Nhánh Thị Nghè
2.2.3. Í. Đối tượng vay vốn
• Những đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Nam Á là các pháp nhân và cá nhân Việt nam bao gồm:
• Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam. • Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh...
2.2.3.2. Nguyên tắc vay vốn
• Khách hàng vay vốn của Ngân hàng Nam Á phải bảo đảm:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.2.3.3. Điều kiện vay vốn
• Ngân hàng Nam Á xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
• Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
- Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam: • o Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự.
Khóa luận tốt nghiệp 28 GVHD: TS Võ Xuân Vinh
SVTT: Hồ Trường Vũ
• o Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi dân sự.
• o Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
• o Đại diện của tổ chức hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự.
• o Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Đối với khách hàng vay vốn là tổ chức và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
- Trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo lãnh là cá nhân trên 70 tuổi (có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự) phải trình hội đồng tín dụng đầu tư Hội sở xem xét, quyết định cho từng trường hợp cụ thể.
• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
• Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong từng thời hạn cam kết.
• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
• Khách hàng phải có vốn tự tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh. Đối với các khoản vay trung, dài hạn: tỷ lệ vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu là 30% tổng nhu cầu vốn của dự án nếu là dự án mới và tối thiểu là 20% nếu là dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp cải tiến kỹ thuật.
Khóa luận tốt nghiệp 29 GVHD: TS Võ Xuân Vinh
SVTT: Hồ Trường Vũ
• Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy chế của ngân hàng Nam Á.
• Chấp nhận và thực hiện theo các quy định trong quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nam Á
2.2.3.4. Thể loại cho vay
• Ngân hàng Nam Á xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:
• Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
• Cho vay trung dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng
• Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng trở lên.
2.2.3.5. Mức cho vay
• Ngân hàng Nam Á căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay.
• Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng thực hiện theo quy định như sau: (Điều 14 quy chế của ngân hàng Nam Á)
- Tổng cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng Nam Á, trừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.
- Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng Nam Á.
- Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng Nam Á, trong đó mức cho vay đối với
Khóa luận tốt nghiệp 30 GVHD: TS Võ Xuân Vinh
SVTT: Hồ Trường Vũ
- một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản
1 điều này, trừ
trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy
thác của Chính
phủ, của các tổ chức và cá nhân.
- Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng Nam Á.
- Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có, một nhóm khách hàng vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng Nam Á hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Ngân hàng Nam Á cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trong trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nam Á chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định khoản 1 điều này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.
- Việc xác định vốn tự có của Ngân hàng Nam Á để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay quy định tại khoản 1 và 2 điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.2.3.6. Lãi suất cho vay
• Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng Nam Á và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
• Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Ngân hàng Nam Á ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
2.2.3.7. Trả nợ gốc và lãi
- Tùy theo thỏa thuận giữa khách hàng với Ngân hàng mà có phương thức trả nợ bao gồm:
• Trả nợ theo định kỳ (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm ...)
Khóa luận tốt nghiệp 31 GVHD: TS Võ Xuân Vinh
SVTT: Hồ Trường Vũ
• Trả nợ 1 lần vào cuối kỳ trả nợ
2.2.3.8. Hồ sơ vay vốn
a) Hồ sơ pháp lý:
• Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể:
- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu và các giấy tờ nhân thân khác (nếu có). - Giấy tờ cá nhân của nhân thân (vợ hoặc chồng).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với ngành nghề cần giấy phép (trường hợp kinh doanh vay vốn để kinh doanh).
- Giấy ủy quyền của chủ hộ cho một thành viên khác trong gia đình đại diện vay (trường hợp hộ gia đình vay vốn).
• Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động theo luật DNNN - Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
- Điều lệ hoạt động đối với doanh nghiệp có điều lệ doanh nghiệp. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
- Giấy phép kinh doanh XNK hoặc giấy đăng ký mã số thuế XNK (nếu có). - Các giấy tờ pháp lý khác (nếu có).
Khóa luận tốt nghiệp 32 GVHD: TS Võ Xuân Vinh
SVTT: Hồ Trường Vũ
• Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp: - Quyết định thành lập đối với công ty TNHH một thành viên.
- Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
- Giấy phép kinh doanh XNK hoặc giấy đăng ký mã số thuế XNK (nếu có). - Biên bản họp HĐQT (công ty cổ phần) hoặc HĐTV (công ty TNHH) cho phép thực hiện việc vay vốn, sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố, và xác định thẩm quyền người đại diện ký kết các hợp đồng vay.
- Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan
• Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài: - Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền
- Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Khóa luận tốt nghiệp 33 GVHD: TS Võ Xuân Vinh
SVTT: Hồ Trường Vũ
- Giấy phép kinh doanh XNK hoặc giấy đăng ký mã số thuế XNK (nếu có). - Biên bản họp HĐQT hoặc HĐTV cho phép thực hiện vay vốn, sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố, và xác định thẩm quyền người đại diện ký kết với các hợp đồng vay vốn.
