8.2.2.1. Kiểm tra công đoạn phân loại, lựa chọn và rửa
- Kiểm tra chất lƣợng của nguyên liệu, phải loại bỏ hết những quả hƣ hỏng, không đạt độ chín tiêu chuẩn.
- Kiểm tra độ sạch của nguyên liệu sau khi rửa.
8.2.2.2. Kiểm tra công đoạn bóc vỏ, tước xơ
- Kiểm tra độ sạch của chuối sau bóc vỏ.
8.2.2.3. Kiểm tra công đoạn chần
- Kiểm tra nhiệt độ dung dịch chần cho phù hợp với nguyên liệu bằng nhiệt kế thủy ngân hoặc các dụng cụ đo khác.
- Bên cạnh đó cũng cần theo dõi kỹ nhiệt độ của nguyên liệu sau quá trình chần, nếu không phù hợp phải điều chỉnh lại nhiệt độ dung dịch chần hoặc thời gian chần.
- Kiểm tra màu, mùi của quả sau khi chần bằng các dụng cụ chuyên dụng hoặc đơn giản bằng phƣơng pháp cảm quan đối với một số chỉ tiêu.
- Thời gian kiểm tra: cứ sau 1 giờ kiểm tra một lần.
8.2.2.4. Kiểm tra công đoạn xử lý hóa học
- Nồng độ dung dịch SO2 0,5% trong quá trình ngâm cũng nhƣ hàm lƣợng SO2 0,5% còn tồn đọng trên nguyên liệu cần đƣợc kiểm tra theo dõi.
- Thực hiện bằng cách lấy mẫu rồi đƣa về phòng phân tích kiểm tra lại.
- Thời gian kiểm tra: 2h một lần.
8.2.2.5. Kiểm tra công đoạn chà - ép
- Kiểm tra hiệu suất chà - ép, mức độ mịn của dịch chà, độ pH dịch quả, hàm lƣợng chất khô.
8.2.2.6. Kiểm tra công đoạn cô đặc
- Bằng cách lấy kiểm tra hàm lƣợng chất khô đạt đƣợc qua từng nồi, phân tích cảm quan các thông số về màu sắc, mùi vị của dịch puree.
- Kiểm tra hàm lƣợng chất khô và sự biến đổi các chất dƣới tác dụng của nhiệt độ.
- Thời gian kiểm tra: 1h một lần.
8.2.2.7. Kiểm tra công đoạn đồng hóa
- Kiểm tra áp suất đồng hóa thông qua bảng điều khiển ở máy, độ mịn của sản phẩm thông qua việc lấy mẫu theo chu kỳ sản xuất sau đó đƣa đến phòng thí nghiệm phân tích.
8.2.2.8. Kiểm tra công đoạn bài khí
- Kiểm tra vận hành thiết bị, theo dõi nhiệt độ trong quá trình nâng nhiệt bài khí hàm lƣợng khí còn lại trong sản phẩm sau khi bài khí
8.2.2.9. Kiểm tra công đoạn rót hộp, ghép mí
- Kiểm tra độ kín của hộp, thể tích hộp.
8.2.2.10. Kiểm tra công đoạn thanh trùng
- Kiểm tra nhiệt độ, thời gian thanh trùng.
- Đảm bảo màu sắc, hƣơng vị sản phẩm không đƣợc biến đổi. 8.2.2.11 Kiểm tra công đoạn dán nhãn
- Kiểm tra hoạt động máy dán nhãn, độ dính của keo dán, các chỉ tiêu về nhãn dán.
8.2.2.12. Kiểm tra công đoạn bảo ôn
- Kiểm tra sản phẩm có đủ tiêu chuẩn để xuất xƣởng hay không.
- Để đánh giá và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Phải thƣờng xuyên kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi đƣa đến khách hàng tiêu dùng. Việc kiểm tra do bộ phận KCS đảm nhận. Cần kiểm tra các chỉ tiêu:
+ Độ ẩm của sản phẩm.
+ Các chỉ tiêu cảm quan: màu sắc, hƣơng vị. + Chất lƣợng bao bì.
Chƣơng 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH XÍ NGHIỆP – PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh và phòng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp cần đƣợc quán triệt thực hiện ở phạm vi toàn nhà máy, cụ thể là chú trọng, cải thiện điều kiện làm việc của ngƣời lao động, đảm bảo cho ngƣời lao động đƣợc làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và hạn chế đƣợc các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, qua đó giúp ngƣời lao động yên tâm lao động sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và cũng là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.
Căn cứ mục 1, chƣơng IX bộ Luật Lao Động và điều 24 pháp lệnh Bảo Hộ Lao Động của nƣớc CHXHCN Việt Nam để ban hành nội quy an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hiện lao động tại công ty.