Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo sản phẩm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO (Trang 52 - 57)

- Đối tượng khách hàng:

2.2.2.3. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo sản phẩm

Bảng 2.11. Tiền gửi tiết kiệm phân theo loại hình sản phẩm giai đoạn 2013 - 2015 (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng Năm 2015 Tỷ trọng So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 (+/-) (%) (+/-) (%) TGTK có kỳ hạn truyền thống 1.776,5 60,41% 1.594, 2 48,07 % 1.390,3 40,70 % -182.3 -10.26 -203.9 - 12.7 9 TGTK không kỳ hạn 388,3 13,21% 2513, 15,47% 605,7 17,73% 124,9 32,17 92,5 18,0 2 TGTK Đa năng 704,6 23,96% 1.134, 6 34,21 % 1.338,3 39,18 % 430 61,02 203,7 17,9 6 TGTK Phù Đổng 32,2 1,10% 35,8 1,08 % 41,3 %1,21 3.6 11.18 5.5 15.3 6 TGTK Tích Tài 15,4 0,52% 14,1 0,43 % 14,6 0,43 % -1.3 -8.44 0.5 3.55 TGTK khác 23,5 0,80% 24,6 0,74 % 25,9 0,76 % 1.1 4.68 1.3 5.28 Tổng 2.940,5 100% 3.316,5 %100 3.416,1 %100

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu TGTK theo sản phẩm giai đoạn 2013 - 2015 (Đơn vị: %)

Nguồn: Phòng kế toán & quỹ Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo

Các sản phẩm TGTK tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo rất đa dạng, tùy từng loại sản phẩm mà có các đặc tính và ưu điểm riêng có thể đáp ứng tốt cho nhiều mục đích gửi tiền khác nhau của khách hàng.

Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy lượng lớn số vốn huy động được từ TGTK của khách hàng tập trung vào ba sản phẩm: tiết kiệm có kỳ hạn truyền thống, tiết kiệm Đa năng và tiết kiệm không kỳ hạn. Đây là những sản phẩm được khách hàng quan tâm, lựa chọn nhiều nhất khi có nhu cầu gửi tiền tại chi nhánh.

Đây là sản phẩm có từ rất lâu và được nhiều khách hàng ưa chuộng, do đó đem lại nguồn vốn huy động cao nhất cho chi nhánh, chiếm tỷ trọng trong tổng cơ cấu TGTK qua ba năm 2013 - 2015 lần lượt là 60,41%, 48,07% và 40,7%. Qua số liệu bảng 2.9, ta thấy TGTK truyền thống có xu hướng giảm do khách hàng dần biết đến sản phẩm tiết kiệm mới - Tiết kiệm Đa năng có đặc tính mới hơn nên đã tăng dần sự lựa chọn vào sản phẩm này. Năm 2013, TGTK truyền thống là 1.776,5 tỷ đồng, đến năm 2014 giảm còn 1.594,2 tỷ đồng thấp hơn 182,3 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng giảm 10,26%. Năm 2015,lượng tiền huy động từ tiết kiệm truyền thống lại tiếp tục giảm đáng kể xuống còn 1.390,3 tỷ đồng, so với năm 2014 giảm đi 203,9 tỷ đồng ứng với 12,79%.

Nguồn vốn huy động từ sản phẩm này có thể nói là ổn định nhất tại chi nhánh, bởi vì giữa khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận về kỳ hạn gửi và ngân hàng chỉ chi trả lãi suất khi khách hàng rút vốn đúng hạn. Chi nhánh sẽ chủ động được nguồn vốn để cho vay hay đầu tư để tạo ra lợi nhuận. Do đó, trong tương lai chi nhánh nên có biện pháp phù hợp hạn chế sự sụt giảm tỷ trọng của TGTK này, nổ lực huy động được nhiều nguồn vốn hơn từ sản phẩm tiết kiệm truyền thống.

Tiết kiệm không kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi nhằm mục đích chính để thanh toán nên có đầy đủ tính tăng của một thẻ thanh toán, tuy nhiên sẽ không phải chi trả phí thường niên khi sử dụng. Biến động TGTK không kỳ hạn trong giai đoạn 2013 - 2015 tương đối mạnh và tăng dần qua từng năm cho thấy khách hàng ngày một nhận thức càng cao, thay vì tích trữ tiền mặt ở nhà, khách hàng đem gửi vào ngân hàng vừa an toàn lại có lãi suất và cũng thuận tiện cho việc rút ra chi tiêu khi có nhu cầu. Việc TGTK không kỳ hạn tăng là một lợi thế cho chi nhánh vì sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tuy nhiên chi nhánh cần hết sức cân nhắc khi sử dụng nguồn vốn này bởi lẽ khách hàng có thể rút vốn bất cứ lúc nào khi nàocó nhu cầu nên ngân hàng rất khó để chủ động nguồn vốn cho chính mình.

