Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu tổng hợp và khảo sát hoạt tính của hệ phụ gia vi nhũ thế hệ mới cho nhiên liệu diesel (Trang 46 - 47)

Việt Nam đứng trong top 10 nước ô nhiễm không khí trên thế giới (Theo

The Environmental Performance Index). Bên cạnh đó, một nghiên cứu về hơn

190 quốc gia cho thấy Việt Nam đứng thứ 23 trong số các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu.

Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức về nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong vòng một thập kỷ tới. Giai đoạn tới có thể xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng nội địa, và Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng, mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu các loại năm 2019 đạt 9,8 triệu tấn, trị giá 5,95 tỷ USD, giá trung bình 607,7 USD/tấn. Riêng tháng 12/2019 nhập khẩu 952.468 tấn xăng dầu, tương đương 561,85 triệu USD, giá trung bình 589,9 USD/tấn, giảm 4,7% về lượng, giảm 5,3% về kim ngạch và giảm 0,6% về giá so với tháng 11/2019, nhưng so với cùng tháng năm 2018 thì tăng mạnh 36,3% về

lượng, tăng 46,4% về kim ngạch và tăng 7,4% về giá. Tuy nhiên, nhập khẩu xăng dầu các loại trong quý 1/2020 giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2019, với mức giảm tương ứng 11,5%, 20,1% và 9,7%, đạt 1,84 triệu tấn, trị giá 980,13 triệu USD, giá trung bình 532,4 USD/tấn [100], nguyên nhân là do tác động to lớn của Đại dịch COVID-19. Với việc phụ hồi trở lại của nền kinh tế hậu COVID, dự báo khả năng tăng trưởng nhanh, mạnh về lượng, kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, mạnh trong nửa cuối năm 2020.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu tổng hợp và khảo sát hoạt tính của hệ phụ gia vi nhũ thế hệ mới cho nhiên liệu diesel (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)