Hướng triển khai đề tài

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thi pháp thơ nguyễn duy (nguyen duy poetry versification) (Trang 29 - 33)

6. Bố cục của luận án

1.3.2. Hướng triển khai đề tài

Do tiếp cận theo hướng thi pháp học nên hướng triển khai đề tài của chúng tôi là nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy trên các bình diện cơ bản:

Thứ nhất, nghiên cứu quan niệm nhân sinh, quan niệm nghệ thuật của tác giả như là vấn đề có tính chất quyết định chi phối cách kiến tạo thế giới hình tượng thơ Nguyễn Duy.

Thứ hai, luận án sẽ đi vào khảo sát văn bản, để làm rõ hình tượng cái tôi trữ tình, hình tượng nhân vật trữ tình, hình tượng không gian - thời gian trong thơ Nguyễn Duy.

Thứ ba, phân tích những đặc sắc nghệ thuật của thơ Nguyễn Duy với các yếu tố như thể thơ, ngôn ngữ và giọng điệu thơ.

23

Như vậy, bên cạnh việc kế thừa những kết quả của các nghiên cứu trước đó, chúng tôi đã xác định được hướng đi riêng khi khám phá thi pháp thơ Nguyễn Duy. Có thể nói, từ “đường làng”, “đường nước” đến “đường xa”, “đường về” là cuộc hành trình “đãi cát tìm vàng” không biết mệt mỏi của Nguyễn Duy trên đường đời và đường thơ. Thơ Nguyễn Duy vẫn luôn là đối tượng nghiên cứu đầy hấp dẫn nhưng cũng không ít thách thức mà người nghiên cứu cần phải vượt qua.

Tiểu kết

Những năm 80 của thế kỷ XX, thi pháp học hiện đại đã phát triển nhanh chóng có hệ thống ở Việt Nam. Tính hệ thống được thể hiện ở nhiều cấp độ: dịch, giới thiệu và ứng dụng trong nghiên cứu văn học, thể hiện trên các phương diện: đội ngũ nghiên cứu, hướng nghiên cứu, các công trình nghiên cứu... Trong việc tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm văn chương, điều dễ nhận thấy là thi pháp học thu hút đông đảo nhà nghiên cứu, đây là một trong những hướng đi nổi bật nhất, xác lập được giá trị khoa học ở nhiều chuyên luận có giá trị. Điểm lại quá trình nghiên cứu trên các phương diện của thơ Nguyễn Duy, có thể thấy mỗi bài viết đều có cái nhìn, cách đánh giá, nhận định và cách cảm, cách nghĩ riêng. Điểm gặp gỡ chung của là sự khẳng định ở thơ Nguyễn Duy một hồn thơ mộc mạc, chân thật, giản dị, sâu sắc; một phong cách nghệ thuật đặc sắc. Hầu hết các nhà nghiên cứu xem ông là một trong những nhà thơ vừa mới mẻ, cách tân trong sáng tác vừa đậm chất dân gian của thơ ca hiện đại Việt Nam. Tập trung khảo cứu thơ Nguyễn Duy, có thể thấy Nguyễn Duy được đánh giá cao, sự xuất hiện của ông đã thổi một luồng gió mới vào thi đàn Việt Nam. Nhìn chung, thơ Nguyễn Duy được nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau như nội dung, chủ đề, thể thơ, phong cách nghệ thuật, thế giới nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ nghệ thuật, hình tượng nhân vật… Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có luận án nào nghiên cứu một cách hệ thống về thi pháp thơ Nguyễn Duy.

24

Tất cả những công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Duy và thơ Nguyễn Duy là những ý kiến, những đánh giá, nhận xét rất quý báu để chúng tôi tham khảo, từ đó có những định hướng tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn trong phạm vi của một luận án.

25

Chương 2. QUAN NIỆM NHÂN SINH VÀ NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN DUY

Quan niệm nhân sinh và quan niệm nghệ thuật của tác giả là hai yếu tố quan trọng, vừa chi phối vừa quy định quá trình sáng tạo tác phẩm văn chương, đồng thời cũng thể hiện tài năng, cá tính, phong cách sáng tác của người nghệ sĩ. Hai yếu tố này không trùng nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Cách nhìn, cách cảm nhận và cắt nghĩa về hiện thực xã hội, nhân sinh chi phối cái nhìn về nghệ thuật; đến lượt nó, cái nhìn nghệ thuật giúp cho nhà văn kiến tạo nên một thế giới hình tượng trong tác phẩm văn học.

Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó… Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, là thước đo của nội dung và hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật của nhà văn” [42; tr. 274 - 275].

Trong sáng tạo nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật thể hiện chiều sâu tư tưởng của người nghệ sĩ về thế giới và con người. Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ tức là xem họ đã cảm nhận như thế nào về đời sống và con người qua thế giới nghệ thuật và hệ thống các phương tiện biểu hiện của mình. Có thể nói rằng, quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ biểu hiện ở nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm vừa thể hiện nét riêng trong sáng tạo của nhà văn, nó lại vừa có nhiều nét chung của thời đại, của dân tộc. Quan niệm nghệ thuật cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành đặc điểm, phong cách của nhà văn. Nguyễn Duy cũng thế, quan niệm nhân sinh và quan niệm nghệ thuật của ông luôn gắn bó khăng khít, trở đi, trở lại với nhau. Chính nó đã chi phối cách nhìn, cách cảm nhận, cắt nghĩa về đời sống con người cũng như định hình quan niệm thẩm mĩ trong thơ của Nguyễn Duy.

26

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ thi pháp thơ nguyễn duy (nguyen duy poetry versification) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)