Phương hướng tạo động lực làm việc cho người laođộng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (Trang 129 - 131)

Hương Sơn

Để tiếp tục tạo động lực làm việc cho người lao động, góp phần hiện thực hóa mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển của Ban quản lý khu di tích, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai nhiều nhiều nội dung công việc. Trong đó, riêng với công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đối tượng, đảm nhiệm khâu bán vé, soát vé, hướng dẫn viên… sẽ được đặc biệt chú trọng. Hiện nay, Ban quản lý khu di tích đang triển khai khảo sát để có được những nhận định sơ bộ về tổ chức, quy trình công việc và những kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho lực lượng lao động này. Trên cơ sở đó, chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho đội ngũ lao động nghiệp vụ du lịch sẽ được xây dựng đảm bảo phù hợp, sát thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động kinh tế, khả năng cạnh tranh và vị thế của ngành du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đào tạo và phát triển đội ngũ lao động có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất tốt; làm chủ công nghệ hiện đại; vững vàng về quản lý kinh tế, coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, chuyên gia giỏi để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong nước và hội nhập kinh tế khu vực và quốc

tế. Đổi mới hoạt động du lịch theo hướng không tăng lao động, có chế độ tuyển dụng hợp lý trên cơ sở năng suất, hiệu quả, xây dựng chế độ sát hạch, thi nâng bậc, nâng ngạch để nâng cao chất lượng lao động.

Tích cực, chủ động trong phối hợp với các cơ quan, ban, ngành , chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương, nâng cao công tác quản lý, đồng thời, xây dựng kế hoạch tạo động lực làm việc cho người lao động. Ban quản lý khu di tích đã tiến hành xây dựng lộ trình phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phù hợp với trình độ, năng lực người lao động, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương đáp ứng cao hơn các tiêu chuẩn qui định tại Quy chuẩn quốc gia về dịch vụ du lịch.

Ban quản lý khu di tích cần triển khai rà soát, phân loại đội ngũ lao động thành các nhóm đối tượng để có cách thức, phương pháp và nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, việc sắp xếp lại lao động nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động hoạt động kinh tế là vấn đề đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của khu di tích, thắng cảnh Hương Sơn trong tương lai.

Căn cứ nguồn nhân lực hiện có của đơn vị, tổ chức sắp xếp lại lao động toàn mạng lưới theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu quả và chuyên nghiệp; tập trung quản lý, điều hành, có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, đổi mới hoạt động theo hướng không tăng lao động; điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp với hoạt động hoạt động kinh tế dịch vụ quản lý, sử dụng, xây dựng được đội ngũ NLĐ và người LĐ mang tính chuyên nghiệp, đủ khả năng đảm đương và hoàn

thành mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w