CÔNG TRÌNH GIAOTHÔNG VÀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAOTHÔN G

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 33)

- Nguyên nhân thuộc về Ban Quản lý dự án

1.1. CÔNG TRÌNH GIAOTHÔNG VÀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAOTHÔN G

CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH

1.1. Công trình giao thông và chất lượng thi công xây dựng công trìnhgiao thông giao thông

1.1.1. Công trình giao thông

Khái niệm công trình giao thông

Công trình giao thông (CTGT) là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng có tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và đời sống nhân dân.

Công trình giao thông gồm: Công trình đường bộ, đường sắt, cầu, hầm, công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải, công trình hàng không.

Khái niệm công trình giao thông đường bộ

Công trình đường bộ (CTGTĐB) là các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. (Quốc hội, 2008)

Đặc điểm các công trình giao thông

- Tính hệ thống, đồng bộ: Mỗi công trình giao thông đường bộ cần tương thích với toàn bộ hệ thống các công trình giao thông nói riêng và các công trình giao thông nói chung.

- Tính định hướng: Với chức năng phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy các công trình giao thông đường bộ cần được ưu tiên đầu tư.

- Tính chất vùng và địa phương: việc xây dựng các công trình GTĐB phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm địa hình, khí hậu, phong tục tập quán, trình độ phát triển kinh tế xã hội, ý thức của người dân …

- Chi phí đầu tư lớn, thời gian thi công lâu.

- Tuổi thọ công trình ngắn và đòi hỏi phải duy tu sửa chữa thường xuyên trong quá trình sử dụng.

1.1.2. Chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông

Khái niệm chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông

Chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông là việc một hạng mục công trình hoặc công trình giao thông được thi công và nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông được đánh giá qua quá trình kiểm soát của chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát đối với quá trình xây dựng gồm điều kiện trước khi thi công, chất lượng thi công của công trình và chất lượng sản phẩm sau khi thi công. (Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu về kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ).

Chất lượng hoạt động thi công xây dựng công trình trong quá trình: Là quá trình kiểm soát chất lượng thi công đối với nhà thầu thi công đã thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định hiện hành về chất lượng công trình giao thông.

Chất lượng sản phẩm sau khi thi công xây dựng: Là quá trình hoàn thành công việc đối với một hạng mục công trình đảm bảo theo đúng hồ sơ thiết kế được các bên liên quan nghiệm thu hoàn thành theo đúng quy định của pháp luật.

1.2 Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại banquản lý dự án các công trình giao thông tỉnh quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông

Khái niệm kiểm soát

Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đã bảo sự thực hiện theo kế hoạch nhằm phát hiện ra các sai sót, giảm bớt sai sót (Khoa Khoa học quản lý, 2015).

Kiểm soát chất lượng: Là quá trình sử dụng các chỉ tiêu, định mức và các quy định của pháp luật nhằm kiểm soát quá trình tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thông qua kiểm soát nhiều yếu tố khác nhau.

Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông: Là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh của các bên hữu quan đến quá trình đầu tư và xây dựng nhằm tạo nên những sản phẩm xây dựng giao thông phù hợp với những tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đã định, thoả mãn nhu cầu sử dụng của xã hội.

Mục đích kiểm soát chất lượng thi công xây dựng: Các công trình được được đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân để góp phần phát triển kinh tế - xã hội các vùng khó khăn nơi dự án đi qua.

Mục tiêu kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông: Việc kiểm soát công trình nhằm đảm bảo công trình được thi công đúng theo hồ sơ thiết kết, thời gian thực hiện dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt; đảm bảo chất lượng thi công theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về giao thông để góp phần đưa công trình vào khai thác sử dụng.

1.2.2. Nguyên tắc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giaothông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông

Việc kiểm soát chất lượng công trình giao thông dựa trên nguyên tắc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban hành về đầu tư xây dựng; theo đúng hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Qúa trình kiểm soát của chủ đầu tư, tổ chức thi công của nhà thầu xây dựng phải dựa trên hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. Do đó hồ sơ thiết kế là cơ sở để các đơn vị liên quan thực hiện dự án trên nguyên tắc đúng, đủ, chính xác theo hồ sơ thiết kế đã phê duyệt.

Các dự án được kiểm soát trên cơ sở các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành nhằm đảm bảo công trình đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ triển khai dự án; đồng thời việc kiểm soát phải đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình đang thi công và các công trình lân cận.

