Những thành tựu đạt được trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank trước và sau khi sáp nhập Ngân hàng Southern Bank:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TRƯỚC VÀ SAU KHI SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM (Trang 69 - 74)

Biểu đồ thu nhập và lợi nhuận sau thuế của Sacombank giai đoạn 2013

4.8.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank trước và sau khi sáp nhập Ngân hàng Southern Bank:

Sacombank trước và sau khi sáp nhập Ngân hàng Southern Bank:

Nhìn chung quy trình tín dụng của Sacombank diễn ra chặt chẽ và hợp lý. Với quy trình cho vay như vậy giúp công việc của các chuyên viên khách hàng cá nhân diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, làm giảm bớt rủi ro trong công việc cho vay của Sacombank.

Hoạt động tín dụng trong thời gian qua đang có sự mở rộng, chính sự mở rộng này đã góp phần gia tăng lượng khách hàng cho toàn hệ thống Sacombank, góp phần làm tăng lợi nhuận cho Sacombank. Phần lớn các khoản cho vay là ngắn hạn nên tạo ra dòng tiền đều đặn vào nguồn thu của Sacombank, tạo điều kiện cho Sacombank quay vòng vốn tốt, tiếp tục cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

về cơ cấu cho vay cũng có sự chuyển biến tích cực đó là gia tăng tỷ trọng cho vay dài hạn trong tổng cơ cấu cho vay.

Sự tăng trưởng về tín dụng đã góp phần nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Hoạt động tín dụng có ưu điểm là phục vụ lượng khách hàng lớn. Nếu khách hàng thỏa mãn về dịch vụ được cung cấp họ sẽ tin tưởng và trở thành những người quảng bá hình ảnh Sacombank hiệu quả nhất. Việc gia tăng niềm tin và hình ảnh đẹp trong lòng công chúng đã góp phần không nhỏ vào sự cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói riêng và các sản phẩm dịch vụ khác của Sacombank nói chung. Công tác thẩm định và tổ chức quản lý cho vay ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, góp phần quan trọng trong khống chế rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng.

Để hiểu rõ hơn về các thành tựu của hoạt động tín dụng tại Sacombank ta cùng tìm hiểu kỹ những kết quả có được trong giai đoạn trước và sau khi sáp nhập Southern Bank:

Thứ nhất tăng trưởng tín dụng:

Giai đoạn 2013 - 2016 nhìn chung tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt, vượt mức chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng do Ngân hàng đặt ra. Năm 2015, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô góp phần kiềm chế lạm phát, triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, Sacombank đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng nên đã đạt được kết quả khả quan. Nếu hầu hết các Ngân hàng khác đều gặp khó khăn trong tăng trưởng tín dụng thì đây lại là điểm nhấn của Sacombank. Tăng trưởng tín dụng trải đều qua các năm, cụ thể tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2015 đạt 45% so với năm 2014 và năm 2016 đạt 7% so với năm 2015.

Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng doanh số tín dụng của Sacombank tương đối khả quan qua các năm, Tổng doanh số tín dụng/ Tổng nguồn vốn huy động, Tổng doanh số tín dụng/ Tổng nguốn vốn biến động qua các năm. Tuy nhiên nếu xét đến điều kiện vĩ mô nền kinh tế thì thành quả mà Sacombank đạt được khá tốt.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dư nợ cho vay 109.214.229 126.646.093 183.629.879 196.422.586 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) 16% 45% 7%

Bảng 4.9: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

Thứ hai đảm bảo chất lượng dịch vụ:

Việc sáp nhập sẽ tạo ra những giá trị cộng hưởng to lớn như nâng cao được năng lực quản trị điều hành và quản trị rủi ro khi thừa hưởng được bộ máy lãnh đạo của cả Sacombank và Southern Bank, gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường, tiết giảm đáng kể chi phí đồng thời dễ dàng hơn trong việc tăng khả năng khai thác thị trường bán lẻ, đặc biệt tại các khu vực kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Đà Nằng, Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

Mặt khác, việc sáp nhập này sẽ nâng cao khả năng sinh lời từ đó đem lại nhiều hơn giá trị thặng dư cho cổ đông của Sacombank. Bên cạnh đó tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ đối với khách hàng sau sáp nhập vẫn được đảm bảo và thừa hưởng bởi Sacombank. Và điều đặc biệt quan trọng với nguồn lực vốn mạnh hơn, Sacombank có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất và đa dạng nhiều loại hình tín dụng cho khách hàng lớn hơn về quy mô và chất lượng, đặc biệt là khả năng cung ứng vốn ra thị trường cũng được cải thiện.

