Tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Sacombank giai đoạn trước và sau khi sáp nhập Southern:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TRƯỚC VÀ SAU KHI SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM (Trang 74 - 83)

Biểu đồ thu nhập và lợi nhuận sau thuế của Sacombank giai đoạn 2013

4.8.2 Tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Sacombank giai đoạn trước và sau khi sáp nhập Southern:

Sacombank giai đoạn trước và sau khi sáp nhập Southern:

Trước khi sáp nhập, hoạt động kinh doanh của Sacombank đang rất tốt, thậm chí là tốt nhất trong nhóm Ngân hàng TMCP. Sacombank khi ấy còn tham vọng sẽ vươn tầm khu vực trong thời gian không xa. Nhưng từ khi sáp nhập với Southern Bank, thay vì mang lại giá trị cộng hưởng to lớn, Sacombank lại đang rơi vào hành trình suy thoái.

Chi phí tăng, lợi nhuận giảm:

Báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2016 của Sacombank cho biết, tính đến 31/12/2016, Tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 333 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2015. Tiền gửi khách hàng đạt 3.962 tỷ đồng. Cho vay khách hàng 196.423 tỷ đồng, tăng lần lượt 40,2% và 7% so với thời điểm 31/12/2015.

Thu nhập thuần từ lãi đạt 5.119 tỷ đồng, tương đương giảm 22,6% so với cuối năm 2015. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.418 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Các hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, hoạt động kinh doanh khác có tín hiệu khả quan hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Điển hình, hoạt động kinh doanh ngoại hối đem lại cho Sacombank 267 tỷ đồng tăng 67,9% so với cùng kỳ năm 2015...

Tuy vậy, những điểm sáng này không khỏa lấp được những tồn tại ở Sacombank. Kết thúc năm 2016, Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng chỉ đạt 373 tỷ đồng, giảm 774 tỷ đồng, tương đương 67,5% so với năm trước.

Lý giải nguyên nhân này, Sacombank cho biết, chi phí lãi tiền gửi và tiền vay tăng tới 4.518 tỷ đồng. Đặc biệt, chi phí hoạt động tăng 958 tỷ đồng, chưa kể chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm tới 176 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

“Bóng ma” nợ xấu

Nhìn lại giai đoạn 2013-2016, không thể phủ nhận Sacombank là một trong những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro được đánh giá là tốt nhất hệ thống ngân hàng. Khi đó, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chỉ là 1,46% năm 2013, và 1,19% năm 2014, một con số trong mơ với nhiều ngân hàng. Nhất là trong thời điểm các ngân hàng khác đang đau đầu giải quyết “bóng ma” nợ xấu.

Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối năm 2015 hậu sáp nhập Southern Bank vào Sacombank đã làm cho tình hình nợ xấu của Sacombank bắt đầu tăng cao.

Nợ xấu đang tăng dần tại Sacombank.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Sacombank 1.46% 1.19% 1.85% 5.35%

Toàn

ngành 3.79% 3.8% 2.9% 2.8%

Bảng 4.11: Chỉ tiêu đánh giá tình hình nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016 Dư nợ xấu của Sacombank qua các năm 2015, 2016 có xu hướng tăng cao do việc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank, đã khiến cho Sacombank phải gánh chịu một khoản nợ xấu lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trở thành ngân hàng có tổng nợ xấu cao nhất trong toàn ngành.

Tuy nhiên, điều đáng nói là con số nợ xấu của Sacombank không chỉ dừng trên các con số báo cáo mà còn tiềm ẩn dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như năm 2015 ngân hàng này có tới 15.124 tỷ đồng là chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành và số lượng rủi ro khoản nảy lên tới 1.386 tỷ đồng, tăng gần gấp 6 lần so với cuối năm 2014. Trong thuyết minh báo cáo tài chính không nêu rõ là trong này có bao nhiêu là trái phiếu VAMC phát hành, bao nhiêu do doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, dù là trái phiếu từ đâu thì số dự phòng rủi ro này cho thấy Sacombank đang có một lượng trái phiếu “xấu” rất lớn.

Vẫn chưa dừng lại ở những con số có thể nhìn thấy được tình trạng tài chính thực sự của Sacombank có thể còn ẩn sâu trong báo cáo tài chính. Vào thời điểm đề án sáp nhập Southern Bank được chính thức công bố trước đó không lâu nợ xấu lên đến 52%, tức là nợ xấu của ngân hàng này lên tới hơn 20.000 tỷ đồng, trong khi đó con số công bố chinh thức chỉ có khoảng 6%.

