chuẩn bị dự án: Thực hiện chức năng tham mưu công tác lập kế hoạch, quản lý kỹ thuật và chuẩn bị dự án đầu tư. Có nhiệm vụ tham mưu lập kế hoạch thực hiện dự án hàng năm; tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng; lập báo cáo đề xuất đầu tư trình phê duyệt; kiểm tra kiểm soát hồ sơ thiết kế để trình thẩm định, phê duyệt; lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình thẩm định phê duyệt; tham mưu lựa chọn các nhà thầu xây dựng; soạn thảo các hợp đồng; thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng; phối hợp với phòng Tài chính - kế toán thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành và một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.

- Phòng giám sát và quản lý dự án: Thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo Ban; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án; thực hiện công tác giám sát khảo sát; Tư vấn và giám sát thi công xây dựng công trình; thực hiện quản lý giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, giá thành; an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ; phối hợp các bên liên quan thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, nghiệm thu hoàn thành công trình bàn giao đưa vào khai thác sử dụng; kiểm tra giám sát công tác bảo hành công trình của nhà thầu xây lắp; phối hợp với Phòng trong cơ quan đơn vị và các đơn khác có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ khác của Ban quản lý dự án.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo Ban trong lĩnh vực tài chính, kế toán; thực hiện công tác kế toán hành chính nội bộ của đơn vị; tham mưu tiếp nhận, theo dõi, quản lý vốn của dự án; thực hiện công tác giải ngân, thanh toán vốn, quyết toán gói thầu hoàn thành theo quy định; phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; phối hợp với các đơn vị chức năng chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.

- Văn Phòng: Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ, triển khai theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, hoạt động của Ban theo định kỳ; tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; giúp lãnh đạo Ban quản lý tổ chức bộ máy và tham mưu công tác hành chính, quản trị văn phòng, văn thư, lưu trữ.

Bảng 2.1: Bảng nhân lực của Ban Quản lý dự án các công trình giao thông STT

Nhân lực của Ban Quản lý dự án các công

trình giao thông Năm

2016 2017 2018 2019 2020

1 Tổng nhân lực 30 30 28 32 30

2 Nhân lực theo vị trí

2.1 Giám đốc 1 1 1 1 1

2.2 Các phó giám đốc 1 1 1 2 3

2.3 Phòng Kế hoạch – kỹ thuật và chuẩn bị dự án 7 7 6 9 7 2.4 Phòng giám sát và quản lý dự án 12 12 12 10 11 2.5 Phòng Tài chính – Kế toán 6 6 5 5 4

2.6 Văn phòng 3 3 3 4 4

3 Nhân lực theo cấp độ đào tạo

3.1 Thạc sỹ 2 2 5 5 11

3.2 Đại học 28 28 23 27 19

4 Nhân lực theo trình độ nghiệp vụ

4.1 Quản lý dự án 19 19 18 19 18

4.2 Giám sát 12 12 12 10 11

4.3 Đấu thầu 7 7 6 9 7

4.5 Thẩm định 7 7 6 9 7

5 Nhân lực theo dân tộc

5.1 Dân tộc kinh 30 30 28 32 29

5.2 Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 1

6 Nhân lực theo kinh nghiệm công tác (Năm)

6.1 Kinh nghiệm theo thời gian 12 12 12 10 11

Nguồn dữ liệu: Ban Quản lý dự án CTGT

Qua bảng 2.1 về nhân lực của Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh từ năm 2016-2020 đều có sự biến động nhân sự ở các phòng chức năng và của toàn Ban quản lý dự án. Trong luận văn này tác giả phân tích về nhân lực kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình đối với các dự án do Ban quản lý dự án làm nhiệm vụ chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư.

Nhân lực trực tiếp kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình tại phòng giám sát và quản lý dự án có sự biến động từ năm 2016-2020 từ 12 biên chế từ năm 2016-2018. Đến năm 2019 nhân lực của phòng còn lại 10 biên chế; năm 2020 nhân sự thực hiện nhiệm vụ kiểm soát còn lại 11 biên chế. Nguyên nhân có sự biến động này do có các bộ điều chuyển công tác đến các cơ quan khác và có cán bộ

điều chuyển về phòng kế hoạch kỹ thuật và chuẩn bị dự án. Khối lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các công trình hiện nay của Ban là rất lớn tuy nhiên với số lượng cán bộ kiểm soát còn khá nỏng so với nhiệm vụ kiểm soát các công trình trên chiều dài các dự án lớn. Nhân lực của Ban đều có trình độ đại học, thạc sỹ để phục vụ nhiệm vụ của Ban quản lý dự án. Việc nhân sự bố trí cho Ban quản lý dự khi các dự án triển khai chưa đảm bảo với khối lượng kiểm soát. Do dó Ban thường xuyên có biện pháp tăng cường nhận lực từ phòng kế hoạch kỹ thuật để tăng cường cho phòng giám sát và quản lý dự án để phục vụ tiến độ chung đối với các dự án đang triển khai.