1.2.3. Bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giaothông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông

Bộ máy kiểm soát chất lượng thi công công trình giao thông gồm hai yếu tố cơ bản đó là cơ cấu bộ máy và nhân lực kiểm soát chất lượng thi công.

Cơ cấu bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình: Tại Ban Quản lý dự án các công trình giao thông thì chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm soát chất lượng thi công công trình giao thông là: Giám đốc Ban, Phó giám đốc Ban, phòng giám sát và quản lý dự án.

Giám đốc Ban Quản lý dự án: Là người đứng đầu cơ quan, lãnh đạo chỉ đạo toàn diện mọi mặt hoạt động và công tác của Ban quản lý dự án đối với các dự án giao thông được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư.

Phó giám Ban Quản lý dự án: Là người tham mưu, giúp việc cho giám đốc tại hiện trường đối với việc kiểm soát chất lượng các công trình giao thông.

Phòng giám sát và quản lý dự án: Là phòng trực tiếp có mặt tại hiện trường để kiểm soát chất lượng thi công của nhà thầu để đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiến độ của dự án.

Bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh thuộc chức năng nhiệm vụ tại phòng giám sát và quản lý dự án. Phòng giám sát và quản lý dự án sẽ kiểm soát chất lượng thi công đối với các nhà thầu xây dựng tại các dự án do Ban làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư nhằm kiểm soát chất lượng, tiến độ tại các gói thầu xây lắp.

Để đảm bảo kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông thì nhân lực kiểm soát chất lượng công trình phải đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có năng lực kiểm soát phù hợp.

Các công trình giao thông hiện nay đang triển khai trên địa bàn tỉnh nói chung và các dự án do Ban quản lý dự án được kiểm soát nói riêng thì nhân lực kiểm soát tại hiện trường các dự án là chủ yếu và rất quan trọng trong quá trình kiểm soát quá trình thi công của nhà thầu tại các hạng mục công trình. Nhân lực kiểm soát của Ban có năng lực, trình độ và đủ về số lượng sẽ đảm bảo cho quá trình kiểm soát các dự án do Ban làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư.

1.2.4. Nội dung kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giaothông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông

Trong quá trình thi công xây dựng công trình thì kiểm soát chất lượng thi công gồm những nội dung cơ bản sau: Kiểm soát chất lượng đầu vào, kiểm soát chất lượng hoạt động thi công xây dựng, kiểm soát chất lượng đầu ra của công trình xây dựng.

Kiểm soát chất lượng đầu vào trong quá trình thi công xây dựng công trình giao thông:

Kiểm soát chất lượng đầu vào được kiểm soát các nguồn vật liệu cơ bản như: vật liệu cát, đá, xi măng, nhựa đường, sắt thép...

Kiểm soát về thiết bị thi công như: Máy xúc, máy ủi, máy toàn đạc, ô tô... Kiểm soát về nhân lực như: Công nhân lái máy, thợ máy, công nhân thủ công, cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn giám sát hiện trường.

Mục tiêu kiểm soát chất lượng đầu vào: Nhằm kiểm soát các nguồn vật liệu khi nhà thầu đưa vào công trình đã bảo đảm chất lượng và đã theo đúng hồ sơ dự thầu của nhà thầu đề xuất. Kiểm soát chất lượng đầu vào nhằm kiểm soát vật liệu khi thi công có đảm bảo chất lượng và đảm bảo các thành phần cơ lý.

Chủ thể kiểm soát: Cán bộ chủ đầu tư, tư vấn giám sát. Nội dung kiểm soát:

- Kiểm soát về thành phần cốt liệu nhỏ, cốt liệu lớn: Kiểm soát về thành phần hạt, hàm lượng tạp chất trong cát, hàm lượng ion Cl- trong cát; kiểm soát hàm lượng bùn, bụi, sét.

- Kiểm soát về thiết bị, nhân lực thi công: Đã đảm bảo về số lượng, chủng loại máy móc. Giấy tờ hợp lệ theo quy định như giấy đăng kiểm, giấy phép sử dụng cho máy mọc, thiết bị yêu cầu an toàn phục vụ cho quá trình thi công.

Kiểm soát chất lượng hoạt động thi công xây dựng: Kiểm soát từng công việc và bộ phận, hạng mục công trình

Mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động thi công: Kiểm soát các hoạt động thi công nhằm đảm bảo chính xác, đủ về khối lượng theo hồ sơ thiết kế và an toàn đối với các hạng mục được đầu tư.

