Những kinh nghiệm rút ra cho QLNN về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Những kinh nghiệm rút ra cho QLNN về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh

Như vậy, qua nghiên cứu một số kinh nghiệm, mô hình giải quyết vấn đề nghèo đói của các nước trong khu vực và một số huyện, thành phố (trực thuộc tỉnh) trong nước có thể rút ra một số kinh nghiệm trong việc thực hiện QLNN về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:

-Một là, QLNN về giảm nghèo phải luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển, là bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm. Nhà nước ngoài việc đầu tư cho sự phát triển chung, phải có cơ chế chính sách rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi với từng vùng, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, củng cố kiện toàn ban chỉ đạo các cấp nhất là cấp xã, xây dựng ban chỉ đạo giảm nghèo vững mạnh để thực hiện tốt các chính sách, mục tiêu đề ra.

-Hai là, để đạt được mục tiêu giảm nghèo phải có sự quan tâm của Đảng, của Chính phủ, sự quyết tâm chỉ đạo thực hiện của chính quyền, sự vào cuộc của các ngành các cấp và toàn xã hội. Hay nói cách khác cần phải thực hiện xã hội hóa công tác XĐGN, tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và có cơ chế động viên, khuyến khích sự cố gắng nỗ lực vươn lên của người nghèo.

28

-Ba là, phải thấy được việc thực hiện QLNN về giảm nghèo là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nó liên quan đến mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, nó liên quan đến hoạt động của nhiều ngành và các cấp chính quyền khác nhau. Vì vậy để đạt được hiệu quả trong việc thực hiện QLNN về giảm nghèo phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng. Các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng, đồng thời phải có sự lồng ghép các hoạt động, chương trình, dự án đầu tư với mục tiêu thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

-Bốn là, trong triển khai thực hiện phải tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ để xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác với phân tích có căn cứ, có khoa học, thực tiễn của những vùng nghèo, xã nghèo khác nhau. Từ đó kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng vùng khác nhau. Đây là cơ sở đề ra chính sách và biện pháp cụ thể, vừa là cơ sở để đo đếm, đánh giá kết quả đạt được, định ra phương hướng, giải pháp, hành động tiến trình thực hiện QLNN về giảm nghèo.

29

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần trả lời một số câu hỏi sau:

- Thực trạng quản lý giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 như thế nào?

- Những thành tựu và hạn chế và những nguyên nhân trong công tác quản lý giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 là gì?

- Giải pháp nào để tăng cường công tác quản lý giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn cho giai đoạn tới?

2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1. Nguồn thông tin, số liệu

2.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, Internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan đến công tác giảm nghèo, quản lý giảm nghèo, các báo cáo của UBND huyện, xã và Hội liên hiệp phụ nữ/phụ nữ.

2.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra đã mô tả ở thông qua phiếu điều tra đã xây dựng sẵn được mô tả chi tiết tại phần Phụ lục.

Đối tượng chính của nghiên cứu này là các cán bộ giảm nghèo tại địa phương. Vì thế, tại mỗi huyện/thành phố một cán bộ của các sở, phòng, ban như sở/phòng LĐ - TB - XH, Hội phụ nữ ... được lựa chọn để phỏng vấn. Ngoài ra, các cán bộ xã cũng được tham vấn để đánh giá thực trạng và tìm kiếm những giải pháp. Do số lượng xã lớn trong khi các nguồn lực của nghiên cứu lại hạn chế, tại mỗi huyện, một xã được chọn ngẫu nhiên để khảo sát thông tin từ danh sách xã do cán bộ địa phương cung cấp. Từ mỗi xã được chọn, hai cán bộ (thường là lãnh đạo xã quản lý vấn đề giảm nghèo và một cán bộ Hội phụ nữ) được lựa chọn để thu thập thông tin. Dù các hộ nghèo/cận nghèo không phải là đối tượng điều tra chính, nhưng để việc đánh giá công

30

tác quản lý giảm nghèo được khách quan, 392 hộ nghèo tại xã được chọn cũng được khảo sát thông tin. Số mẫu các hộ nghèo được chọn được tính toán từ công thức chọn mẫu Slovin. Cụ thể, theo số liệu từ Sở LĐ - TB - XH tỉnh Bắc Kạn, số lượng các hộ nghèo của tỉnh đầu năm 2020 là 15.722 (N), sai số (e) được lựa chọn ở mức 5%, cỡ mẫu hộ nghèo được tính như sau:

n = 15722

(1 + 15722 ∗ 0.052)= 390

Do có 8 huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh nên số hộ được chọn từ mỗi huyện/thành phố để khảo sát là 390/8 = 48,8, làm tròn thành 49 và vì thế, tổng số hộ nghèo khảo sát làm tròn thành 392. Tổng số mẫu khảo sát từ tất cả các đối tượng là 426. Thông tin cụ thể được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Số Lượng Mẫu Khảo Sát

