Quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nam Á Chi Nhánh Thị Nghè (Trang 52 - 61)

- Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn:

- Cán bộ tín dụng được phân công tiếp xúc khách hàng có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ cho vay, hồ sơ tài sản đảm bảo

- Bước 2: Thẩm định các điều kiện cho vay:

- CBTD được phân công có trách nhiệm xác minh thực tế, tiến hành thẩm định các điều kiện cho vay bao gồm các nội dung sau:

A. Đối với khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể

• Đánh giá chung về khách hàng

• Tình hình thu nhập của cá nhân vay vốn, khả năng trả nợ.

• Đánh giá phương án sử dụng vốn vay (trường hợp vay để kinh doanh) • Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.

B. Đối với khách hàng là doanh nghiệp

• Đánh giá chung về khách hàng về: Năng lực pháp lý, mô hình cơ cấu tổ chức, ngành nghề sản xuất kinh doanh.

• Tình hình tài chính của khách hàng

- Đánh giá sự chính xác, trung thực của báo cáo tài chính.

Khóa luận tốt nghiệp 36 GVHD: TS Võ Xuân Vinh

SVTT: Hồ Trường

- Tính toán, phân tích các chỉ số tài chính.

- Nhận xét tình hình tài chính hiện tại và triển vọng tài chính của doanh nghiệp.

- Quan hệ tín dụng, quan hệ thanh toán của khách hàng với các TCTD khác (qua thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước và các thông tin khác) và với Ngân hàng Nam Á. Đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng Nam Á.

• Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và khả năng vay, trả: - Xác định phương thức cho vay thích hợp đối với từng nhu cầu vay cụ thể: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Phân tích phương án kinh doanh dự án đầu tư khả thi.

- Xác định hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, dự án đầu tư. - Phân tích khả năng vay trả, nguồn trả nợ, hạn trả.

- Dự báo các rủi ro có thể xảy ra.

- Đối với cho vay dự án đầu tư, việc phân tích dự án đầu tư thực hiện theo hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư" do Tổng Giám đốc ban hành.

• Thẩm định bảo đảm tiền vay: việc thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay được thực hiện theo quy định hiện hành tại Ngân hàng Nam Á. Gồm các chỉ tiêu chính thức sau:

- Hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo, tính chính xác của tài sản có thật.

- Đặc điểm tài sản đảm bảo: số lượng, chất lượng, tình trạng, vị trí của tài sản. - Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, thủ tục định giá tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định về định giá tài sản bảo đảm.

Khóa luận tốt nghiệp 37 GVHD: TS Võ Xuân Vinh

SVTT: Hồ Trường

- Khả năng và biện pháp quản lý tài sản của Ngân hàng Nam Á.

• Xem xét về các điều kiện thanh toán và nguồn vốn của Ngân hàng Nam Á

- Bộ phận tín dụng phối hợp với phòng kế toán hoặc phòng thanh toán XNK xem xét về các điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán, mua bán ngoại tệ... đối với những khoản vay thanh toán nước ngoài.

- Bộ phận tín dụng phối hợp với phòng kế toán và phòng khách hàng xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn, lãi suất cho vay đối với những khoản vay lớn.

- Bước 3: Xét duyệt cho vay

• CBTD sau khi xác minh thực tế, thẩm định các điều kiện vay vốn tại bước 2 lập tờ trình thẩm định cho vay theo mẫu kèm theo hồ sơ vay vốn trình phụ trách tín dụng, Nếu đơn vị cho vay có bộ phận thẩm định thì phải thông qua bộ phận thẩm định trước khi trình phụ trách tín dụng.

- Tờ trình thẩm định cho vay phải thể hiện rõ nội dung thẩm định các điều kiện cho vay (bước 2)

- Đề xuất việc cho vay hoặc không cho vay sau khi tổng hợp, kết luận các nội dung đã thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay, số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất, phí, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay, bảo đảm tiền vay và các đề xuất khác (nếu có).

