6. Bố cục của luận án
3.1. Hình tượng cái tôi trữ tình
Theo tinh thần triết học, cái tôi là biểu hiện của ý thức cá nhân con người về sự tồn tại của bản thể. Hiểu đơn giản hơn thì đó là sự khác biệt trong ý thức của mỗi con người. Trên bình diện của tâm lý học, cái tôi được coi là phần quan trọng, cốt lõi nhất của bản chất, tính cách con người, chịu sự quy định, ảnh
52
hưởng, tác động của hoàn cảnh xã hội. Trong đời sống, cái tôi thể hiện cá tính và bản chất vốn có của mỗi người. Nó chính là bản tính, bản sắc, cách nhìn nhận về đời sống và con người của mỗi cá nhân. Do đó, cái tôi càng độc đáo thì càng được đề cao và có tầm ảnh hưởng lớn trong môi trường xã hội. Tuy vậy, nó cũng bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật và đạo đức.
Do thơ ca lấy trữ tình làm phương thức thể hiện, kiến tạo, nên cái tôi trữ tình được hiểu chính là cái tôi cá nhân. Hiểu đơn giản hơn, trong những tác phẩm trữ tình, sự thể hiện của cái tôi cá nhân chính là cái tôi trữ tình nhà thơ. Thông qua phương thức trữ tình, nhà thơ tạo ra một thế giới nghệ thuật đặc sắc. Trong thế giới ấy, cái tôi trữ tình có những cảm nhận, cắt nghĩa về đời sống xã hội và con người, qua đó, đưa tới cho độc giả một cảm xúc, tư tưởng nhất định.
Mặc dù là sản phẩm sáng tạo của người nhà thơ, nhưng cái tôi trữ tình không tách rời khỏi đời sống xã hội, bởi chính nó đã khơi gợi tình cảm của nhà thơ. Tuy vậy, cái tôi tác giả và cái tôi trữ tình không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Thông qua cái tôi trữ tình, cái tôi tác giả bày tỏ tình cảm, thái độ, cảm xúc trước sự vật, sự việc trong tự nhiên và xã hội con người. Nói cách khác, cái tôi nhà thơ được phản ánh qua cái tôi trữ tình. Trong tác phẩm trữ tình, nhiều khi chúng ta hay đồng nhất nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình, thực tế đây là hai nhân vật hoàn toàn độc lập, có nghĩa chúng ta không thể gọi tên cái tôi trữ tình bằng tên của một nhân vật cụ thể. Khi tác phẩm trữ tình ra đời, cái tôi trữ tình có đời sống độc lập, hoàn toàn tách biệt và chỉ mang bản sắc của nhà thơ. Do đó, cái tôi trữ tình không thể bị giới hạn bởi cảm xúc của người sáng tạo ra nó; phạm vi phản ánh, thể hiện của nó vô cùng rộng lớn mang tầm nhân loại chứ không phải chỉ là tiểu sử, cuộc đời của một tác giả nào đó. Có thể nói, trong tác phẩm trữ tình cái tôi trữ tình đặc biệt quan trọng, bởi đây là một trong những yếu tố thể hiện quan điểm, tình cảm của người nghệ sĩ, nó định hình cách thức tổ chức tác phẩm.
Khảo cứu phương diện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy, tác giả luận án nhận thấy có hai phương diện biểu hiện của cái tôi trữ tình, đó là: Hình tượng cái tôi đời thường; hình tượng cái tôi trí thức.
53