Tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH GÒ VẤP PGD. QUẬN 6, TP.HCM GIAI ĐOẠN 2012 2014 (Trang 60)

thời chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nền tảng công nghệ nhằm đưa hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đến rộng rãi các tầng lớp dân cư. Sự đa dạng về sản phẩm TTKDTM giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn và phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Hơn thế nữa, sự tăng lên về các sản phẩm góp phần cho doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên qua các năm trở lại đây.

2.2.3.2. Tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt tiền mặt

Bả ng 2.11: Tốc độ tăng tr ưởng khách hàng sử dụng các phương thức TTKDTM tại PGD VIB Quận 6 - chi nhánh VIB Gò Vấp giai đoạn 2012-2014

ĐVT : Ng ười 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số l ượng

khách hàng 1183 1290 1415 9,04% 9,69%

Nguồn: Phòng KH KD Ngân hàng VIB Chi nhánh Gò Vấp-

PG D Quận 6

Qua bảng số liệu trên ta thấy cùng với sự gia tăng số lượng sản phẩm dịch vụ, lượng khách hàng sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng các năm. Cụ thể, năm 2012 lượng khách tham gia sử dụng dịch vụ TTKDTM tại VIB Quận 6 đạt 1183 người, đến năm 2013 con số này có sự tăng nhẹ, có 1290 người tham gia sử dụng dịch vụ TTKDTM (tăng 9,04% so với năm 2012). Con số này tiếp tục tăng lên với số lượng khách hàng là 1415 người (tăng tương ứng 9,69%) so với năm 2013. Năm 2012 - 2014, nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển sau một thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp bắt đầu thúc đẩy việc phát triển kinh doanh hàng hóa dịch vụ, tăng cường xuất nhập khẩu mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy nhiên, khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM ở VIB Quận 6 vẫn chưa tăng đáng kể, nguyên nhân chính là do đối tượng sử dụng dịch vụ này vẫn đang là các doanh nghiệp và các khách hàng thân thiết. Qua đây cho ta thấy được rằng người dân đang có sự thay đổi trong thói qu n thanh toán nhưng vẫn chưa rộng rãi.

2.2.3.3 Tốc độ tăng tr ưởng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt

Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng doanh số TTKDTM tại PGD VIB Quận 6 - chi nhánh VIB Gò Vấp g ia i đoạn 2012-2014 ĐVT : Triệu đồng 2012 2013 2014 tr ởngTăng 2013/2012 Tăng tr ởng 2014/2013 TTKDTM 8.910.049 12.935.009 15.251.193 45,17% 17,91%

Nguồn: Phòng KH ■CD Ngân hàng VIB Chi nhán

1 Gò Vấp- PGD Quận 6

Qua bảng trên ta thấy thanh tóan không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2012 chiếm 72,14%, năm 2013 đạt 81,49% và đặc biệt năm 2014 tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tới 88,96%. Điều này chứng tỏ tính hữu dụng của công cụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nghiệp vụ thanh toán của Phòng giao dịch VIB Quận 6.

Có sự tăng trưởng trong doanh số không dùng tiền mặt qua các năm xuất phát từ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế, việc mở tài khoản cá nhân đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Người dân đã nhận thấy được tính hữu dụng trong việc sử dụng thẻ trong thanh toán. Bên cạnh đó cũng phải kể đến việc thanh toán giữa phòng giao dịch với các ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hiện đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là nhanh chóng, thuận tiện và chính xác dựa trên việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại.

2.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng t ói hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Gò Vấp - PGD Quận 6

❖ Môi trường kinh tế

Bao gồm các yếu tố: mức độ tiền tệ hóa, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát... thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển và ổn định của các nhân tố này là điều kiện thuận lợi để phát huy các chức năng thanh toán của ngân hàng đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt trong việc đẩy mạnh các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Bởi khi đó sản xuất hàng hóa phát triển mạnh, nhu cầu trao đổ i mở rộng, quá trình mua

bán diễn ra thường xuyên hơn, chi tiêu thực tế của dân cư tăng

nhanh đòi hỏi công tác

thanh toán không dùng tiền mặt phải phát triền kịp thời, thích ứng với

sự phát triển của

nền kinh tế.

❖Môi trường văn hóa - xã hội

Được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Trình độ văn hóa - xã hội cao sẽ giúp hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh và ngược lại.

Sự phát triển của hệ thống thanh toán bắt nguồn từ các giao dịch thương mại mang tính xã hội và dựa trên các quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán, thanh toán. Một xã hội người dân có thói quen tiêu tiền mặt việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

❖Cơ sở hạ tầng và công nghệ thanh toán

Cơ sở hạ tầng và công nghệ thanh toán đang trong giai đoạn hình thành cùng với việc áp dụng các kỹ thuật, quy trình công nghệ thông tin, thanh toán hiện đại. Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt trở thành một vấn đề phức tạp và cần có sự phối hợp đồng bộ trên nhiều phương diện: vốn, phương tiện thanh toán và kỹ thuật mới tiên tiến, lượng thời gian cần thiết, trình độ tổ chức vận hành, thực hiện...

Các khu công nghiệp, siêu thị tập trung chưa phát triển, đang trong giai đoạn qui hoạch và xây dựng nên chưa có điều kiện thu hút tiêu dùng của dân cư, chưa sử dụng được các công nghệ thanh toán hiện đại tương thích.

❖Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán là nền tảng bảo đảm cho các chủ thể thanh toán được pháp luật bảo vệ.

Việc hoàn thiện b sung hệ thống văn bản pháp quy về công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ đảm bảo hơn về quyền lợi của khách hàng. Những quy định về thủ tục thanh toán được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.

Hệ thống các văn bản về thanh toán không dùng tiền mặt quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình thanh toán, giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong thanh toán, các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng có tham gia vào quá trình thanh toán yên tâm và gắn bó hơn với ngân hàng.

Cơ chế, chính sách, môi trường và tổ chức quản lý thanh toán hiện đại trong điều kiện nền kinh tế ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập, đáng bàn cãi trước sự bùng nổ và phát triển của thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trên thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - CN Gò Vấp - PGD Quận 6 được phân tích cụ thể trong Chương 2 này. Để phân tích và thấy rõ thực trạng cần biết rõ về Ngân hàng: sự hình thành phát triền, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động chính, kết quả kinh doanh cũng như định hướng phát triển của Ngân hàng. Từ đó, sẽ có cơ sở để thấy được thực trạng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng.

Bên cạnh đó, khái quát được tình hình chung về thanh toán tại ngân hàng, thấy được thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt qua các phương thức thanh toán bằng Séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ, bằng thư tín dụng. Từ thực trạng hiện có ở ngân hàng sẽ phân tích được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt qua tốc độ tăng trưởng số lượng của các phương thức thanh toán, tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ và tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán không dừng tiền mặt. Ngoài phân tích thực trạng, chương 2 còn đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thanh toán không dùng tiền mặt tai ngân hàng để tìm ra giải pháp và kiến nghị sẽ được nêu ra ở Chương 3.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1.Nhận xét

Song hành với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay hiện nay thì hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trở nên quan trọng và thực sự yêu cầu cấp bách cần đáp ứng. Hiện nay, tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Phòng giao dịch Quận 6 chiếm tỷ trọng tương đối cao so với những năm trước đây. Tuy nhiên việc thanh toán không dùng tiền mặt chưa được người dân ưa chuộng, làm cho mức tăng trưởng người sử dụng dịch vụ không tương xứng với sự đầu tư và phát triển dịch vụ của ngân hàng. Việc thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới bởi vì có nhiều ưu thế như tiết kiệm chi phí in ấn và bảo quản tiền mặt đối với Chính phủ, tiết kiệm được chi phí nhân sự cho ngân hàng và chi phí giao dịch cũng như an toàn hơn cho người sử dụng. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho việc quản lý và thu thuế của Chính phủ có nhiều hiệu quả hơn, việc chi tiêu của Chính phủ, doanh nghiệp được minh bạch và là xu hướng của ngành ngân hàng hiện đại. Không chỉ riêng VIB Quận 6 mà mối quan tâm của các ngân hàng trong ngành cũng đang cố gắng để người dân chịu sử dụng những tiện ích thanh toán khác nhau để chúng trở thành phổ biến và thường xuyên hơn như mua hàng hóa và dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán các khoản chi định kỳ, thanh toán các dịch vụ công cộng như phí cầu đường, mua xăng dầu, đi taxi... Tuy nhiên đây là một quá trình lâu dài, phức tạp và không thể tiến hành đồng loạt. Nghịch lý hiện nay mà toàn hệ thống ngân hàng đang phải đối mắt đó là công nghệ dịch vụ ngân hàng phát triển rất nhanh nhưng nhận thức và việc sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển còn chậm so với sự phát triển của thế giới. Người dân vẫn còn tập quán sử dụng tiền mặt, cần có thời gian dài thay đổi sức ỳ này để theo kịp sự tiến triển của công nghệ. Khoảng cách này đang được rút ngắn dần khi dịch vụ được ph rộng và nhận thức của người dân tăng lên. Nhưng ngược lại, việc người dân vẫn không từ bỏ thói quen dùng tiền mặt cũng cho thấy các ngân hàng dù cung cấp nhiều tiện ích nhưng phát triển thiếu đồng bộ, nên việc thanh toán không dùng tiền mặt không thể áp dụng rộng rãi. Nhiều sản phẩm thanh toán ra đời nhưng chỉ tập trung ở khu vực đô thị, vì thế vẫn còn mới mẻ đối với một số tầng lớp dân cư. Đây là rào cản lớn trong nỗ lực phát triển VIB Quận 6 nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Cần áp dụng những kinh nghiệm tốt của các nước đã triển khai nhằm thúc đẩy thanh toán không

dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cả những

đối tượng dân cư

chưa có tài khoản ngân hàng.

Trong những năm qua phòng giao dịch Quận 6 đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên để chi nhánh ngày càng phát triển và đáp ứng tốt trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động TTKDTM thì những vấn đề cần ưu tiên trong thời gian tới là phát triển các hình thức các hình thức TTKDTM phải luôn tạo thuận lợi luân chuyển vốn nhanh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển đảm bảo yêu cầu hội nhập của nền kinh tế nói chung và của ngân hàng nói riêng.

3.2.Gi ải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Gò Vấp - PGD Quận 6

3.2.1.Gi ả i pháp chung

+ Giải pháp về nguồn lực

Ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, yếu tố con người cũng là nhân tố đầu tiên quyết định sự thành bại của hoạt động. Vì vậy ngân hàng cần tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đày đủ các phẩm chất và trình độ bao gồm:

❖ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Đây luôn luôn là yếu tố đầu tiên và tiên quyết để xây dựng hệ thống cán bộ, do đó ngân hàng nên tạo điều kiện để nhân viên của mình nâng cao năng lực, bằng cách trải qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ (phân tích tín dụng, thẩm định dự án, quản lý rủi ro, tài trợ xuất nhập khẩu...). Việc nâng cao mặt bằng văn hóa chung cũng cần thiết, phải đảm bảo bằng 100% cán bộ của chi nhánh đạt trình độ Đại học và sau đại học.

Để làm được điều đó, Ngân hàng nên trích khoảng 5-10% lợi nhuận hằng năm cho công tác đào tạo cán bộ. Bên cạnh đó, cần tham gia liên kết đào tạo với các trường Đại học, từ đó dễ dàng chọn lọc và tuyển dụng những sinh viên giỏi. Ngoài ra, nên có chế độ khen thưởng, hoặc tăng lương, thăng chức phù hợp cho những người có cố gắng trong học tập, công tác.

❖ Khả năng quản lý, lãnh đạo:

Ngoài năng lực chuyên môn thì ở vị trí lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng nhất thiết phải có khả năng quản trị nguồn nhân lực, hay nói cách khác, đó chính là năng lực điều phối và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, tạo điều kiện cho mọi cá nhân phát huy cao nhất khả năng của mình để thực hiện các mục tiêu chung của Ngân hàng.

Năng lực quản lý, lãnh đạo không phải là khả năng bẩm sinh mà hoàn toàn có thể đạt được khi học tập, rèn luyện và trải qua thực tế hoạt động. Do đó, Ngân hàng cần mở các lớp học bổ sung năng lực quản trị, giao tiếp bên cạnh chuyên môn cho cán bộ của mình, đặc biệt là các cán bộ ở vị trí cấp cao.

❖ Năng lực ngoại ngữ

Trong điều kiện hội nhập hiện nay, song hành cùng với trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa hòa nhập với nền kinh tế thế giới.

Do đó, Ngân hàng cần chú trọng việc bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ của cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở các Phòng Quan hệ khách hàng, dịch vụ khách hàng... thông qua việc liên kết với những Trung tâm ngoại ngữ mở các lớp đàm thoại. dịch thuật hoặc các khóa học chứng chỉ quốc tế nhứ TOEIC, TOEFL, IELTS... Mặt khác, đối với công tác tuyển nhân viên mới cần ưu tiên cho những người có khả năng ngoại ngữ, đáp ứng tối thiểu từ bằng B trở lên.

❖ Khả năng tin học

Ngoài năng lực về ngoại ngữ, tin học cũng là một lĩnh vực cần được quan tâm. Thiếu cán bộ giỏi về tin học, Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Đặc biệt, đối với các hình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH GÒ VẤP PGD. QUẬN 6, TP.HCM GIAI ĐOẠN 2012 2014 (Trang 60)