5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo tỉnh Bắc Giang
Ngay từ đầu giai đoạn 2011-2015, mục tiêu giảm hộ nghèo của Tỉnh đã được Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII đề ra, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,1%/năm. Sau ba năm triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo (2011- 2013) (theo chuẩn nghèo mới - Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh đã giảm đáng kể, cụ thể: Đầu giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 7,68% (kết quả tổng điều tra rà soát tháng 10/2010), đến cuối năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,89%, cuối năm 2012 giảm còn 3,52% (bình quân mỗi năm giảm 2,08% vượt 0,98%/năm so với mục tiêu). Đến năm cuối năm 2013, toàn tỉnh còn 7.887 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,42% so với tổng số hộ dân, trong đó:
-Khu vực thành thị: Số hộ nghèo đầu giai đoạn là 3.107 hộ (chiếm 1,03%), đến cuối năm 2013 giảm xuống còn 1.396 hộ, chiếm 0,43% so với số hộ dân khu vực thành thị.
-Khu vực nông thôn: Số hộ nghèo đầu giai đoạn là 19.943 hộ (chiếm 6,64%), đến cuối năm 2013 giảm xuống còn 6.495 hộ, chiếm 2,0% so với số hộ dân khu vực nông thôn.
-Khu vực miền núi, dân tộc thiểu số: Đầu giai đoạn có 54 xã thuộc vùng khó khăn có số hộ nghèo là 12.669 (chiếm tỷ lệ 34,75% tổng số hộ của khu vực), trong đó 24 xã thuộc Chương trình 135 chiếm tỷ lệ nghèo là 63,4% tương đương 8.451 hộ nghèo. Đến cuối năm 2013, số hộ nghèo của 54 xã vùng khó khăn còn 4.594 hộ, chiếm 11,32% tổng số hộ dân trong khu vực; đối với các xã thuộc chương trình 135,
27
đến cuối năm 2015 có 25 xã với số hộ nghèo là 3.343 hộ, chiếm 20,93% tổng số hộ dân trong khu vực. Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo (sau đây gọi chung là đối tượng nghèo), ưu tiên các đối tượng nghèo thuộc vùng khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, đối tượng nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng nghèo.Thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, mở rộng đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp của xã hội. Là một trong những địa phương đi đầu trong công tác giảm nghèo bền vững. [13]
1.2.3. Những kinh nghiệm rút ra cho QLNN về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn