Chỉ tiêu này dùng để phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh số TTKDTM để đánh giá được hiệu quả của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chỉ tiêu này càng cao thể hiện khách hàng càng sử dụng dịch vụ thanh toán càng nhiều. Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh doanh số thanh toán qua các năm.
g = (doanh số TTKDTM năm nay - doanh số TTKDTM năm trước)/ doanh số TTKDTM năm trước
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 trình bày những nội dung chính như khái niệm, đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động không dùng tiền mặt, sự cần thiết và vai trò của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, làm rõ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu hiện nay như thanh toán bằng Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ và thanh toán bằng thư tín dụng. Dựa trên những lý thuyết về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì trong chương này còn đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm tốc độ tăng trưởng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng, tốc độ tăng trưởng doanh số phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI
NHÁNH GÒ VẤP - PGD QUẬN 6
2.1. Gi ói thiệu khái quát về Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Gò Vấp - PGD Quận 6
2.1.1.Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam
❖ Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - VIB (Vietnam International Commercial Joint Stock Bank), được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, nay tọa lạc tại số 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngân hàng hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ, 23 cán bộ công nhân viên và trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội.
Biểu tượng Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam:
Website: https://vib.com.vn
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/1/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Ngân hàng VIB đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam. Những mốc lịch sử quan trọng chứng minh sự lớn mạnh và ngày càng phát triển của VIB.
Quốc tế Visa và Mastercard, hệ thống ATM chính thức đi vào hoạt
động và nhận được
bằng khen của Thống đốc NHNN.
Năm 2007 tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều tập đoàn lớn. Mạng lưới kinh doanh của VIB đạt 82 đơn vị, được xếp hạng 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Năm 2008, ngân hàng triển khai dự án tái định vị thương hiệu với công ty hàng đầu Thế giới trong lĩnh vực thương hiệu - Interbrand. Khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn, Hà Nội; phát hành thẻ tín dụng VIB Chip Mastercard. Thành lập khối công nghệ ngân hàng với quyết tâm đưa VIB trở thành ngân hàng có công nghệ hiện đại nhất trên thị trường.
Năm 2009, VIB ký thỏa hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) , tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.
Năm 2010, ngân hàng CBA - ngân hàng hàng đầu của Úc đã chính thức trở thành c 0 đông chiến lược của VIB với tỉ lệ c 0 phần sở hữu ban đầu là 15%. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng, mạng lưới kinh doanh đạt trên 130 đơn vị tại 27 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Năm 2012 VIB đã tăng vốn điều lệ lên 4.250 tỷ đồng; kiên trì thực hiện tam giác chiến lược: Quản trị trị tăng trưởng - Quản trị Rủi Ro - Quản trị hiệu quả. Đoạt giải thưởng Thương hiệu mạnh năm 2012 do Thời báo Kinh Tế Việt Nam t chức.
Năm 2014, đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ ngân hàng và quản trị rủi ro. T0 chức tín nhiệm Quốc Tế Moody’s xếp hạng VIB là 1 trong 2 ngân hàng có chỉ số sức mạnh tài chính cao nhất trong số 9 ngân hàng lớn của Việt Nam, mạng lưới kinh doanh có hơn 150 đơn vị tại 27 tỉnh thành trên cả nước.
Sơ đồ cơ cấu t ổ chức của VIB được bố trí như sau :
s ơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Vi ệt Nam
Vận hành và công nghệ
Nguồn vốn và ngoại hối Ban Kiểm Soát
Khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng bán lẻ, mạng
lưới phân phối Ngân hàng bán lẻ, sản phẩm, kênh bán hàng và
marketing
Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp - PGD. Quận 6
- Đối với khách hàng : Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc hiệu quả.
- Đối với c ổ đông : Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông.
- Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng...
❖ Định hướng và phát triển trong tương lai
• Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng:
VIB là Ngân hàng tiên phong trong việc thuê nhà tư vấn chiến lược nước ngoài BCG để hoạch định chiến lược và thực hiện cải tổ giúp Ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra. VIB đã tạo nên xu hướng cho một loạt các ngân hàng thương mại c ổ phần khác trong việc thuê tư vấn nước ngoài.
VIB cũng đã triển khai một loạt các dự án quan trọng làm thay đổ i đáng kể bộ mặt và hoạt động của ngân hàng như dự án định vị thương hiệu với Interbrand, dự án chuyển đ ổ i hệ thống chi nhánh,...