Năm 2013, TGTK không kỳ hạn là 388,3 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng lên 513,2 tỷ đồng tăng 124,9 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng 32,7%. Năm 2015, lượng tiền huy động từ tiết kiệm không kỳ hạn lại tiếp tục tăng 92,5 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng tốc độ 18,02% và đạt 605,7 tỷ đồng. Nhìn vào biểu đồ, tỷ trọng TGTK không kỳ hạn tăng liên tục, chiếm lần lượt trong tổng nguồn vốn huy động là 13,21%, 15,47%, và 17,73%. Với chính sách hạn chế sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế hiện nay, TGTK không kỳ hạn trong những năm tới tại chi nhánh sẽ tăng đáng kể.

TGTK Đa năng

Đây là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng nguồn vốn huy động từ TGTK. Tuy là một sản phẩm khá mới nhưng lại đem đến hiệu quả huy động cao cho chi nhánh nhờ vào tính năng cho phép khách hàng rút vốn trước hạn nhưng vẫn được trả lãi suất có kỳ hạn trên phần vốn còn lại.

Qua các năm, TGTK Đa năng tăng nhanh về cả số lượng lẫn tốc độ. Cụ thể, năm 2013 chi nhánh huy động được 704,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 23,96%, nhưng sang đến

2014 TGTK Đa năng tăng mạnh đạt 1.134,6 tỷ đồng tăng 430 tỷ đồng tương ứng 61,06% so với năm 2013 đồng thời nâng tỷ trọng lên 34,21%. Năm 2014, TGTK của khách hàng vào sản phẩm này lại tiếp tục tăng thêm 203,7 tỷ đồng với tốc độ chậm hơn là 17,96%, đạt 1.338,3 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 39,18%. Nhìn vào bảng số liệu cũng như biểu đồ, có thể thấy rõ sự không đồng đều trong tỷ trọng giữa TGTK Đa năng và truyền thống trong năm 2013 tuy nhiên chỉ trong hai năm lượng TGTK truyền thống giảm dần thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh của TGTK Đa năng làm cho tỷ trọng giữa hai sản phẩm này không còn sự cách biệt quá lớn. Đây quả là sự thành công lớn của chi nhánh vì sản phẩm đã đem lại hiệu quả cao trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng.

TGTK Phù Đổng

Biến động tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2013, TGTK Phù Đổng đạt 32,2 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng thêm 3,6 tỷ đồng tương đương 11,18%. Năm 2015 đạt 41,3 tỷ đồng tăng 5,5 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng với tốc độ 15,36%. Mặc dù số lượng thẻ tiết kiệm Phù Đổng mở tại chi nhánh khá lớn tuy nhiên tỷ trọng của sản phẩm này chỉ chiếm hơn 1% trong tổng huy động TGTK. Do đặc tính sản phẩm là tiết kiệm dành cho trẻ em nên giá trị tiền gửi trên mỗi thẻ không cao. Thông thường, các bậc phụ huynh gửi tiết kiệm để tham gia vào các chương trình ưu đãi quà tặng dành cho con.

Chủ tài khoản trên mỗi thẻ tiết kiệm đều là những khách hàng tiềm năng của chi nhánh trong tương lai. Vì vậy, để không bỏ lỡ nguồn vốn tiềm năng có thể huy động được ngân hàng nên mở ra các chương trình nhằm giới thiệu sản phẩm nhiều hơn nữa để khuyến khích nhiều bậc cha mẹ mở thẻ tiết kiệm cho con nhằm tập cho trẻ em thói quen tiết kiệm.

Tuy phù hợp cho khách hàng không có số vốn lớn có thể gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm nhiều lần, nhưng đứng trên quan điểm khách hàng thì lãi suất là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Do đó, TGTK Tích Tài chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng vốn huy động vì lãi suất khách hàng nhận được thấp hơn so với sản phẩm tiết kiệm truyền thống có kỳ hạn tương đương nên sản phẩm này ít được khách hàng ưa chuộng. Năm 2013, TGTKTích Tài đạt 15,4 tỷ đồng, đến năm 2014 giảm 1,3 tỷ đồng tương đương 8,44%. Năm 2015 đạt 14,6 tỷ đồng tăng 0,5 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng với 3,55%.

TGTK khác

Bao gồm các sản phẩm: TGTK Trung Niên Phúc Lộc, Trung Hạn Đắc Lợi, tiền gửi có kỳ hạn ngày, TGTK tuần năng động,... Chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động vì các sản phẩm này chưa được giới thiệu rộng rãi nên được ít khách hàng biết đến. Cụ thể, năm 2013 tổng lượng tiền huy động từ các sản phẩm TGTK khác là 23,5 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt 24,6 tỷ đồng tăng 1,1 tỷ đồng so với năm 2013 tương ứng 4,68%. Năm 2015, tổng lượng tiền huy động từ các sản phẩm tiết kiệm khác tiếp tục tăng đạt 25,9 tỷ đồng, so với năm 2014 tăng thêm 1,3 tỷ đồng ứng với 5,28%.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w