Những hiện tượng thường gặp khi đọc kết quả điện di mao quản

Một phần của tài liệu Bước đầu thành lập cơ sở dữ liệu tần suất các alen của 18 STR marker (Trang 36 - 39)

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 24-06-

1. TỔNG QUAN

1.5.5. Những hiện tượng thường gặp khi đọc kết quả điện di mao quản

1.5.5.1.Nhiu Peak

Trong quá trình đọc kết quảđiện di đôi khi chúng tôi bắt gặp hiện tượng một số peak của màu huỳnh quang khác nhau cùng xuất hiện tại một vị trí nhưng có độ cao khác nhau. Rất dễ bắt gặp hiện tượng này ở các vị trí sớm trong biểu đồđiện di. Nguyên nhân của hiện tượng này thường do hàm lượng DNA đích cho vào PCR mix dư thừa (>1.25ng). Hậu quả là khi điện di các peak có độ cao hơn 6,000 sẽ hình thành những peak có độ cao thấp hơn ở các màu huỳnh quang khác ngay đúng vị trí đó. Chúng tôi gọi những peak này là peak giả.

Hình 1.14. Hình điện di thô cho thấy hai peak màu xanh dương gây nhiễu thành 2 peak

Trang 24

Hình 1.15. Hiện tượng nhiễu Peak

1.5.5.2. Dư GenScan

Như chúng ta đã biết GenScanTM-500 LizTM là nội chuẩn có chức năng giúp xác định kích thước sản phẩm PCR mong muốn. GenScanTM-500 LizTM có thể xác định kích cỡ các đoạn DNA nằm trong khoảng 35-500 nucleotide và gồm 16 sợi đơn mảnh: 35, 50, 75, 100, 139, 150, 160, 200, 250, 300, 340, 350, 400, 450, 490 và 500 nucleotide. Do chúng được trộn trực tiếp vào mẫu nên được điện di đồng thời với trình tự đích. Việc thao tác sai sót làm dư lượng GenScan không ảnh hưởng nhiều với những mẫu thông thường. Tuy nhiên những mẫu có hàm lượng DNA ít chẳng hạn mẫu quệt âm đạo tìm DNA hung thủ… cần giảm hàm lượng GenScan cho vào giếng xuống thấp hơn 0.5µl.

1.5.5.3. Thiếu Genscan

Bên cạnh hiện tượng thừa GenScan, hiện tượng thiếu GenScan hiếm xảy ra hơn. Đôi khi do thao tác không chính xác những mẫu chứa quá ít hoặc không có GenScan Liz mà hậu quả là không thể xác định được hồ sơ DNA của mẫu.

Hình 1.16. Hiện tượng thiếu GenScan

Chương 1. Tổng quan tài liệu

Trang 25

1.5.5.4. Dư DNA đích

Việc đưa hàm lượng DNA người vượt quá 1.25ng vào một phản ứng được gọi là dư DNA đích mà biểu hiện trên kết quảđiện di là các peak có độ cao thường vượt quá 6,000 và đôi khi đỉnh chẻ đôi gây khó khăn trong định tên peak. Hiện tượng này gây rất nhiều khó khăn trong việc định rõ hồ sơ DNA. Những peak có độ cao quá lớn thường gây nhiễu tạo thành peak giả. Nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến kết luận giám định sai mà hậu quả có thể rất nghiêm trọng.

Hình 1.17. Hiện tượng dư DNA đích

(Nhng peak vi đầu chẻđôi hay đỉnh b ch lch và

đôi khi bên trong có nhng peak nhiu có màu khác được to thành)

1.5.5.5. Thiếu DNA đích

Hiện tượng này không khó khăn để nhận biết bởi kết quảđiện di cho độ cao peak thấp ở cả những vùng marker sớm thậm chí một số vùng marker không có một peak nào cả. Với những mẫu dồi dào DNA, chỉ cần pha loãng dịch DNA ly trích cẩn thận là tránh được trường hợp này. Tuy nhiên, đối với những mẫu hiện trường, đặc biệt là những mẫu chứa DNA đã thoái biến, ngoài việc cố gắng dùng tất cả DNA ly trích được sau khi đã được cô lại, thường rất khó để khắc phục trường hợp này (hình 1.17).

Trang 26

Hình 1.18. Hiện tượng thiếu DNA đích

(Có th thy marker Penta E không h có peak nào xut hin và marker TH01 peak rt thp)

Một phần của tài liệu Bước đầu thành lập cơ sở dữ liệu tần suất các alen của 18 STR marker (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)