Nguồn thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 39 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Nguồn thông tin, số liệu

2.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, Internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan đến công tác giảm nghèo, quản lý giảm nghèo, các báo cáo của UBND huyện, xã và Hội liên hiệp phụ nữ/phụ nữ.

2.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra đã mô tả ở thông qua phiếu điều tra đã xây dựng sẵn được mô tả chi tiết tại phần Phụ lục.

Đối tượng chính của nghiên cứu này là các cán bộ giảm nghèo tại địa phương. Vì thế, tại mỗi huyện/thành phố một cán bộ của các sở, phòng, ban như sở/phòng LĐ - TB - XH, Hội phụ nữ ... được lựa chọn để phỏng vấn. Ngoài ra, các cán bộ xã cũng được tham vấn để đánh giá thực trạng và tìm kiếm những giải pháp. Do số lượng xã lớn trong khi các nguồn lực của nghiên cứu lại hạn chế, tại mỗi huyện, một xã được chọn ngẫu nhiên để khảo sát thông tin từ danh sách xã do cán bộ địa phương cung cấp. Từ mỗi xã được chọn, hai cán bộ (thường là lãnh đạo xã quản lý vấn đề giảm nghèo và một cán bộ Hội phụ nữ) được lựa chọn để thu thập thông tin. Dù các hộ nghèo/cận nghèo không phải là đối tượng điều tra chính, nhưng để việc đánh giá công

30

tác quản lý giảm nghèo được khách quan, 392 hộ nghèo tại xã được chọn cũng được khảo sát thông tin. Số mẫu các hộ nghèo được chọn được tính toán từ công thức chọn mẫu Slovin. Cụ thể, theo số liệu từ Sở LĐ - TB - XH tỉnh Bắc Kạn, số lượng các hộ nghèo của tỉnh đầu năm 2020 là 15.722 (N), sai số (e) được lựa chọn ở mức 5%, cỡ mẫu hộ nghèo được tính như sau:

n = 15722

(1 + 15722 ∗ 0.052)= 390

Do có 8 huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh nên số hộ được chọn từ mỗi huyện/thành phố để khảo sát là 390/8 = 48,8, làm tròn thành 49 và vì thế, tổng số hộ nghèo khảo sát làm tròn thành 392. Tổng số mẫu khảo sát từ tất cả các đối tượng là 426. Thông tin cụ thể được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Số Lượng Mẫu Khảo Sát

STT Đối tượng Tổng

1 Hộ nghèo 392 (49/xã * 1 xã * 8 huyện/thành phố) 3 Cán bộ cấp xã 16 (2/xã * 1 xã * 8 huyện/thành phố) 4 Cán bộ cấp huyện 16 (2/huyện * 8 huyện/thành phố) 5 Cán bộ cấp tỉnh 2 (Sở LĐ TB XH, HLHPN)

Tổng 426

Nguồn: Thiết kế của tác giả.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý giảm nghèo cho hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)