Chủ thể kiểm soát: Cán bộ chủ đầu tư, tư vấn giám sát. Nội dung kiểm soát:

- Kiểm soát các công việc thi công của nhà thầu như: Đào nền đường, thi công công trình thoát nước, hạng mục mặt đường, công trình phòng hộ.

- Nghiệm thu công việc đối với các hạng mục của công trình. - Kiểm soát chất lượng giữa hồ sơ thiết kế và thực tế thi công.

Kiểm soát chất lượng đầu ra của công trình xây dựng: Kiểm soát hạng mục công trình toàn bộ công trình để bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

Mục tiêu kiểm soát chất lượng đầu ra của công trình: Kiểm soát các hạng mục đã thi công hoàn thành để đưa công trình vào khai thác sử dụng theo đúng thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật của công trình.

Chủ thể kiểm soát: Chủ đầu tư. Nội dung kiểm soát:

- Kiểm soát các hạng mục công trình đã hoàn thành có phù hợp về khả năng sử dụng, phù hợp với địa hình; đảm bảo về tính mỹ thuật. chất lượng về công trình.

- Kiểm soát các hang mục nền đường, mặt đường, công trình thoát nước đã đảm bảo so với hồ sơ thiết kế về số lượng, số km chiều dài…

- Kiểm tra khả năng hoạt động của công trình, tính ổn định và bền vững.

1.2.5. Hình thức và công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựng côngtrình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông

1.2.5.1. Hình thức kiểm soát chất lượng thi công xây dựng CTGT

Hình thức kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ có thể được xem xét bằng nhiều cách tiếp cận như sau:

- Theo quá trình thi công: Kiểm soát đầu vào, kiểm soát hoạt động, kiểm soát đầu ra.

- Theo mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng kiểm soát: Kiểm soát được chia thành kiểm soát trực tiếp, kiểm soát gián tiếp.

- Theo mối quan hệ giữa tổng thể của các bộ phận: Kiểm soát chia thành kiểm soát toàn bộ phận công trình, kiểm soát các bộ phận công trình, kiểm soát từng yếu tố công trình.

- Theo tần suất kiểm soát: Kiểm soát theo kế hoạch, kiểm soát thường xuyên, kiểm soát đột xuất.

- Theo tính chất của kiểm soát: Giám sát, kiểm tra, nghiệm thu, thanh tra, kiểm định, giám định.

1.2.5.2. Công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựng CTGT

Việc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ được sử dụng các công cụ như sau:

- Kế hoạch kiểm soát được ban hành của Chủ đầu tư.

- Các tiêu chuẩn, quy định về thi công và nghiệm thu do Chính phủ và các Bộ ngành ban hành.

- Thiết bị: Máy toàn đạc, máy thủy bình, các phần mềm tính toán, máy tính. - Tài liệu: Các báo cáo, nhật ký, bảng tiến độ, biên bản nghiệm thu.

1.2.6. Quy trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giaothông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông

Quy trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ đối với một cuộc kiểm soát được thực hiện các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm soát.

Bước 2: Kiểm tra điều kiện trước khi thi công: Kiểm soát biện pháp tổ chức thi công, kiểm soát năng lực của nhà thầu, kiểm soát về vật liệu cấu kiện, kiểm soát về máy móc, thiết bị sử dụng, kiểm soát hệ thống chất lượng của nhà thầu thi công.

Bước 3: Kiểm tra, kiểm soát quá trình thi công của nhà thầu.

Bước 4: Phân tích, đánh giá, đo lường quá trình thi công của nhà thầu. - Có sự sai lệch trong quá trình thi công so với tiêu chuẩn.

- Đảm bảo các tiêu chuẩn trong quá trình thi công. Bước 5: Điều chỉnh sự sai lệch.

Bước 6: Kết thúc kiểm soát và đưa ra kết luận về chất lượng các hạng mục của công trình.

1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soát chất lượng thi công xây dựngcông trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông

1.2.7.1. Các yếu tố thuộc về ban quản lý dự án các công trình giao thông

Các yếu tố thuộc về ban quản lý dự án các công trình giao thông ảnh hưởng cơ bản tới kiểm soát chất lượng là:

Quan điểm của lãnh đạo: Dự án được triển khai trên cơ sở của hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. Quá trình thi công cán bộ của Ban Quản lý dự án phải thường xuyên kiểm soát quá trình thi công của nhà thầu đồng thời căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành đảm bảo công trình triển khai theo đúng thời gian, đảm bảo chất lượng công trình bền vững phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực dự án đi qua.

Bộ máy của Ban: Ảnh hưởng tới bộ máy kiểm soát, nội dung, hình thức, quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 33)