Hiện nay, VIB đang triển khai mô hình tối ưu hóa hoạt động của VIB, trong đó gồm nhiều dự án tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản trong hoạt động của ngân hàng như : quản trị nguồn lực, hệ thống công nghệ thông tin, tài chính và quản trị rủi ro, quy trình kinh doanh.
Các dự án này đã và đang giúp VIB đổi mới để hỗ trợ cán bộ công nhân viên trong việc cung cấp các dịch vụ tốt hơn đến khách hàng.
• Mạng lưới tổ chức:
VIB vẫn đang mở rộng mạng lưới hoạt động ra khắp Việt Nam. Từ 5 chi nhánh trên toàn quốc vào năm 2001, đến nay VI B đã có 151 chi nhánh tại khắp 27 tỉnh thành trên toàn quốc.
Hiện nay VIB vẫn đang tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh và các kênh giao dịch khác như : ATM, p OS, các kênh ngân hàng điện tử để đến gần hơn với khách hàng của mình. Ngoài địa bàn hoạt động hiện nay, VIB cũng sẽ mở rộng hoạt động ra một số tỉnh thành trọng điểm khác như Bắc Ninh, Nam Định, Long An, Ninh Bình.
B ảng 2.1 Số l ượng chi nhánh tạ i ngân hàng VIB năm 2001 - 2014
Năm 2001 Năm 2007 Năm 2010 Năm 2014
Số lượng
chi nhánh 5 đơn vị 82 đơn vị 130 đơn vị 151 đơn vị
Nguồn: báo cáo nội bộ của VIB Quận 6 năm 2014
2.1.2.Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Gò Vấp - PGD Quận 6
❖Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng Giao Dịch Quận 6
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) - chi nhánh Gò Vấp - PGD Quận 6 được thành lập ngày 29/06/2007, thuộc địa bàn quận 6, địa chỉ 161 Kinh Dương Vương, Phường 12, Quận 6, TP.HCM. VIB Quận 6 có con dấu riêng, hoạt động trực thuộc chi nhánh Gò Vấp.
Quận 6 là khu vực dân cư đông đúc và hầu hết là hoạt động hộ kinh doanh cá thể và tiểu thương, là nơi tập trung nhiều chợ đầu mối, bến xe ,.. đóng vai trò tập kết, trung chuyển và phân phối hàng hóa đi đến các tỉnh miền Tây, miền Đông và các khu vực khác trong cả nước.
Vị trí địa lí thuận lợi giao thông trên một địa bàn rộng lớn với sự đa dạng các ngành nghề : thương mại bán buôn, bán lẻ, vận tải, chế biến thực phẩm, dược liệu, nhựa , hóa chất, thủy hải sản, dệt may-giày da, hoạt động xuất nhập khẩu...
Từ những điều kiện thuận lợi trên đã quyết định tính dồi dào của khối lượng hàng hóa và lượng tiền mặt lưu thông tương ứng. Điều này cho phép VIB Quận 6 phát triển các sản phẩm nhắm vào thị trường bán lẻ: tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể.
Mặt khác, khu vực Quận 6 là thị trường tiềm năng cho VIB Quận 6. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến các nhu cầu về dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền nhanh, thu chi thương mại, chuyển tiền trong đêm, hay nhu cầu về vốn trong thanh toán ..
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
❖Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự
Cơ cấu tổ chức của VIB Quận 6 tuy đơn giản nhưng khá chặt chẽ, giúp cho hoạt động kinh doanh luôn diễn ra trôi chảy và thuận lợi. Trong đó các bộ phận không chỉ được phân quyền rõ ràng, tránh sự trùng lặp và chồng chéo trong quá trình thực hiện công việc mà còn có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thành tốt công việc, mang lại sự hài lòng cho khách hàng và nâng cao hình ảnh thương hiệu của VIB.
s ơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức của VIB Q uận 6
Nguồn: Phòng KHKD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp - PGD. Quận 6
• Phòng khách hàng cá nhân
- Tiếp nhận kế hoạch phát triển và triển khai các sản phẩm đã được phê duyệt.
- Tiếp nhận và xử lý thông tin từ khách hàng liên quan đến sản phẩm KHCN.
