- Công tác đào tạo: tổ chức các lớp đào tạo thích hợp và liên tục cho các nhân viên về xử lý vệ sinh thực phẩm và về vệ sinh cá nhân, để cho những ngƣời đó hiểu đƣợc cách phòng ngừa cần thiết cho việc chống nhiễm bẩn thực phẩm.
- Kiểm tra y tế: những ngƣời tiếp xúc với thực phẩm trong công việc của mình phải đƣợc khám y tế trƣớc khi tuyển dụng do tính chất của thực phẩm chế biến trong mỗi cơ sở riêng biệt hoặc xem xét lý lịch sức khoẻ của ngƣời sẽ làm công việc xử lý thực phẩm.
- Rửa tay: bất cứ ai trong khi làm nhiệm vụ trong khu vực xử lý thực phẩm cũng phải rửa tay thƣờng xuyên và kỹ với một chế phẩm thích hợp để rửa tay dƣới vòi nƣớc máy ấm theo đúng các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm. Bàn tay phải đƣợc rửa luôn trƣớc khi bắt đầu làm việc, ngay sau khi đi vệ sinh, hay sau khi xử lý vật liệu bị nhiễm bẩn và bất cứ khi nào cần thiết. Sau khi xử lý bất cứ vật liệu gì có thể truyền bệnh, cũng phải rửa tay và sát trùng ngay lập tức.
- Bất cứ ai trong khi làm nhiệm vụ trong khu vực xử lý thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu cao về vệ sinh cá nhân và vào mọi lúc khi làm việc phải mặc quần áo bảo hộ thích hợp kể cả mũ đội đầu và giày, không đƣợc mang bất cứ đồ trang sức nào không an toàn khi tham gia xử lý thực phẩm.
- Nghiêm cấm bất cứ hành vi cá nhân nào có thể đƣa đến nhiễm bẩn thực phẩm nhƣ ăn uống, hút thuốc lá, nhai (kẹo cao su, ngậm tăm, ăn trầu, …) hoặc những hành động mất vệ sinh nhƣ khạc nhổ.
- Tất cả các quần áo bảo hộ cần đƣợc bảo quản ở những nơi vệ sinh tránh ảnh hƣởng đến quá trình gia công chế biến thực phẩm.
- Những ngƣời đang bị mắc các bệnh nhiễm trùng thuộc danh mục đã đƣợc Bộ Y tế quy định không đƣợc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hay chế biến thực phẩm.
- Đối với khách tham quan: không mắc các bệnh đƣờng hô hấp cấp tính, phải mặc quần áo bảo hộ và thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh cá nhân trƣớc khi vào các khu vực sản xuất yêu cầu chế độ vệ sinh cao.