Kiến nghị với Chính phủ:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TRƯỚC VÀ SAU KHI SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM (Trang 98 - 100)

GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)

5.3.2 Kiến nghị với Chính phủ:

Chính phủ cần sớm hoàn thiện và thống nhất các văn bản pháp luật nhằm tạo ra môi trường kinh tế, môi trường pháp lý ổn định, là căn cứ cho các doanh nghiệp tồn tại, phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các điều luật quan trọng liên quan đến hoạt động tín dụng Ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại thiếu sót trong các điều luật, vì vậy kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi quy định rõ về các vấn đề phát mại, bán đấu giá tài sản đảm bảo của Ngân hàng thương mại. Thành lập và phát triển các công ty bảo hiểm tín dụng, yêu cầu các Ngân hàng thương mại tham gia bảo hiểm tín dụng. Đây là biện pháp hết sức quan trọng nhằm giảm rủi ro tín dụng cho hoạt động của Ngân hàng. Bảo hiểm có lợi về mặt kinh tế cho mọi người, mọi tổ chức. Nó giảm mất mát thiệt hại về tài sản và bảo hiểm ngày nay đang đi sâu vào đời sống kinh tế và xã hội. Bảo hiểm tín dụng ngày nay vẫn còn khá lạ, song nó giúp cho các Ngân hàng khi phát sinh rủi ro không còn phải dùng các biện pháp phi kinh tế để ngăn chặn như không cho các tổ chức cá nhân rút tiền, phát hành thêm tiền để bù đắp.. .mà lúc này các công ty bảo hiểm sẽ hỗ trợ các Ngân hàng giải quyết khó khăn trước mắt, hạn chế ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Vì vậy, ngày nay tham gia bảo hiểm tín dụng là một biện pháp giúp Ngân hàng đề phòng rủi ro không lường trước được tài sản thế chấp, quy định về thời gian, thủ tục xử lý, hạn chế thủ tục rườm rà, cản trở xử lý nợ.

KẾT LUẬN

Trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay thì hoạt động tín dụng đóng góp phần lớn trong kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

Với nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập của nước ta hiện nay, điều đặt ra cho Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam những thách thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giữ vững thị phần của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn trước. Chính vì vậy Sacombank nói riêng và Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam nói chung cần phải nâng cao chất lượng tín dụng để có được kết quả hoạt động kinh doanh tốt.

Qua việc thực hiện chuyên đề “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín trước và sau khi sáp nhập Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam” giúp ta có cái nhìn căn bản về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank. Giúp em nhận thức được phần nào vai trò của hoạt động cho vay đối với nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.

Việc thực hiện chính sách tín dụng có chọn lọc trong những năm qua của Sacombank nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Ngân hàng. Ngân hàng phân loại đối tượng đầu tư, có sự sàng lọc khách hàng, từ đó mà Ngân hàng đã đầu tư đúng đối tượng, các đơn vị vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi kịp thời. Từ những thành quả đạt được, lợi nhuận Ngân hàng luôn đạt ở mức cao và tăng trưởng đều. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp, mặc dù gặp phải khó khăn trong thời gian vừa qua.

Báo cáo chuyên đề đã cố gắng khái quát các vấn đề cơ bản về những lý luận cơ bản về tín dụng, vai trò của tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng và đối với nền kinh tế - xã hội, phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay tại đây.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TRƯỚC VÀ SAU KHI SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w