Dễ dàng ta có thể thấy trong biểu đồ 5 xuất hiện ba xu hướng của lợi nhuận bất thường tích lũy CAAR khác nhau trong ba trường hợp CBTT. Đối với trường hợp CBTT cổ tức tăng, CAAR bắt đầu hình thành một xu hướng tăng từ ngày t = -3 và chững lại từ ngày t = 3. Đối với trường hợp CBTT cổ tức giảm, CAAR bắt đầu hình thành một xu hướng giảm cũng từ ngay t = -3, tuy nhiên không có dấu hiệu chững lại mà giảm sâu hơn từ ngày t = 3 cho đến ngày t = 9 của sự kiện.
Phản ứng của thị trường được thể hiện qua biến động của giá cổ phiếu. Việc giá cổ phiếu biến động dương so với chỉ số thị trường VN-Index cho thấy phản ứng
tích cực của thị trường đối với thông tin và ngược lại.
Thông tin tỉ lệ chi trả cổ tức
cao hơn so với trung bình năm trước đó được coi là tin tốt đối
với các nhà đầu tư bởi
vậy giá cổ phiếu biến động cùng chiều với thông tin cổ tức. Tương
tự, thông tin cổ
tức năm nay giảm so với năm trước được coi là tin xấu đối với thị
trường vì vậy giá
cổ phiếu cũng giảm xung quanh ngày CBTT.
Đối với trường hợp CBTT cổ tức không đổi so với trung bình cổ tức năm trước, CAAR không có sự biến động bất thường bởi thông tin này không thực sự ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Giá của cổ phiếu sẽ biến động theo cung - cầu của thị trường giống như khi không có thông tin gì từ doanh nghiệp tác động đến cổ phiếu.
Biểu đồ 5. Biến động mức sinh lời vượt trội bình quân tích lũy CAAR xung quanh ngày CBTT cổ tức
-20,0%
CAAR DU CAAR DI -A- CAAR DD
Với thực trạng các ngân hàng đang gặp phải là áp lực tăng vốn nhằm đáp ứng yêu cầu của Basel II, việc thay đổi chính sách chi trả cổ tức từ bằng tiền mặt sang bằng cổ phiếu là điều hầu như các ngân hàng phải làm để giữ lại nguồn vốn cho mình. Tuy nhiên, các ngân hàng có cổ phần chi phối bởi Nhà nước vẫn phải chi hàng nghìn tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền cho Nhà nước mặc dù vấn đề đáp ứng Basel II đã vô cùng cấp bách. Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân có thể dễ dàng được các cổ đông
đồng thuận chia cổ tức bằng cổ phiếu. Trong quá trình thu
thập dữ liệu, tác giả thấy
rằng cổ tức bằng tiền của các ngân hàng Nhà nước như BIDV, Vietcombank,
VietinBank đã giảm đáng kể trong 3 năm gần đây. Kết quả là các
lần CBTT cổ tức
giảm dẫn đến sự sụt giảm của giá cổ phiếu cũng như CAAR xung quanh ngày CBTT.
Cũng đứng trước thực trạng này, việc chi trả cổ tức cao hơn so với năm trước của các ngân hàng trong thời điểm khó khăn về vốn như hiện nay được cho là 1 tin tốt đối với các cổ đông bởi tin tức này có thể khiến họ có thêm niềm tin vào việc hoàn thành Basel II sớm của ngân hàng. Kết quả là các lần CBTT cổ tức tăng dẫn đến sự gia tăng của giá cổ phiếu cũng như CAAR xung quanh ngày CBTT. Như vậy, kết quả của bài nghiên cứu đã phản ánh tâm lý của các nhà đầu tư trước thông tin chi trả cổ tức gắn với thực trạng hiện nay.
Bài nghiên cứu cũng cho thấy dạng hiệu quả của thị trường bởi sự phản ứng sớm hơn ngày CBTT của thị trường. Ở cả hai trường hợp CBTT cổ tức tăng và giảm, CAAR biến động bất thường sớm hơn ngày CBTT chính thức ba ngày, tức ngày t = -3. Điều này cho thấy, thông tin chi trả cổ tức bị rò rỉ ít nhất ba ngày trước ngày CBTT, có thể do số ít các nhà đầu tư hoặc người nội bộ trong công ty. Sự bất cân xứng thông tin này giúp họ là những người đầu tiên kiếm được những khoản lãi bất thường và đồng thời cũng kiếm được nhiều nhất hay chịu lỗ bất thường ít nhất trên thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá cổ phiếu đã điều chỉnh nhanh chóng trước thông tin công khai chi trả cổ tức. Như vậy, kết quả trên phù hợp với thị trường hiệu quả dạng trung bình, tức những người nhận được thông tin công khai kể từ ngày t = 0 sẽ không kiếm được hoặc kiếm được không đáng kể lợi nhuận vượt trội so với những người đã biết thông tin nội bộ từ ngày t = -3.