2.2. Thực trạng chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ được kiểm soát bởi Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2019

2.2.1. Các dự án được quản lý bởi Ban Quản lý dự án các công trình giao thông giai đoạn 2016-2019

Bảng 2.2: Các dự án được quản lý bởi Ban Quản lý dự án giai đoạn 2016-2019

STT Tên dự án Cấp đường Thời gian bắtđầu- kết thúc Tổng mức đầutư (triệu đồng) Nguồn vốn I. Các dự án do Ban Quản lý dự án các công trình giao thông trực tiếp quản lý

1

ĐTXD công trình đường Chà Tở - Mường Tùng huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên

Đường giao thông nông thôn loại A 2010-2017 372.546 Quỹ Kuwait và ngân sách nhà nước 2 Dự án ĐTXD đường Km45 (đường Na Pheo – Si Pha Phìn – Mường Nhé) - Nà Hỳ, huyện Mường Nhé (nay là huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Đường cấp V miền núi 2015-2020 439.300 Ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác 3 Dự án đường Na Sang (Km146+200/QL.12) – TT. Xã Huổi Mí – Nậm Mức (Km452+300/QL.6) – Thị trấn Tủa Chùa – Huổi Lóng, tỉnh Điện Biên (Phân đoạn TT. Tủa Chùa – Nậm Mức – Huổi Mí Đường cấp V – miền núi 2016-2020 690.000 Trái phiếu Chính phủ 4 Dự án đường Phì Nhừ - Phình Giàng – Pú Hồng – Mường Nhà, huyện Điện Biên Đông

Đường cấp VI

miền núi 2016-2020 682.515

Ngân sách Trung ương 5 Dự án ĐTXD công trình đường Quảng Lâm – Huổi Lụ

- Pá Mỳ - huyện Mường Nhé

Đường giao

thông cấp IV 2017-2022 80.000 Ngân sách Trungương

II. Các dự án do Nhà đầu tư thuê Ban Quản lý dự án các công trình giao thông quản lý, điều hành dự án

1

Dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Minh- đồi Độc Lập và khu dân cư (đường vành đai phía bắc), thành phố Điện Biên Phủ

Công trình giao thông

cấp III

2018-2021 285.826 Nhà đầu tư tự huyđộng vốn

Nguồn dữ liệu: Ban Quản lý dự án các CTGT

Trong giai đoạn 2016-2019, Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên đang kiểm soát chất lượng thi công 6 công trình cụ thể như sau:

Trong năm 2016, Ban quản lý dự án đã thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư cho 01 dự án ĐTXD công trình đường Chà Tở - Mường Tùng huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên và giai đoạn 2017-2019, tổ chức khởi công 05 dự án mới Dự án ĐTXD đường Km45 (đường Na Pheo – Si Pha Phìn – Mường Nhé) - Nà Hỳ, huyện

Mường Nhé (nay là huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Dự án đường Na Sang (Km146+200/QL.12) – TT. Xã Huổi Mí – Nậm Mức (Km452+300/QL.6) – Thị trấn Tủa Chùa – Huổi Lóng, tỉnh Điện Biên (Phân đoạn TT. Tủa Chùa – Nậm Mức – Huổi Mí, Dự án đường Phì Nhừ - Phình Giàng – Pú Hồng – Mường Nhà, huyện Điện Biên Đông, Dự án ĐTXD công trình đường Quảng Lâm – Huổi Lụ - Pá Mỳ - huyện Mường Nhé, Dự án đầu tư xây dựng đường Thanh Minh- đồi Độc Lập và khu dân cư (đường vành đai phía bắc), thành phố Điện Biên Phủ bằng các nguồn vốn Ngân sách trung ương, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác để triển khai các dự án. Các dự án do được triển khai trên địa hình miền núi do đó cấp công trình đều từ cấp VI miền núi trở lên. Các dự án đều sử dụng từ nguồn ngân sách trung ương nên việc bố trí vốn để triển khai vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w