6. Bố cục của luận án
2.1. Quan niệm nhân sinh của Nguyễn Duy
Theo các nhà nghiên cứu, phạm trù nhân sinh khá rộng, bao gồm toàn bộ đời sống con người, con người luôn mong muốn nhận thức và có khát vọng cải tạo nó. Triết học và văn chương đều là hình thái ý thức xã hội đi tìm ý nghĩa tồn tại của con người trong đời sống. Vậy nên người nghệ sĩ cần phải có vốn sống phong phú để trải nghiệm, từ đó đúc kết về cuộc đời, đúc kết về cuộc sống nhân sinh. Người nghệ sĩ chuyển tải quan niệm triết học về cuộc đời, về quan niệm nhân sinh bằng các tác phẩm nghệ thuật của mình.
Hành trình sáng tạo của mỗi nhà văn khởi nguồn từ niềm tha thiết về một điều gì đó trong cuộc sống nhân sinh. Nếu không có niềm tha thiết thực sự thì anh ta chỉ viết một cách mờ nhạt, không dấu ấn, sáng tạo. Niềm tha thiết ấy là động lực để nhà văn theo đuổi và sáng tạo, chi phối cả đời văn, làm nên sự nhất quán của người nghệ sĩ, tạo được cái riêng cho người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ tìm ra được cái xác tín, niềm tha thiết bền bỉ, thường trực lớn lao nhất để thao thức với nó, dằn vặt với nó. Đó chính là điểm khởi đầu để đi vào thế giới nghệ thuật của nhà thơ.
Trong bài viết “Nguyễn Duy - thi sĩ thảo dân”, Chu Văn Sơn đã đề cập đến triết lí mang đậm tính nhân sinh “Ta là dân - vậy thì ta tồn tại”. Theo tác giả, thơ Nguyễn Duy chất chứa nhiều tư tưởng, có khi là tư tưởng được phát biểu trực tiếp, có khi là tư tưởng được hóa thân vào tác phẩm, nhưng với Nguyễn Duy luôn có sự nhất quán trong quan niệm nghệ thuật. Quan niệm ấy xoay quanh một tâm điểm, đó là triết lí nhân sinh mong muốn được gắn bó, hòa
nhập, “chìm nổi với đám đông”. Tư tưởng này thể hiện ở hai điểm cốt lõi: thái
độ thân dân, trọng dân, thuộc về nhân dân và tinh thần trở về với nhân dân, coi nhân dân là nguồn cội, gốc rễ.