- Thực hiện việc thẩm định hồ sơ vay vốn của KHCN nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
- Th eo d õ i chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của KHCN nhằm hạn chế rủi ro.
- Đóng góp ý kiến, trao đổ i kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch phát triển cho từng sản phẩm.
• Phòng khách hàng doanh nghiệp
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với KHDN.
- Tiếp nhận và xử lý thông tin từ khách hàng liên quan đến sản phẩm KHDN.
- Thực hiện việc thẩm định và tái thẩm định khách hàng.
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng.
- Đề xuất và xây dựng các chiến lược nhằm thu hút KH, để gia tăng khả năng cạnh tranh của NH với các NH khác.
• Quầy giao dịch
- Thực hiện các giao dịch của khách hàng như : gửi tiết kiệm, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền,...
- Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của Ngân hàng.
- Tổ ng hợp và phân loại khách hàng th eo nhu cầu vay để phân phối cho phòng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
• Phòng ngân quỹ
- Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán.
- Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn.
- Thu đ ổ i ngoại tệ.
- Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay.
- Đào tạo, huấn luyện các giao dịch viên trong nghiệp vụ ngân quỹ và phục vụ khách hàng.
- Một số nghiệp vụ có liên quan khác.
• Phòng hành chính nhân sự
- Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình vi tính, theo dõ i chấm công.
- Soạn thảo các thông báo quy định.
- Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch,... và một số nghiệp vụ liên quan chức năng.
• Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra, đánh giá các hồ sơ cho vay của khách hàng từ các phòng kinh doanh.
- Thiết lập các chính sách, quy trình cho những mục tiêu kiểm soát phải đảm bảo tuân thủ những quy định của pháp luật.
❖ Các hoạt động chủ yếu của Phòng Giao dịch Quận 6
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá.
- Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng th eo th eo ủy nhiệm của Tổng Giám Đốc và được sự cho phép của Ngân Hàng Nhà Nước.
2.1.4. Chức năng và nhi ệm vụ của ngân hàng
Ngân hàng thương mại có ba chức năng chính : chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền và chức năng sản xuất.
❖Trung gian tài chính: với chức năng này NHTM đóng vai trò trung gian thực hiện các nghiệp vụ bao gồm nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và nhiều hoạt động mua giới khác. Từ “trung gian” ở đây có nghĩa là trung gian giữa khách hàng với nhau, giữa Ngân hàng Trung ương với công chúng.
❖Tạo tiền: ngoài chức năng trung gian tài chính, NHTM còn có chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế.
❖Sản xuất: ngoài chức năng trung gian tài chính và tạo tiền là hai chức năng cơ bản của NHTM thì NHTM còn có chức năng sản xuất bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
2.1.5. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng
Hiện nay, các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hang rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, có thể phân thành các nghiệp vụ chủ yếu như sau :
❖ Huy động vốn : đây là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của Ngân hàng, là tiền đề để thực hiện một số nghiệp vụ khác có liên quan. Nghiệp vụ huy động vốn bao gồm việc nhận các loại tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu... bằng nội tệ hay ngoại tệ của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thực hiện việc bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Trung ương.
❖ Tín dụng: Ngân hàng cung cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho khách hàng trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân hay sản xuất kinh doanh đi kèm với việc đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động của phương án kinh doanh
❖ Chiết khấu chứng từ có giá : Ngân hàng cũng thực hiện công tác chiết khấu những chứng từ có giá như thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu.. .với mức lãi suất và hoa hồng phù hợp theo quy định của pháp luật.
❖ Kinh doanh ngoại tệ: bao gồm việc mua và bán ngoại tệ với đối tác/khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch; Mua và bán ngoại tệ với đối tác để điều chỉnh trạng thái ngoại hối đồng tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro; Mua bán ngoại tệ hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch để thỏa mãn nhu cầu muốn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch.
❖ Thanh toán: cung cấp các dịch vụ thanh toán phong phú trong và ngoài nước (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thẻ thanh toán.).
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong gí ai đoạn 2012-2014 B ảng 2.2: Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi
nhánh Gò Vấp - Phòng Giao dịch Quận 6 gi ai đoạn 2012-2014 ĐVT : Triệu đồng
Chỉ Ti êu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng Thu 110.952 10 0 121.145 100 118.127 100 Thu nhập từ hoạt động tín d ụng 94.56 4 85,23 106.547 87,95 102.097 86,43