- Nguyên nhân thuộc về Ban Quản lý dự án
2.3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAOTHÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ
đoạn 2016-2019
2.3.1. Thực trạng bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án
2.3.1.1. Cơ cấu bộ máy kiểm soát chất lượng thi công
Việc kiểm soát chất lượng tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông được chịu trách nhiệm và thực hiện bởi những vị trí công tác và các bộ phận được thể hiện tại sơ đồ 2.1.2
a. Giám đốc Ban quản lý dự án: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật về chất lượng công trình xây dựng.
b. Phó giám đốc phụ trách kiểm soát chất lượng thi công xây dựng
- Là người tham mưu, giúp việc cho giám đốc Ban trong quản lý, điều hành công việc của Ban Quản lý dự án đối với lĩnh vực kiểm soát chất lượng thi công ngoài hiện trường và quản lý các lĩnh vực công tác.
- Trực tiếp phụ trách phòng giám sát và quản lý dự án;
- Thay mặt điều hành phụ trách mặt hiện trường để chỉ đạo nhà thầu thi công; giao ban tại Ban điều hành với các nhà thầu thi công hằng tuần để nắm bắt được tiến độ chung của dự án trực tiếp phụ trách.
+ Chức năng: Chỉ đạo kiểm soát về chất lượng ngoài hiện trường, phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát để kiểm soát việc thi công của nhà thầu xây lắp.
+ Nhiệm vụ: Kiểm soát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, giá thành; an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ; phối hợp các bên liên quan
thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, nghiệm thu hoàn thành công trình bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
c. Phòng giám sát và quản lý dự án
- Tham mưu, giúp việc cho phó giám đốc Ban trong việc kiểm soát, quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ngoài hiện trường đối với tất cả các dự án do Ban Quản lý dự án triển khai.
- Chỉ đạo đối với các dự án do Ban Quản lý dự các dự án giao thông làm chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư.
+ Chức năng: Thực hiện kiểm soát về chất lượng ngoài hiện trường đối với các dự án do Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý các trường hợp phát sinh trong quá trình thi công.
+ Nhiệm vụ: Kiểm soát về chất lượng, khối lượng, tiến độ; an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ; thực hiện công tác nghiệm thu khối lượng công việc, bộ phận, hạng mục đối với các dự án được giao. Đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ do lãnh đạo Ban giao nhiệm vụ.
Hộp 2.1: Cơ cấu bộ máy kiểm soát chất lượng thi công tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên
Hỏi: Theo anh (hoặc chị) với chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án các công trình giao thông thì cơ cấu bộ máy kiểm soát đã được phân định rõ ràng chưa; một số bộ phận đã hợp lý chưa hay cần phải bổ sung, công tác phối hợp có tốt không, có quy chế về kiểm soát chưa.
Trả lời: Là lãnh đạo của Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên và là người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại hiện trường thi theo tôi.
- Ban đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng của Ban. Các phòng sẽ có nhiệm vụ trách nhiệm phân công cho các thành viên từ trưởng phòng, phó phòng, cán bộ. Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng để cho cán bộ của Ban chủ động mọi công việc được giao nhiệm vụ.
- Sự phối hợp với các phòng ban thực hiện rất tốt. Tuy nhiên sự phối hợp với các đơn vị nhà thầu thi công và đơn vị giám sát chưa thực sự tốt ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát các hạng mục công trình.
- Quá trình thực hiện nhiệm vụ cúa các cán bộ tại mặt hiện trường còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện công tác xa, địa hình hiểm trở. Do đó phòng giám sát và quản lý dự án chưa thực hiện quy trình ban hành quy chế cho từng dự án cụ thể. Do đó chưa đánh giá được mặt được và mặt chưa đạt được trong quá trình thi công.
- Trên cơ sở số biên chế do UBND tỉnh giao và thực hiện nhiệm vụ giám sát nên Ban chưa thực hiện đề án vị trí việc làm cho các phòng Ban nên đã ảnh hưởng đến số lượng cán bộ của phòng giám sát và quản lý dự án đang còn thiếu so với nhu cầu thực tế để thực hiện nhiệm vụ.
Nguồn: Tác giả phỏng vấn
Bộ máy kiểm soát tác động trực tiếp đến chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông. Khi quá trình thi công của nhà thầu cần phải có sự hiện diện của cán bộ chủ đầu tư, tư vấn giám sát để kiểm soát các quá trình thi công của nhà thầu. Để kiểm soát nhà thầu từ công việc nhỏ nhất đến khi hoàn thành hạng mục.
Đối với bộ máy kiểm soát chất lượng thi công hiện nay chưa ban hành quy chế hoạt động cho các dự án cụ thể và Ban quản lý cũng chưa ban hành quy chế triển khai thực hiện nhiệm vụ để nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với từng cán bộ
công chức, viên chức của Ban.
