Biểu đồ nợ xấu của Sacombank

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TRƯỚC VÀ SAU KHI SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM (Trang 61 - 68)

250000000

Biểu đồ 4.5: Tinh hình nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay. Nhìn vào số liệu ở bảng và biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ này ở mức cao và gia tăng với tốc độ nhanh trong năm 2015 - 2016. Cụ thể như sau:

• Giai đoạn trước khi sáp nhập với Southern Bank tình hình nợ xấu của

Sacombank ở mức ổn định năm 2013 chỉ ở mức 1.594.528 triệu đồng, sang năm 2014 giảm 5,5% đạt mức 1.507.089 triệu đồng.

• Giai đoạn sau khi sáp nhập với Southern Bank nợ xấu của Sacombank tăng đột biến đạt mức 3.397.153 triệu đồng năm 2015 (tăng 1.890.064 triệu đồng tương đương 125,4% so với năm 2014) và tiếp tục tăng cao đỉnh điểm 7.111.455 triệu đồng (tương đương tăng 209% so với cùng kỳ năm trước) đạt mức 10.508.608 triệu đồng năm 2016.

Qua phân tích 2 giai đoạn của Sacombank ta thấy được trước khi sáp nhập với Southern Bank thì Sacombank không phải ngân hàng yếu kém. Nhờ có nội lực, nên Sacombank duy trì được vị trí top 5 Ngân hàng lớn trong khối cổ phần. Vì vậy, bản thân hoạt động của ngân hàng không thể xấu đi, trở thành yếu kém chỉ trong một vài tháng như vậy được. Chẳng qua do Sacombank phải cáng đáng thêm Southern Bank, phải chịu những khoản nợ xấu lớn nên sau khi trích lập dự phòng, lợi nhuận mới giảm đi.

Mặt khác còn có yếu tố khách quan, trong thời gian từ năm 2103 - 2016 do tình hình giá cả một số mặt hàng nông - thủy - sản không ổn định làm cho khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của khách hàng cũng như suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, khả năng tài chính của một số khách hàng có hướng giảm do kinh doanh không hiệu quả, từ đó làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, điển hình là xuất khẩu gạo năm 2015, giá chào bán gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm trong khi giá chào bán gạo của Việt Nam tăng và cao hơn so với Thái Lan, trước tình hình chung đó kết hợp với việc phải gánh chịu một phần nợ xấu của Southern Bank làm tỷ lệ nợ xấu của Sacombank năm 2015 tăng 125,4% so với năm 2014. Sang năm 2016 tỷ lệ này tăng cực mạnh 209% so với năm 2015. Ta thấy tỷ lệ nợ xấu năm 2016 gia tăng với tốc độ lớn hơn so với năm 2015, điều này cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đang ngày càng tăng cao, đây là điều đáng lo ngại cho hoạt động kinh doanh của Sacombank trong thời gian sắp tới, sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc quản lý chất lượng cho vay, hiệu quả hoạt động của các phòng ban trong việc ngăn chặn và xử lý nợ xấu và ngân hàng đang tiếp tục đưa ra các giải pháp để cải thiện dần tỷ lệ nợ xấu của Sacombank.

4.5Phân tích tổng tài sản của Sacombank:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng tài sản 161.377.613 189.802.627 292.542.265 333.294.844

Bảng 4.6: Tình hình tổng tài sản của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016 Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

(Đơn vị: triệu đồng)

Biêu đồ tông tài sản của Sacombank qua các năm

350000000 333294844

Biểu đồ 4.6: Tinh hình tổng tài sản của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy được tình hình tổng tài sản của Sacombank tăng qua các năm.

• Giai đoạn trước khi sáp nhập Southern Bank vào Sacombank tổng tài sản của Sacombank năm 2013 đạt mức 161.377.613 triệu đồng, đến năm 2014 đạt mức 189.802.627 triệu đồng tăng 28.425.014 triệu đồng (tương ứng 17,6%) so với năm 2013.

• Giai đoạn năm 2015 sau khi Southern Bank sáp nhập tình hình tổng tài sản của Sacombank tăng cao đỉnh điểm đạt mức 292.542.265 triệu đồng, tăng 102.739.638 triệu đồng (tương ứng 54,1%) so với năm 2014. Và tiếp tục tăng đạt mức 333.294.844 triệu đồng năm 2016, tăng 40.752.579 triệu đồng (tương ứng 14%) so với năm 2015.

Bên cạnh mặt khó khăn, trở ngại của Sacombank phải gánh chịu nợ xấu tăng cao đột biến thì sau khi đề án sáp nhập này thành công, quy mô của Sacombank sẽ tăng trưởng vượt bậc, vốn điều lệ sẽ đạt trên 18.853 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 333.295 tỷ đồng, nắm vững vị trí Top 5 NHTM cổ phần Việt Nam.