> Xoay quanh tất cả vấn đề, hiện nay tại thời điểm ngày 16/06/2017 giá cổ

phiếu STB đang được giao dịch quanh mức 13.900 đồng/cổ phiếu. Điều đáng nói từ chỗ là một cổ phiếu dẫn dắt thị trường, được nhiều nhà đầu tư ưa thích với tính thanh khoản cao thì hiện nay STB trở thành một cổ phiếu có rất ít giao dịch. Cái tên STB chỉ còn là dĩ vãng trong giới đầu tư chứng khoán. Thời hoàng kim của cổ phiếu này đã chấm dứt và khó có cơ hội quay trở lại.

Tồn tại:

Việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro chậm, đạt tỷ lệ không cao. Các khoản nợ xử lý rủi ro thu hồi khó khăn.

Lợi nhuận của Ngân hàng chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng là chính, đặc biệt

việc cấp tín dụng dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo nhưng công tác giám sát và kiểm tra sau cho vay chưa được quan tâm đúng mức, thường mang tính chiếu lệ, do công tác

này chưa có sự chuyên môn hóa vẫn do cán bộ tín dụng đảm nhận và chịu trách nhiệm

dẫn đến khi khách hàng không trả được nợ và phá sản mà Ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản để thu nợ.

Sacombank đã triển khai chiến lược tiếp thị song còn bị hạn chế bởi sự cạnh tranh khốc liệt về lãi suất và hạn mức tín dụng cho vay từ các tổ chức tín dụng khác, nhất là các Ngân hàng thương mại mới thành lập, đã ban hành lãi suất rất hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng còn chưa cân đối, đặc biệt là vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đã làm hạn chế việc cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng.

Chất lượng thẩm định và kiểm tra vốn vay sau khi cho vay chưa cao: kết quả khảo sát thực tế và kiểm tra hồ sơ cho vay thấy chất lượng nhiều báo cáo thẩm định và

kiểm tra vốn sau khi cho vay thấy chưa đạt yêu cầu. Tình trạng sao chép lại thông tin do khách hàng cung cấp mà không cần đối chiếu, phân tích với các nguồn thông tin khác nhau phổ biến. Các loại rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp không được đề cập kỹ trong báo cáo.

> Từ sau khi sáp nhập Southern Bank tỷ lệ dự phòng rủi ro hoạt động tín

dụng

của Sacombank tăng cao, điều đó có nghĩa chi phí huy động vốn của Sacombank cao hơn. Do đó, Sacombank sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất huy động đển giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan:

Chính phủ đưa ra công cụ, chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát đã khiến cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, khả năng vay

vốn bị hạn chế do lãi suất đi cho vay của các Ngân hàng được đẩy lên cao, kết quả là vốn đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp bị thu hẹp, tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa bị ảnh hưởng vì hàng hóa kém chất lượng, không đủ tính cạnh tranh. Chính những tác động này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng trả nợ cho Sacombank.

Sự yếu kém trong công tác quản lý của các cơ quan chính quyền, cũng như việc triển khai các thông tư của NHNN vẫn còn nhiều bất cập. Công tác thanh tra, giám sát chưa thực sự hiệu quả của NHNN.

Việc thị trường bất động sản đang bị đóng băng đã làm giảm tính pháp lý và giá trị tài sản đảm bảo được dùng để vay vốn của khách hàng cũng như các sản phẩm cho vay bất động sản của Sacombank, gây khó khăn cho nhiều đối tượng trong việc đánh giá, xử lý tài sản.

Ngoài những nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân không thể lường trước được như: thiên tai, lũ lụt, bệnh tật, hỏa hoạn,..gây ra những tổn thất nghiêm trọng, buộc các khách hàng phải dùng số tiền trả nợ cho Ngân hàng để xử lý những tình huống trên, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu kéo dài gây rủi ro cho Ngân hàng.

+ Từ phía khách hàng:

Khách hàng được sử dụng vốn vay không đúng mục đích so với hợp đồng tín dụng hoặc không có thiện chí trong việc trả nợ vay cho Ngân hàng. Các công ty, doanh nghiệp cố tình làm sai lệch các số liệu của báo cáo tài chính, khai tăng lượng hàng hóa trong kho và hạch toán giá trị không đúng sự thật, hối lộ các cán bộ tín dụng để có thể trì hoãn việc trả nợ. Mặt khác, để có thể sử dụng vốn vay của các Ngân hàng, khách hàng có thể làm giả hồ sơ, hợp đồng mua bán phức tạp.. .mà các Ngân hàng khó có thể phát hiện ra.