- Nếu đề xuất không cho vay phải nêu rõ lý do.

• Phụ trách tín dụng: trên cơ sở tờ trình thẩm định cho vay của CBTD và ý kiến của bộ phận thẩm định (nếu có) kèm theo hồ sơ vay vốn, phụ trách tín dụng xem xét, kiểm tra, thẩm định và ký trình lãnh đạo phê duyệt.

• Lãnh đạo: xem xét hồ sơ tín dụng do phụ trách tín dụng trình để quyết định: Duyệt đồng ý cho vay, duyệt cho vay có điều kiện, từ chối cho vay, đưa ra hội đồng tín dụng - đầu tư quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy

Khóa luận tốt nghiệp 38 GVHD: TS Võ Xuân Vinh

SVTT: Hồ Trường

• định của Ngân hàng Nam Á. Hội đồng tín dụng - đầu tư ra quyết

định về khoản vay

bằng biên bản hợp.

• Trường hợp tại chi nhánh, phòng giao dịch, nếu khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh hoặc trưởng phòng giao dịch (phải có sự phê duyệt của cấp trên), thì giám đốc chi nhánh gửi tờ trình thẩm định cho vay kèm theo toàn bộ hồ sơ tín dụng cho trưởng phòng tín dụng Hội Sở xem xét hồ sơ, cho ý kiến trình Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng - đầu tư xem xét quyết định cho vay.

• Hoàn chỉnh các thủ tục theo yêu cầu: CBTD căn cứ vào nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành hoàn chỉnh các thủ tục

Bước 4: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

• Sau khi Lãnh đạo phệ duyệt cho vay và hình thức đảm bảo tiền vay, trên cơ sở nội dung và các điều kiện được duyệt cho vay, CBTD soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng bảo đảm tiền vay phù hợp theo mẫu, công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định.

• Ký kết hợp đồng tín dụng: phụ trách tín dụng kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng tín dụng trước khi trình lãnh đạo ký với khách hàng. Việc đánh số hợp đồng tín dụng và các hồ sơ liên quan đến khoản vay do phòng tín dụng hội sở, bộ phận tín dụng các chi nhánh thống nhất đảm nhiệm

• Làm thủ tục giao nhận hồ sơ tài sản thê chấp: CBTD tiếp nhận và kiểm tra bản chính các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (quyền sử dụng) tài sản đảm bảo tiền vay. Lập biên bản giao nhận hồ sơ tài sản bảo đảm theo mẫu.

• Đăng ký giao dịch bảo đảm: sau khi hoàn tất thủ tục cho vay, CBTD tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định hiện hành của pháp luật. Đối với hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đăng ký tại Sở Địa Chính nhà đất hay UBND xã phường có tài sản bảo đảm.

• Thời gian thẩm định và quyết định cho vay: trong vòng 2 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và trong 10 ngày làm việc đối với khoản vay trung, dài hạn kể

Khóa luận tốt nghiệp 39 GVHD: TS Võ Xuân Vinh

SVTT: Hồ Trường

• từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định,

Ngân hàng phải có

thông báo trả lời cho khách hàng về quyết định của Ngân hàng đối với khoản vay.

Bước 5: Giải ngân, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay:

• Giải ngân

- CBTD hướng dẫn khách hàng lập khế ước nhận nợ và các chứng từ giải ngân.

- CBTD thực hiện đối chiếu mục đích sử dụng vốn vay trên chứng từ thanh toán, hóa đơn thanh toán, hợp đồng thương mại, hợp đồng cung ứng vật tư hàng hóa, bảng kê các khoản chi. Giấy thông báo nộp tiền vào tài khoản của Ngân hàng trường hợp mục đích sử dụng tiền vay là thanh toán nước ngoài...

- Trình duyệt giải ngân: CBTD tập hợp hồ sơ trình phụ trách tín dụng, sau khi kiểm tra đầy đủ chứng từ giải ngân, phụ trách tín dụng ký kiểm soát và trình lãnh đạo ký duyệt giải ngân.