Thứ ba về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Sacombank là một Ngân hàng có công tác huy động vốn tốt, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm và dư nợ của Ngân hàng luôn đạt mức xấp xỉ 80%. Các tỷ lệ đảm bảo an toàn luôn thực hiện đúng theo quy định của NHNN (tỷ lệ nợ xấu luôn dưới mức 3% mà NHNN đã đề ra) cho thấy Sacombank đã sử dụng vốn của mình có hiệu quả.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dư nợ cho vay 109.214.229 126.646.093 183.629.879 196.422.586

Tổng vốn huy động 131.644.622 163.057.456 260.997.659 291.653.101

Tổng dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn huy động (%)

82,96% 77,67% 70,36% 67,35%

Bảng 4.10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2013 - 2016

Có thể thấy mức độ hoạt động của Sacombank là khá tốt và ngày càng hiệu quả hơn, biết cách xoay vòng vốn, không để vốn bị trì trệ và lãng phí, điều này giúp cho doanh thu của Ngân hàng ngày càng tăng trưởng. Đồng thời, Sacombank vẫn được xem là đơn vị có hiệu suất cho vay cao vì tổng doanh số cho vay luôn cao hơn so với tổng lượng vốn huy động được.

Thứ tư đóng góp lợi nhuận Ngân hàng:

Lợi nhuận trong những năm qua giảm. Do diễn biến bất lợi của nền kinh tế Việt Nam và Thế giới nên giai đoạn 2013 - 2016, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu khởi phát từ 2008. Năm 2014 nền kinh tế vẫn đang khó khăn với nút thắt nợ xấu và hàng tồn kho song kết quả kinh doanh của Sacombank cũng khả quan. Tuy gặp nhiều khó khăn và áp lực cạnh tranh nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng qua các năm.

Bên cạnh những kết quả như trên, trong những năm qua Sacombank cũng đã đạt được những kết quả khác như: Tổng tài sản tăng trưởng tốt, tăng trưởng huy động vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo tính thanh khoản, tìm kiếm được nhiều khách hàng mới, tạo được lòng tin, hình ảnh tốt giữa ngân hàng với khách hàng. Là một trong những định chế tài chính hàng đầu, chỉ tính riêng về doanh số, doanh số giaodịch ngoại tệ với khách hàng tăng trưởng bình quân gần 20%/ năm. Trong năm 2017,

Sacombank tiếp tục triển khai chiến lược kinh doanh với hai phân khúc trọng tâm là Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hai phân khúc này đã có sự tăng trưởng ấn tượng về quy mô huy động và cho vay trong năm 2016, tạo tiền đề cho các mảng kinh doanh khác của Ngân hàng đạt được kết quả kinh doanh tốt về doanh thu và lợi nhuận. Sự thành công của Sacombank trong năm 2016 không chỉ đơn thuần dừng lại ở kết quả hoạt động kinh doanh mà còn thể hiện trong việc xây dựng, chuyển đổi thành công hàng loạt các hệ thống nền tảng mà Ngân hàng đã khởi động từ cuối năm 2014 về quản trị rủi ro, phê duyệt tín dụng, thu hồi nợ, mô hình bán hàng và dịch vụ chuyên môn hóa, mô hình vận hành tập trung,.. .Những nền tảng này tạo tiền đề vững chắc cho sự tăng trưởng của Sacombank trong các năm tiếp theo.

Với những thế mạnh có sẵn, cùng với sự cải tiến và chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là việc chuẩn hóa công nghệ, đã giúp Sacombank xuất sắc vượt qua nhiều Ngân hàng khác trong nước, thậm chí vượt qua cả Ngân hàng nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Đạt được những kết quả trên là do Ngân hàng thực hiện đúng các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng được ghi trong Luật tổ chức tín dụng và các quyết định của NHNN. Ngân hàng phân loại nợ, trích lập rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (mới đây nhất là Thông tư số 14/2014/TT- NHNN). Đa dạng hóa rủi ro, Ngân hàng luôn bám sát diễn biến của thị trường tiền tệ, để đưa ra những biện pháp kịp thời khi có sự thay đổi. Đồng thời, Ngân hàng cũng thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tìm hiểu, nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TRƯỚC VÀ SAU KHI SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM (Trang 69 - 74)