- Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Bộ luật dân sự năm 2015 thì
“Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Bộ luật này quy định về quyền nhân thân từ điều 24 tới điều 39. Ngoài Điều 25 quy định khái quát về quyền nhân thân, các điều luật còn lại quy định về các quyền nhân thân cụ thể.
Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền đƣợc nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viêngia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau đối với cha, mẹ của mình.
Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan [28, Điều 39].
Nhƣ vậy, quyền kết hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân và không gắn liền với tài sản. Pháp luật bảo đảm quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân nhƣng cá nhân chỉ có thể thực hiện quyền này khi đáp ứng đƣợc các điều kiện
29
nhất định do pháp luật quy định. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi thực hiện quyền kết hôn, mỗi cá nhân cần phải đáp ứng điều kiện vềđộ tuổi; sự tự nguyện kết hôn; không bị mất năng lực hành vi dân sự và các trƣờng hợp cấm kết hôn nhƣ: Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những ngƣời đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể; bố dƣợng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn với ngƣời khác hoặc chƣa có vợ, chƣa có chồng mà kết hôn với ngƣời đang có chồng, có vợ … Bởi khi thực hiện quyền kết hôn trong trƣờng hợp bị cấm sẽ làm ảnh hƣởng đến các chủ thể trong mối quan hệ khác và đi ngƣợc lại thuần phong mĩ tụccủa ngƣời Việt Nam.
- Việc kết hôn của nam, nữ phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung
thực, khách quan và chính xác.
Khi nam và nữ đủ các điều kiện kết hôn theo quy định và nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì đƣợc ghi vào Sổ đăng ký kết hôn. Việc ghi các thông tin trong Sổ nhƣ họ và tên, ngày tháng năm sinh… phải tuyệt đối đầy đủ, chính xác. Khi nam và nữ ký vào Sổ đăng ký kết hôn thì xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ và làm phát sinh nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau. Trong trƣờng hợp không đủ điều kiện để đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì ngƣời đứng đầu cơ quan đăng ký từ chối bằng văn bản và phải nêu rõ lý do vì sao từ chối.
- Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ được đăng ký tại một cơ
quan đăng ký có thẩm quyền.
Theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tƣ số 15/2015/TT-
30
BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tƣ pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài bao gồm: UBND cấp huyện, UBND cấp xã đối với các trƣờng hợp công dân Việt Nam cƣ trú ở vùng biên giới kết hôn với công dân các nƣớc láng giềng cùng cƣ trú ở vùng biên giới giáp với Việt Nam; cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc ngoài. Nếu việc kết hôn đã đƣợc thực hiện ở nƣớc ngoài mà phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam thì đƣợc công nhận quan hệ kết hôn và đƣợc ghi vào sổ hộ tịch.
Sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch, cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm phải cập nhật việc kết hôn của cá nhân một cách kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Việc nhập cơ sở dữ liệu hộ tịch giúp cho nhà nƣớc quản lý một cách dễ dàng các vấn đề liên quan đến nhân thân của mỗi cá nhân.
- Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký kết hôn.
Thủ tục hành chính nói chung và thủ tục đăng ký kết hôn nói riêng đƣợc công khai, minh bạch. Hiện nay, việccông khai thủ tục hành chính đƣợc thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính. Qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đồng thời là cơ sở, điều kiện để ngƣời dân thực hiện quyền giám sát quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đối với công chức nhà nƣớc.