- CBTD chuyển hợp đồng tín dụng, khế ước nợ và các chứng từ thanh toán đã được duyệt cho bộ phận KTTD hạch toán giải ngân cho khách hàng. Việc hạch toán giải ngân được thực hiện theo quy định hiện hành tại Ngân hàng Nam Á.

- Trường hợp giải ngân tiền mặt chỉ thực hiện đối với cho vay tiêu dùng, cho các cá nhân và đơn vị thụ hưởng (bên cung cấp hàng hóa dịch vụ) không có tài khoản tại các TCTD. Ngân hàng Nam Á hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp.

• Lưu chứng từ, hồ sơ sau khi giải ngân

- Tại phòng kế toán: CBTD chuyển chứng từ giải ngân cho phòng kế toán lưu hồ sơ bao gồm:

- Hợp đồng tín dụng bản chính (khi giải ngân lần đầu)

Khóa luận tốt nghiệp 40 GVHD: TS Võ Xuân Vinh

SVTT: Hồ Trường

- Trường hợp giải ngân chuyển khoản thanh toán nước ngoài (L/C, D/P, D/A...), sau khi giải ngân vào tài khoản ký quỹ thanh toán của khách hàng CBTD chuyển hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ đã ký duyệt (bản sao) đến phòng TT XNK để lưu chứng từ theo dõi.

- Lưu hồ sơ tín dụng sau khi giải ngân tại phòng tín dụng: toàn bộ hồ sơ về khoản vay, gồm hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, và bản sao hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay. CBTD thực hiện việc lưu hồ sơ tín dụng theo nguyên tắc: hồ sơ khách hàng được lưu theo từng bước khách hàng vay vốn, hồ sơ khoản vay và bản sai hồ sơ tài sản thế chấp được lưu theo từng khoản vay của khách hàng đó theo trật tự thời gian nhất định.

- Lưu hồ sơ tài sản bảo đảm tại kho quỹ: CBTD làm thủ tục giao cho bộ phận kho quỹ toàn bộ hồ sơ bản chính của tài sản đảm bảo. Hồ sơ tài sản bảo đảm phải được bảo quản theo quy định về bảo quản chứng từ tại phòng ngân quỹ.

• • Theo dõi, kiểm tra sử dụng vốn vay:

Theo dõi khoản vay

- KTTD nhập thông tin khoản vay vào chương trình quản lý tín dụng trên máy vi tính theo dõi. Nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của chương trình.

- CBTD thường xuyên theo dõi tình hình thực tế khoản vay và các phát sinh liên quan đến tình hình thu nợ gốc, tính và thu lãi trên chương trình quản lý.

Kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay:

- Nội dung kiểm tra, giám sát khoản vay: theo mẫu biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay.

- Thu thập và kiểm tra tài liệu chứng minh việc sử dụng tiền vay, đặc biệt trường hợp giải ngân bằng tiền mặt.

- Thời gian kiểm tra: chậm nhất là 07 ngày làm việc sau khi giải ngân tiền mặt và 15 ngày làm việc đối với khoản vay khác, đối với cho vay tiêu dùng

Khóa luận tốt nghiệp 41 GVHD: TS Võ Xuân Vinh

SVTT: Hồ Trường

- không cần kiểm tra sử dụng tiền vay. Đối với khách hàng

vay sản xuất kinh

doanh với số tiền vay từ 200 triệu đồng trở lên việc kiểm tra

sử dụng tiền vay

các lần tiếp theo cách nhau không quá 60 ngày đối với khoản

vay ngắn hạn và

90 ngày đối với khoản vay trung, dài hạn.

- Kiểm tra đột xuất khi nhận được thông tin có ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng trả nợ của khách hàng.

