tức đến giá cổ phiếu niêm yết
Để xem xét liệu có sự biến động về giá trước những thông tin được công bố, Isakov và Pérignon (2001) đã điều tra về sự biến động của độ lệch chuẩn trung bình (ISD) xung quanh các ngày công bố. Họ phát hiện ra rằng ISD tăng nhẹ trước khi công bố thông tin, điều này cho thấy rằng thị trường đang đợi những thông tin không chắc chắn. Vào ngày thông báo, ISD giảm và tiếp tục giảm trong 4 ngày tiếp theo, cho thấy sự phản ứng ngay và liên tục trong biến động thị trường và sự hiện diện của các sự kiện chứa tin xấu. Về khía cạnh thông tin tốt và xấu, họ đã đi đến kết luận rằng
ISD sẽ giảm trong trường hợp có tin tốt và ổn định trong
trường hợp có tin xấu. Cuối
cùng, họ giải thích rằng cần phải có nhiều ngày để ISD quay
trở lại mức độ dài hạn
sau khi thông báo về khoản thu nhập. Sau khi phân tích hành
vi của biến động, tác
giả kết luận tồn tại sự biến động về giá mạnh mẽ xung quanh
ngày công bố thông tin.
Độ lệch chuẩn phải mất vài ngày để trở lại mức độ dài hạn của
nó sau khi công bố
thông tin.
Hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ ra công bố thông tin cổ tức ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu và xuất hiện những lợi nhuận bất thường xung quanh ngày công bố thông tin.
McCaffrey và Hamill (2002) đã kiểm tra phản ứng của giá đối với các thông báo về việc chia cổ tức tại Anh. Dữ liệu của họ bao gồm 131 công ty chính thức niêm
yết và 139 công ty chưa niêm yết trong khoảng từ năm 1982 đến năm 1991. Họ nhận thấy khi có công bố thông tin về chia cổ tức, lợi nhuận của cổ phiếu mang lại so với thị trường tăng lên bất thường.
Cùng với kết quả của McCaffrey và Hamill (2002), Njuru (2007) đã tiến hành nghiên cứu tại sàn chứng khoán New York sử dụng sự kiện chia cổ tức và kết luận rằng có sự tồn tại của phản ứng thông báo cổ tức cổ phiếu tại NSE. Nghiên cứu này được thực hiện trong bảy năm từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 đến ngày 31 tháng 12 năm
2005.
Một nghiên cứu khác của Aamir và Shah (2011) đã quan sát biến động giá cổ phiếu trước những thông báo chia cổ tức dựa trên phương pháp nghiên cứu sự kiện. Mẫu nghiên cứu bao gồm 26 thông báo của ngành xi măng, dầu khí ở Pakistan. Ngày
thông báo bao gồm 21 ngày trước và 21 ngày sau khi công bố cổ tức. Họ kết luận rằng công bố cổ tức dẫn đến một tác động tích cực đến giá cổ phiếu của các công ty tại thời điểm công bố cũng như ngay sau khi thông báo.
Nghiên cứu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Malaysia, Baharuddin và cộng sự
(2010) tập trung vào hiệu quả công bố của cả cổ tức và lợi nhuận doanh nghiệp trên giá cổ phiếu dựa trên một mẫu gồm 120 công ty niêm yết trên Bursa Malaysia từ ngày
1 tháng 1 năm 2006 đến ngày 30 tháng 11 năm 2006. Các kết quả nghiên cứu cho rằng việc thông báo cổ tức tăng khiến lợi nhuận bất thường của nhà đầu tư dương và
ngược lại công bố thông tin cổ tức giảm khiến lợi nhuận
âm. Nhìn chung, kết quả này
cung cấp một số bằng chứng về sự hiệu quả dạng trung bình
trong cổ phiếu của các
công ty tại Malaysia.
Tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu cho rằng giá biến động tiêu cực trước những thông tin chi trả cổ tức, trong đó có nghiên cứu của Mamun và Hoque (2013) đã quan sát phản ứng giá cổ phiếu trước thông báo cổ tức tại thị trường vốn Bangladesh. Mẫu nghiên cứu gồm 74 công ty niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán
Dhaka Bangladesh. Họ sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để phân tích dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuyên bố chia cổ tức không đem lại lợi ích gì cho các nhà đầu tư nhưng thay vào đó, họ bị mất lợi nhuận do giá cổ phiếu giảm đáng kể trong
cả giai đoạn trước và sau khi chia cổ tức.