Khả năng quản lý kinh doanh, thiếu khả năng phản ứng trước biến động mạnh mẽ của nền kinh tế dẫn đến điều hành hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh nên không thể trả nợ được cho Ngân hàng.

Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch, các báo cáo tài chính cung cấp cho Ngân hàng đa số chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực trạng thực tế. Trong khi đó Ngân hàng khó có thể yêu cầu các doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính kiểm toán,cho nên khi các cán bộ tín dụng thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa

trên các báo cáo tài chính thường, cho nên không đánh giá chính xác được tình hình tài chính thực của doanh nghiệp.

+ Từ phía Ngân hàng:

Năng lực thẩm định của các cán bộ còn chưa hoàn thiện, không thu thập đầy đủ thông tin khách hàng. Đồng thời, với những thông tin mà khách hàng cung cấp đa phần cán bộ tín dụng không xác minh và chứng thực, phân tích khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên các khuôn mẫu có sẵn.

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hoạt động kiểm toán vẫn chưa được áp dụng nhiều và tính minh bạch về tài chính còn nhiều hạn chế, công tác kế toán và các báo cáo tài chính vẫn chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật nên các Ngân hàng thương mại nói chung và Sacombank nói riêng đều phải gặp khó khăn về tính chính xác thông tin của khách hàng.

Việc đặt chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng sẽ mang lại những mặt tích cực. Tuy nhiên, nó cũng vô hình chung tạo ra áp lực cho các cán bộ tín dụng, khiến cho họ cấp tín dụng cho những khách hàng không có năng lực trả nợ trong tương lai vì áp lực doanh số.

Các cán bộ tín dụng có thể không thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra hoặc nếu có kiểm tra chỉ mang tính chất hình thức, đối phó bằng cách gửi biên bản kiểm tra cho khách hàng ký mặc dù trên thực tế việc kiểm tra này không xảy ra, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc gặp khó khăn về tài chính mà Ngân hàng lại không hay biết cho đến khi khách hàng không thể hoàn trả nợ, gây khó khăn trong việc xử lý nợ của Ngân hàng.

Đặc biệt, từ cuộc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank làm cho Sacombank phải gánh chịu một khoản nợ lớn, việc phải trích dự phòng rủi ro tín dụng làm ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của Sacombank, lợi nhuận bị sụt giảm đi một nửa so với trước đó.

> Những bất cập từ việc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Sacombank:

Mua bán, sáp nhập ngân hàng là chủ trương lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, giúp ngân hàng sau sáp nhập tăng trưởng vượt bậc về quy mô, cộng hưởng thế mạnh của cả hai, gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường, đồng thời giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là hiệu quả phát huy của ngân hàng sau tái cơ cấu.

Hầu hết các ngân hàng sau sáp nhập phải ôm và xử lý khối nợ xấu rất lớn nên đương nhiên khó đạt kế hoạch kinh doanh như kỳ vọng. Nhiều ngân hàng khổ vì khoản nợ xấu này, nó là yếu tố tác động rất tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Cụ thể, hậu sáp nhập cũng mang đến nhiều khó khăn cho Sacombank:

+ Thứ nhất, chính là sự khác biệt về văn hóa và phương pháp kinh doanh giữa hai ngân hàng.

+ Thứ hai, những ảnh hưởng của nền kinh tế, tác động trực tiếp đến tài chính của khách hàng, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng tín dụng của khách hàng, làm cho tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vượt quá kế hoạch quy định.

+ Thứ ba, việc áp dụng quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ kéo theo CIC cũng đã làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu của toàn ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Sacombank với khách hàng.

+ Thứ tư, sự biến động của thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán,... đã làm cho hoạt động tín dụng của Sacombank bị ảnh hưởng kéo theo.

Tóm lại, hậu sáp nhập Sacombank từ ngân hàng nằm trong top đầu về thị phần trong các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh lại phải loay hoay với vòng xoáy tái cơ cấu. Tuy quy mô lớn hơn nhưng nặng nợ xấu, nhân sự đông đảo nhưng vênh nhau về năng lực, hệ thống công nghệ không đồng nhất và áp lực sụt giảm lợi nhuận,. là những vấn đề còn tồn tại mà Sacombank phải xử lý sau cuộc sáp nhập.

Theo đề án tái cơ cấu đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, trong năm 2017 Sacombank đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, lợi nhuận trước thuế đạt 585 tỷ đồng, tăng 276% so với năm 2016. Tổng tài sản dự kiến tăng 16%, tổng huy động vốn tăng 17%, dư nợ tín dụng tăng 19%.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TRƯỚC VÀ SAU KHI SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w