STT Đối tượng Tổng

1 Hộ nghèo 392 (49/xã * 1 xã * 8 huyện/thành phố) 3 Cán bộ cấp xã 16 (2/xã * 1 xã * 8 huyện/thành phố) 4 Cán bộ cấp huyện 16 (2/huyện * 8 huyện/thành phố) 5 Cán bộ cấp tỉnh 2 (Sở LĐ TB XH, HLHPN)

Tổng 426

Nguồn: Thiết kế của tác giả.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính và sử dụng ứng dụng Excel để tổng hợp và xử lý. Từ đó, kết quả được phản ảnh/trình bày dưới dạng bảng số liệu, đồ thị hoặc sơ đồ.

Các phương pháp phân tích và xử lý thông tin, gồm:

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân về số hộ nghèo/cận nghèo, số hộ thoát nghèo/cận nghèo của tỉnh.

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả giảm nghèo ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, so sánh quá trình thực hiện giữa cơ sở này với cơ sở khác để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của công tác giảm nghèo.

31

- Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia: Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo địa phương, các cán bộ phụ trách giảm nghèo, các cá nhân, điển hình tiên tiến trong công tác giảm nghèo. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để đánh giá kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

- Số hộ gia đình, số hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh và các huyện. Chỉ tiêu này được thống kê từ các Báo cáo giảm nghèo hàng năm của tỉnh. Nó cho biết tỷ trọng hộ nghèo/cận nghèo so với tổng số hộ gia đình toàn tỉnh;

- Số hộ thoát nghèo, cận nghèo của tỉnh và các huyện. Chỉ tiêu này được thống kê từ các Báo cáo giảm nghèo hàng năm của tỉnh. Nó cho biết thành tựu giảm nghèo của toàn tỉnh;

- Số hộ tái nghèo, cận nghèo của tỉnh và các huyện. Chỉ tiêu này được thống kê từ các Báo cáo giảm nghèo hàng năm của tỉnh. Nó cho biết số hộ tái nghèo/cận nghèo toàn tỉnh;

- Nguồn vốn giảm nghèo theo thời gian và địa phương. Chỉ tiêu này được thống kê từ các Báo cáo giảm nghèo, Kế hoạch giảm hàng năm của tỉnh. Nó cho biết đầu tư của tỉnh vào công tác giảm nghèo;

- Các chương trình giảm nghèo theo thời gian và địa phương Chỉ tiêu này được thống kê từ các Báo cáo giảm nghèo hàng năm của tỉnh. Nhiều chương trình giảm nghèo sẽ giúp người nghèo có thêm nhiều công cụ để giảm nghèo và ngược lại;

2.3.2. Các chỉ tiêu định tính

- Chất lượng của công tác giảm nghèo. Các đối tượng điều tra sẽ được tham vấn nhằm đánh giá chất lượng của công tác giảm nghèo tại vùng nghiên cứu thông qua cách cho điểm trên thang đo Likert từ 1 đến 5. Tuỳ thuộc vào chỉ tiêu nghiên cứu mà chất lượng tốt nhất cho đến kém nhất sẽ được cho điểm từ 1 đến 5 hoặc ngược lại.

32

- Chất lượng của công tác quản lý giảm nghèo. Các đối tượng điều tra sẽ được tham vấn nhằm đánh giá chất lượng của công tác quản lý giảm nghèo tại vùng nghiên cứu thông qua cách cho điểm trên thang đo Likert từ 1 đến 5. Tuỳ thuộc vào chỉ tiêu nghiên cứu mà chất lượng tốt nhất cho đến kém nhất sẽ được cho điểm từ 1 đến 5 hoặc ngược lại.

- Mức độ và hướng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo. Các đối tượng điều tra sẽ được tham gia đánh giá mức độ và chiều tác động của các yếu tố chủ quan cũng như khách quan đến chất lượng của công tác giảm nghèo tại vùng nghiên cứu thông qua cách cho điểm trên thang đo Likert từ 1 đến 5.

- Mức độ và hướng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giảm nghèo. Các đối tượng điều tra sẽ được tham gia đánh giá mức độ và chiều tác động của các yếu tố chủ quan cũng như khách quan đến chất lượng của công tác quản lý giảm nghèo tại vùng nghiên cứu thông qua cách cho điểm trên thang đo Likert từ 1 đến 5.

33

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội

3.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, đơn vị hành chính và dân số

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Cụ thể:

-Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng -Phía Đông giáp Lạng Sơn -Phía Nam giáp Thái Nguyên -Phía Tây giáp Tuyên Quang

Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm. Lãnh thổ Bắc Kạn nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.

Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 44.116 ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366 ha chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là 28.514 ha, chiếm 5,87%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…

Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 07 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 108 xã, phường, thị trấn.