- CBTD phải lập biên bản kiểm tra có xác nhận của khách hàng, báo cáo thông qua phụ trách tín dụng và lưu hồ sơ tín dụng.

- Bước 6: Thu nợ, thu lãi và xử lý phát sinh:

Thực hiện thu nợ, lãi, phí (nếu có)

• CBTD thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng để thông báo cho khách hàng về việc trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có).

- CBTD theo dõi, đôn đốc việc trả nợ gốc, lãi phát sinh và phí (nếu có) của khách hàng. Lập và trình phụ trách tín dụng ký thông báo nợ đến hạn theo mẫu (nếu cần) gửi cho khách hàng trước mỗi kỳ đến hạn trả nợ ít nhất là 5 ngày làm việc.

• Kế toán tín dụng thực hiện thu nợ gốc, tính và thu lãi, dự thu lãi cho vay và hạch toán kế toán theo quy định của Ngân hàng Nam Á.

- CBTD cập nhật vào hồ sơ tín dụng, KTTD cập nhật vào chương trình quản lý tín dụng trên máy tính những phát sinh trong việc thu nợ gốc, lãi và phí (nếu có). - CBTD tiến hành đối chiếu số dư khoản vay, ký xác nhận với khách hàng (nếu có yêu cầu) tại thời điểm kết thúc năm tài chính (31/12 hàng năm).

- Miễn giảm lãi tiền vay đối với khách hàng được thực hiện theo quy chế miễn, giảm lãi do HĐQT ban hành đang áp dụng tại Ngân hàng Nam Á.

Khóa luận tốt nghiệp 42 GVHD: TS Võ Xuân Vinh

SVTT: Hồ Trường

Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay:

a) Trả nợ trước hạn: CBTD xem xét yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn hoặc yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn trong các trường hợp sau:

• Khách hàng tự cân đối nguồn trả nợ trước thời hạn theo quy định của hợp đồng tín dụng.

• Vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay đã kết thúc quá trình luân chuyển những khoản vay chua đế hạn, CBTD đề xuất, đề nghị khách hàng trả nợ trước hạn.

• Trong quá trình kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay nếu phát hiện khách hàng sử dụng tiền vay không đúng mục đích xin vay hoặc không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng thì CBTD lập biên bản báo cáo phụ trách tín dụng để trình lãnh đạo xem xét quyết định yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn.

• Việc thu phí trả nợ trước hạn được áp dụng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nam Á.

b) Gia hạn nợ gốc, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc: CBTD xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ trường hợp khách hàng không trả nợ được theo cam kết trong hợp đồng tún dụng.

- Trên cơ sở giấy đề nghị gia hạn nợ, giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của khách hàng, CBTD kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng. Nếu đủ điều kiện gian hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì CBTD lập tờ trình gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo mẫu trình phụ trách tín dụng xem xét điều kiện gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nếu chấp thuận thì ký kiểm soát và trình lãnh đạo phê duyệt gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Nếu không chấp thuận thì ghi rõ lý do và trình lãnh đạo xem xét quyết định. Cấp nào ký quyết định cho vay thì cấp đó ký duyệt quyết định gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

- Điều kiện gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: từ các nguyên nhân khách quan (các nguyên nhân bất khả kháng), khách hàng cung cấp các tài liệu chứng minh tiền phải thu trả chậm có xác nhận của người mua hàng, người thanh toán...

Khóa luận tốt nghiệp 43 GVHD: TS Võ Xuân Vinh

SVTT: Hồ Trường

- Việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phải được thực hiện trước hoặc trong ngày khoản vay đến hạn. CBTD lập phụ lục hợp đồng tín dụng gửi cho khách hàng ký sau khi lãnh đạo chấp thuận cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

- Trường hợp lãnh đạo không chấp thuận gia hạn nợ thì CBTD tiến hành thủ tục chuyển nợ quá hạn, giao hồ sơ cho kế toán hạch toán và thông báo cho khách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nam Á Chi Nhánh Thị Nghè (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w