• Đối với khách hàng là tổ chức khác (cơ quan hành chánh sự nghiệp): - Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
- Điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Giấy ủy quyền / văn bản bảo lãnh của cơ quan chủ quyền về việc vay vốn. - Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan (nếu có).
b) Hồ sơ khoản vay:
• Đối với khách hàng là cá nhân: - Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu;
- Phương án vay vốn và trả nợ đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vay để kinh doanh.
• Đối với khách hàng là doanh nghiệp: - Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu. - Phương án vay vốn và trả nợ
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm kế hoạch (nếu có).
Khóa luận tốt nghiệp 34 GVHD: TS Võ Xuân Vinh
SVTT: Hồ Trường Vũ
- Các hợp đồng mua bán (đầu vào, đầu ra), hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, hợp đồng XNK.
- Báo cáo tài chính tại thời điểm vay vốn và 02 năm gần nhất đối với vay ngắn hạn, báo cáo tài chính tại thời điểm hiện tại và 03 năm gần nhất đối với khoản vay trung và dài hạn, các biên bản kiểm toán (nếu có).
- Bảng kê khai công nợ các loại tại các TCTD tại các thời điểm tương ứng với báo cáo tài chính cung cấp cho Ngân hàng.
- Chi tiết các khoản phải thu, phải trả và tình hình xuất nhập tồn hàng tồn kho. - Hồ sơ khác liên quan đến khoản vay như hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng liên doanh, liên kết.
c) Hồ sơ tài sản đảm bảo
- Hồ sơ tài sản thế chấp gồm các giấy tờ thể hiện quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp đối với tài sản, và giấy tờ xác định giá trị còn lại của tài sản thế chấp cầm cố. Cụ thể:
- Đối với bất động sản như nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với đất: các giấy tờ thể hiện quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp đối với bất động sản.
- Đối với động sản như vật tư hàng hóa, phương tiện vận tải: các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng.
- Đối với đá quý, kim khí quý: các giấy tờ xuất xứ, kiểm định giá trị, tỷ trọng.
- Đối với giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu.là chính các giấy tờ có giá đó.
- Các văn bản bảo lãnh của bên thứ 3.
Khóa luận tốt nghiệp 35 GVHD: TS Võ Xuân Vinh
SVTT: Hồ Trường Vũ
- Các quyền như quyền đòi nợ, quyền thụ hưởng bảo hiểm, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, các quyền phát sinh từ tài sản thế chấp cầm cố, áp dụng theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc trong từng trường hợp cụ thể.
- 2.2.4. Quy trình tín dụng
- Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn:
- Cán bộ tín dụng được phân công tiếp xúc khách hàng có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ cho vay, hồ sơ tài sản đảm bảo
- Bước 2: Thẩm định các điều kiện cho vay:
- CBTD được phân công có trách nhiệm xác minh thực tế, tiến hành thẩm định các điều kiện cho vay bao gồm các nội dung sau:
A. Đối với khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể
• Đánh giá chung về khách hàng
• Tình hình thu nhập của cá nhân vay vốn, khả năng trả nợ.
• Đánh giá phương án sử dụng vốn vay (trường hợp vay để kinh doanh) • Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.
B. Đối với khách hàng là doanh nghiệp
• Đánh giá chung về khách hàng về: Năng lực pháp lý, mô hình cơ cấu tổ chức, ngành nghề sản xuất kinh doanh.
• Tình hình tài chính của khách hàng
- Đánh giá sự chính xác, trung thực của báo cáo tài chính.
Khóa luận tốt nghiệp 36 GVHD: TS Võ Xuân Vinh
SVTT: Hồ Trường Vũ
- Tính toán, phân tích các chỉ số tài chính.
- Nhận xét tình hình tài chính hiện tại và triển vọng tài chính của doanh nghiệp.
- Quan hệ tín dụng, quan hệ thanh toán của khách hàng với các TCTD khác (qua thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước và các thông tin khác) và với Ngân hàng Nam Á. Đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng Nam Á.
• Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và khả năng vay, trả: - Xác định phương thức cho vay thích hợp đối với từng nhu cầu vay cụ thể: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Phân tích phương án kinh doanh dự án đầu tư khả thi.
- Xác định hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, dự án đầu tư. - Phân tích khả năng vay trả, nguồn trả nợ, hạn trả.
- Dự báo các rủi ro có thể xảy ra.
- Đối với cho vay dự án đầu tư, việc phân tích dự án đầu tư thực hiện theo “hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư" do Tổng Giám đốc ban hành.
• Thẩm định bảo đảm tiền vay: việc thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay được thực hiện theo quy định hiện hành tại Ngân hàng Nam Á. Gồm các chỉ tiêu chính thức sau:
- Hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo, tính chính xác của tài sản có thật.
- Đặc điểm tài sản đảm bảo: số lượng, chất lượng, tình trạng, vị trí của tài sản. - Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, thủ tục định giá tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định về định giá tài sản bảo đảm.