Dân số Bắc Kạn (tính tại thời điểm ngày 01/4/2019) là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước. Trong đó, dân tộc Kinh có 37.615 người, chiếm 11,98%; dân tộc Tày có 165.055 người, chiếm 52,58%; dân tộc Nùng có 28.709 người, chiếm 9,15%;

34

dân tộc Dao có 56.063 người, chiếm 17,86%; dân tộc Mông có 22.607 người, chiếm 7,20%, dân tộc Sán Chay là 1.680 người, chiếm 0,54%; còn lại là dân tộc khác có 2.176 người, chiếm 0,69%. Mật độ dân số là 65 người/km2.

Bắc Kạn có nguồn tài nguyên rừng lớn với tổng diện tích là 369,784.67 ha. Ttrong đó, rừng sản xuất chiếm 72.62% và phần còn lại là rừng đặc dụng. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt trên 72%.Tổng diện tích đất tự nhiên là 485,996 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp là 413,366 ha, đất nông nghiệp chiếm 44,116 ha, phần còn lại là đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng. Tổng lượng dòng chảy từ sông, suối, ao, hồ ước tính khoảng 3.4 tỷ mét khối mỗi năm. Tổng trữ lượng khoáng sản toàn tỉnh khoảng 27.8 triệu tấn. Trong đó, quặng sắt khoảng 10 triệu tấn, chì khoảng 4.8 triệu tấn. Phần còn lại là bo-rít, phốt pho rít, vàng, ăng ti mon, thạch anh, đá vôi trắng, trữ lượng khoảng 23 triệu mét khối.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội

3.2.1.1. Tình hình kinh tế

Ngày 07/9/2020, Tổng cục Thống kê thông báo dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Kạn năm 2020 là 3,88%, trong đó: Nông, lâm nghiệp tăng trưởng 6,32%; Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 4,31% (Công nghiệp tăng 4,94%; xây dựng 3,95%); Dịch vụ tăng trưởng 2,48%.

3.2.1.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 177,6 nghìn tấn, đạt 101% kế hoạch, bằng 100% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng vụ mùa ước đạt 90.780 tấn, đạt 102% kế hoạch, trong đó, diện tích lúa mùa 14.162 ha, đạt 102% kê hoạch, năng suất ước đạt 47,79 tạ/ha, sản lượng 67.674 tấn, đạt 103% kế hoạch; diện tích gieo trồng ngô vụ mùa 5.439 ha, đạt 97% KH, năng suất ước đạt 42,48 tạ/ha; sản lượng 23.106 tấn, đạt 101 % kế hoạch.

Tình hình chăn nuôi nhìn chung còn khó khăn do dịch bệnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 63,2 nghìn con đại gia súc, đạt 92% kế hoạch, bằng 94,2% so với cùng kỳ năm 2019; có 128 nghìn con lợn, đạt 92% kế hoạch, bằng 96,7% cùng kỳ; có 1.944,2 nghìn con gia cầm, đạt 113% kế hoạch, bằng 124,8% so với cùng kỳ.

35

Tỉnh đã hoàn thành công tác trồng rừng năm 2020. Tổng diện tích trồng rừng đến nay 7.235 ha, đạt 123% kế hoạch (trồng phân tán 3.277 ha, trông tập trung 3.958). Diện tích rừng đã trồng đang trong chu kỳ chăm sóc trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 - 2019 là 6.176 ha, trong đó rừng phòng hộ 109 ha, rừng sản xuất 6.067 ha. Sản lượng khai thác gỗ 202.489 m3, đạt 79% kế hoạch.

3.2.1.3. Công nghiệp và xây dựng cơ bản

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tháng 10/2020 ước đạt 125 tỷ đồng, tăng 3,9% so với tháng trước, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng năm 2020 ước đạt 1.075,270 tỷ đồng, tăng 3,94% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 77,69% kế hoạch năm 2020.

Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh là 2.892,2 tỷ đồng, đến hết ngày 20/10/2020 giải ngân được 1.648,8 tỷ đồng, đạt 57% kế hoạch.

3.2.1.4. Dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh tháng 10/2020 ước đạt 472,4 tỷ đồng, tăng 0,9% so tháng trước và tăng 2,0% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng năm 2020 ước đạt 4.190,8 tỷ đồng, bằng 93,0% so cùng kỳ năm trước, đạt 64,3% kế hoạch năm 2020.Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu từ đầu năm đến nay đạt 8,828 triệu USD, đạt 88,28% kế hoạch, trong đó: Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,715 triệu USD với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gỗ dán ép, đũa gỗ, chì chưa gia công, quả mơ gừng đã sơ chế; kim ngạch nhập khẩu đạt 4,113 triệu USD với mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, ven làm lớp mặt, tinh quặng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)