Một nghiên cứu khác của Kadioglu và cộng sự cũng kết luận rằng khi một công ty thông báo chia cổ tức bằng tiền, các nhà đầu tư bắt đầu bán cổ phiếu đi để tránh thuế trong tương lai; bởi vậy, giá cổ phiếu giảm. Bằng phương pháp hồi quy, nghiên cứu được thực hiện trên 902 thông tin công bố cổ tức của 118 công ty ở Istanbul trong khoảng thời gian 2013 - 2015. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy không có rò rỉ thông tin trước ngày công bố thông tin và thị trường ngày càng trở nên hiệu quả bởi giá đã và đang phản ánh thông tin nhanh hơn trước.
Mặt khác, kết quả không có tác động giữa công bố thông tin cổ tức và giá cổ phiếu cũng được nhiều tác giả chứng minh qua nghiên cứu của mình. Ví dụ, nghiên cứu của Uddin và Chaudhary (2003) đã điều tra tác động của công bố thông tin đến giá cổ phiếu trên thị trường Dhaka và cho thấy không có tác động của thông báo cổ tức đến giá cổ phiếu và lợi nhuận của nhà đầu tư. Nghiên cứu thực nghiệm này dựa trên 137 mẫu công ty trả cổ tức được liệt kê trên thị trường chứng khoán Dhakan. Đây là những công ty công bố cổ tức giữa tháng 10 năm 2002 và tháng 9 năm 2002. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có lợi nhuận bất thường đáng kể trong thị trường chứng khoán Dhakan.
Tương tự như kết quả của Uddin & Chaudhary (2003), Muigai (2012) đã kiểm
tra tác động của việc công bố chia cổ tức đối với giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại được niêm yết tại NSE. Ông đã sử dụng dữ liệu của 10 ngân hàng trong
5 năm kể từ năm 2007 đến năm 2011. Ông đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu sự
kiện để nhận xét ảnh hưởng của công bố thông tin cổ tức trong
91 ngày. 60 ngày được
sử dụng làm cửa sổ ước tính.
Ngoài nghiên cứu hai đối tượng chính là công bố thông tin cổ tức và giá cổ phiếu, các nhà phân tích cũng quan tâm đến ảnh hưởng của tính kịp thời và chất lượng
của thông tin công bố đến giá cổ phiếu.
Annaert và cộng sự (2002) đã kiểm tra tính kịp thời của công bố thông tin, cụ thể là báo cáo tài chính ở Bỉ. Qua quan sát đầu tiên, các tác giả thấy rằng sự chậm trễ báo cáo đã giảm đáng kể theo thời gian. Về nội dung thông tin, Annaert và cộng sự đã kiểm tra liệu những tin tức cuối năm có phải là các tin xấu không. Cuối cùng, khi xem xét chi tiết mối quan hệ giữa nội dung và thời điểm công bố thông tin, các tác giả đã đưa ra hai kết luận: Thứ nhất, không có mối liên hệ trực tiếp giữa nội dung tin tức và thời gian công bố. Một công ty không có động cơ công bố báo cáo sớm nếu công ty đang hoạt động tốt. Thứ hai, nội dung của tin tức quan trọng hơn thời điểm tin tức đã được ban hành. “Tính kịp thời ngắn hạn là giá trị không liên quan tới nội dung thông tin” (Annaert và cộng sự, 2002).
Bằng cách kiểm tra tính kịp thời của việc công bố, Annaert và cộng sự (2002) đã nghiên cứu về chất lượng và độ tin cậy của việc công bố thông tin. Chất lượng công bố và độ tin cậy đóng góp một phần không nhỏ vào việc tiết lộ tài chính “không
hoàn hảo”. Thật vậy, sự bất cân xứng thông tin tồn tại giữa người trong cuộc và người
bên ngoài. Một tin tốt hoặc xấu không được phản ánh rõ ràng trong giá cổ phiếu. Một
sự kiện tích cực thường được phản ánh bởi sự quản lý của công ty; nhưng sự suy giảm
bất ngờ về thu nhập hoặc cổ tức nhìn chung là không được phản ánh. Về chất lượng công bố thông tin, các nghiên cứu đều đi đến kết luận rằng “không có tin tức nghĩa là
tin tốt”.