2.3.1.2. Nhân lực kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình
Nhân lực kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án được thể hiện tại bảng 2.3
Bảng 2.3: Nhân lực kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình
STT Nhân lực kiểm soát chất lượng Năm
2016 2017 2018 2019 2020 1 Tổng nhân lực 14 14 14 14 15 2 Nhân lực theo bộ phận 2.1 Giám đốc 1 1 1 1 1 2.2 Phó giám đốc 1 1 1 3 3 2.3 Phòng giám sát và quản lý dự án 12 12 12 10 11
3 Nhân lực theo cấp độ đào tạo
3.1 Thạc sĩ - - 01 06 06
3.2 Đại học 14 14 14 14 15
4 Nhân lực theo trình độ nghiệp vụ
4.1 Quản lý dự án 14 14 14 14 15
4.2 Giám sát 14 14 14 14 15
5 Nhân lực theo kinh nghiệm kiểm soát
5.1 Trên 05 năm 12 12 12 12 13
5.2 Kinh nghiệm về nghiệp vụ 14 14 14 14 15
6 Nhân lực theo dân tộc
6.1 Dân tộc kinh 14 14 14 14 15 7 Giới tính 7.1 Nam giới 14 14 14 14 15 8 Độ tuổi 8.1 Trên 40 4 4 4 4 4 8.2 Từ 30-:-40 7 7 7 6 6 8.3 Dưới 30 3 3 3 4 4
Nguồn số liệu: Phòng Giám sát và Quản lý dự án của Ban QLDA các CTGT
Nhân lực kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình chủ yếu tại phòng giám sát và quản lý dự án với kinh nghiệm hầu hết đã qua các dự án cụ thể và được đào tạo bài bản chuyên môn về chuyên ngành xây dựng cầu đường do trường đại học giao thông vận tải đào tạo nên để phục vụ quá trình kiểm soát công trình cần phải có kiến thức chuyên môn về cầu đường để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát. Tuy nhiên cơ cấu nhân lực của phòng còn gặp nhiều hạn chế do lực lượng kiểm soát chất lượng công trình còn hạn chế về biên chế do đó ảnh hưởng đến việc
kiểm soát đối với các dự án có chiều dài lớn, ở vùng sâu vùng xa gây khó khăn cho quá trình kiểm soát. Trên thực tế việc kiểm soát chất lượng công trình phải đầy đủ về nhân lực để kiểm soát các dự án.
Nhân lực kiểm soát chất lượng thi công tại Ban Quản lý dự án các công trình giao thông cần phải có nghiệp vụ cơ bản về đầu tư xây dựng công trình giao thông và có kinh nghiệm thực tiễn, hiểu rõ được các quy trình tổ chức triển khai thực hiện. Các dự án đều được triển khai thực hiện ở các vùng khó khăn những nơi điều kiện người dân tộc thiểu số sinh sống như: HMông, Thái, Hà Nhì, Dao... do đó việc giao tiếp của cán bộ của Ban đối với nhân dân còn nhiều hạn chế để tuyên truyền đến nhân dân khi có vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Hộp 2.2: Phỏng vấn về nhân lực kiểm soát chất lượng công trình tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên
Hỏi: Theo anh (hoặc chị) với nhân lực hiện nay của Ban Quản lý dự án đã đầy đủ để đảm bảo nhiệm vụ kiểm soát chưa. Và nhân lực có trình độ, kinh nghiệm đã được Ban sử dụng như thế nào trong việc kiểm soát chất lượng công trình.
Trả lời:
- Nhân lực hiện nay của Ban Quản lý dự án chưa đầy đủ về số lượng để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng thi công công trình. Nguyên nhân do lực lượng của phòng có 12 người bao gồm cả lãnh đạo phòng nên quá trình thực hiện các nhiệm vụ của ban tại hiện trường đang còn thiếu ở một số dự án. Mặt khác biên chế của Ban hiện nay là 34 người trên tổng biên chế giao cho Ban là 34. Trong quá trình thi công cần yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, lãnh đạo Ban lên phương án điều động, tăng cường cán bộ phòng kế hoạch và chuẩn bị dự án cho phòng giám sát và quản lý dự án để thực hiện kiểm soát chất lượng thi công.
- Nhân lực có trình độ và kinh nghiệm trong quá trình kiểm soát thi công xây dựng thì Ban luôn yêu cầu trao đổi, phối hợp cùng nhau xử lý đối với các trường hợp phức tạp để đề xuất cho lãnh đạo Ban xử lý theo thẩm quyền.
Nguồn dữ liệu: Tác giả phỏng vấn
Nhân lực kiểm soát soát chất lượng phải là những cán bộ có kiến thức sâu về chuyên ngành giao thông và nắm được các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Đồng thời phải là những cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn, đã nắm bắt được các quy trình thi công đối với các dự án giao thông. Kiểm soát chất lượng thi công đối với các công trình giao thông nói riêng và công trình xây dựng nói chung thì
không thể thiếu được người cán bộ kiểm soát.
2.3.2. Thực trạng nội dung kiểm soát chất lượng thi công xây dựng côngtrình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án