4.6Phân tích nguồn vốn huy động của Sacombank:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng nguồn vốn huy động 131.644.622 163.057.456 260.997.65 9 291.653.101 Tỷ lệ dư nợ/ Vốn huy động 82,96% 77,67% 70,36% 67,35%

Bảng 4.7: Tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016 Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

Biểu đồ 4.7: Tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

Với toàn hệ thống có 567 chi nhánh và phòng giao dịch trải dày trên khắp các địa bàn, mọi vùng miền của đất nước, các chi nhánh và phòng giao dịch được đặt ở những vị trí đắt địa, tập trung đông dân cư, gần các khu công nghiệp, công ty, đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của Sacombank diễn ra thuận lợi, nguồn vốn huy động tăng lên nhanh chóng.

• Giai đoạn trước khi sáp nhập năm 2013 tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank đạt mức 131.644.622 triệu đồng. Năm 2014 tăng 31.412.834 triệu đồng (tương ứng 23,9%) so với năm 2013, đạt mức 163.057.456 triệu đồng.

• Giai đoạn sau khi sáp nhập năm 2015 tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank tăng cao đạt mức 260.997.659 triệu đồng, tăng 97.940.203 triệu đồng (tương ứng 60,1%) so với năm 2014 và đến năm 2016 đạt mức 291.653.101 triệu đồng, tăng nhẹ 30.655.442 triệu đồng (tương ứng 11,7%) so với năm 2015.

Sở dĩ nguồn vốn huy động của Sacombank tăng liên tục qua các năm là do giai đoạn này tuy ngân hàng nhà nước có ban hành thông tư quy định trần lãi suất huy động làm cho lãi suất huy động trong giai đoạn này giảm nhưng mức lãi suất vẫn còn kháhấp dẫn đối với người dân nên không làm giảm nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân. Mặt khác năm 2011, tỷ lệ lạm phát của nước ta lên tới mức kỷ lục hơn 18% làm cho nguồn đầu tư của người dân vào các kênh khác gặp nhiều khó khăn, thiệt hại. Sang những năm sau tuy tỷ lệ lạm phát có giảm nhưng tâm lý người dân vẫn thích gửi tiền tiết kiệm hơn là đầu tư vào kênh khác.

Trong cả 4 năm từ năm 2013 - 2016 tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng trưởng liên tục qua 4 năm. Ta thấy tỷ trọng này luôn ở mức cao và tăng trưởng đều qua 4 năm là do Sacombank nhận thấy được nguồn vốn có kỳ hạn và huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn ổn định, dễ huy động, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng cũng như điều kiện kinh tế trong nước, nên Sacombank đã tập trung phát triển nguồn vốn này bằng việc thực hiện nhiều chương trình hấp dẫn thu hút khách hàng gửi có kỳ hạn như chương trình: gửi tiền - tặng tiền, sinh nhật vui - xuân hạnh phúc cũng như việc thường xuyên tăng lãi suất huy động có kỳ hạn và hầu như không thay đổi lãi suất huy động không kỳ hạn qua các năm (0,3%).

4.7Phân tích thu nhập và lợi nhuận sau thuế của Sacombank:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thu nhập 6.627.437 6.564.658 6.614.944 5.119.490

Lợi nhuận sau

thuế 2.229.109 2.206.436 1.146.258 372.507 Bảng 4.8: Thu nhập và Lợi nhuận sau thuế của Sacombank

giai đoạn 2013 - 2016

(Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 4.8: Thu nhập và lợi nhuận sau thuế của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

Qua bảng số liệu và hình vẽ trên ta thấy được tình hình thu nhập của Sacombank tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể như sau:

• Giai đoạn trước khi sáp nhập Southern Bank: năm 2013 thu nhập đạt mức 6.627.437 triệu đồng, năm 2014 giảm 62.779 triệu đồng (tương ứng 0,95%) so với năm 2013, đạt ở mức 6.564.658 triệu đồng.

• Giai đoạn sau khi sáp nhập Southern Bank: năm 2015 đạt mức 6.614.944 triệu đồng tăng nhẹ 50.286 triệu đồng (tương ứng 0,77%) so với năm 2014, đến năm 2016 đột ngột giảm mạnh 1.495.454 triệu đồng (tương ứng 22,6%) so với năm 2015, chỉ còn ở mức 5.119.490 triệu đồng.

Tình hình lợi nhuận sau thuế của Sacombank trong những năm qua giảm. Cụ thể như sau:

• Giai đoạn trước khi sáp nhập Southern Bank: năm 2013 đạt mức 2.229.109 triệu đồng, năm 2014 đạt mức 2.206.436 triệu đồng giảm nhẹ 22.673 triệu đồng (tương ứng 1%) so với năm 2013.

70000006000000 6000000 5000000 4000000 3000000 2000000 1000000 0

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TRƯỚC VÀ SAU KHI SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w