Tình hình nghiên cứu STR trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Bước đầu thành lập cơ sở dữ liệu tần suất các alen của 18 STR marker (Trang 39 - 42)

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 24-06-

1. TỔNG QUAN

1.6. Tình hình nghiên cứu STR trong và ngoài nước

Việc nhận dạng cá thể người để từđó giải quyết các vấn đề có liên quan là công việc rất quan trọng. Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu cơ bản để tạo nên dữ liệu cơ sở trong việc nhận dạng cá thể bằng hồ sơ DNA lại không đầy đủ. Cũng như các xã hội tiên tiến và phát triển khác trên thế giới, nhu cầu về hồ sơ DNA phục vụ cho phân tích phả hệ, tìm mối liên hệ huyết thống, nhận dạng cá thể, … ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực pháp y.

Hiện nay, có nhiều phương pháp được sử dụng để tạo nên hồ sơ DNA chẳng hạn RFLP, … nhưng chúng đòi hỏi kỹ thuật, thao tác khá phức tạp và tiêu tốn nhiều thời gian cũng như công sức. Phương pháp PCR khuếch đại vùng locus STR đã khắc phục được những khó khăn của kỹ thuật khác bởi người ta có thể tựđộng hóa những công đoạn quan trọng cũng như nhân bản những vùng gen mong muốn trong thời gian rất ngắn. Chỉ từ mẫu máu toàn phần hoặc mẫu quệt niêm mạc má, người ta thu được hồ sơ DNA của một cá thể trong vòng 6 giờ. Điều này không thể thực hiện được nếu dùng kỹ thuật như trước đây. Bên cạnh đó việc sử dụng 16 locus sẽ làm tăng mức độ chính xác lên đến hơn 99.999%. Đặc điểm này làm giảm tối đa mức độ sai lầm trong nhận dạng cá thể.

Chương 1. Tổng quan tài liệu

Trang 27

1.6.1. Nghiên cu trong nước

Năm 2010, tác giả Trần Khánh Linh đã nghiên cứu tìm tần suất kiểu hình 12 locus STR D8S1179, D7S820, CSF1PO, TPOX, D18S51, D3S1358, TH01, D13S317, 16S539, Penta D, Penta E và Amelogenin trên 182 người Việt Nam không cùng huyết thống. Loại mẫu nghiên cứu gồm mẫu quệt niêm mạc má và chân tóc; thực hiện tách chiết DNA theo phương pháp sử dụng hạt từ (dùng bộ thuốc thử Agencourt Orapure với protocol của Beckman Coulter) và theo phương pháp phenol chloroform (dùng bộ thuốc thử NKDNAPREP-PHCHL với protocol của công ty Nam Khoa); thực hiện phản ứng PCR với bộ mồi GenomeLabTM Human STR Primer Set của Beckman Coulter trên máy luân nhiệt Bio-Rad; phân tích đoạn trên máy CEQ 8000.

Trước đó năm 2008, Bộ môn giải phẫu của Học Viện Quân Y Việt Nam đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu tần suất alen của 16 locus nhận dạng cá thể trong cộng đồng người Việt”.

1.6.2. Nghiên cu ngoài nước

Vào năm 2007, Thirsa Kraaijenbrink và các cộng sự nghiên cứu sự phân bố tần số alen của 21 STR locus NST thường bằng AmpF l STR ® Identifiler ™ (Applied Biosystems), Powerplex®16 (Promega) và FFFL (Promega) multiplex PCR kits trên 936 cá thể từ Vương quốc Bhutan [34].

Tháng 5/2007, A. Rodríguez và nhóm cộng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu tần suất alen cho 18 STR locus nhiễm sắc thể thường (D3S1358, VWA, FGA, D8S1179, D21S11, D18S51, D5S818, D13S317, D7S820, D16S539, TH01, TPOX, CSF1PO, Penta D, Penta E, D19S433, D2S1338 và SE33) của 191–500 cá thểđộc lập ở Costa Rica, Trung Mỹ [35].

Năm 2009, tác giả Florin Stanciu và các cộng sự đã nghiên cứu tần suất alen trên 15 STR locus (D8S1179, D21S11, D7S820, CSF1PO, D3S1358, TH01, D13S317, D16S539, D2S1338, D19S433, vWA, TPOX, D18S51, D5S818, DNA FGA) của 1321 người không có mối quan hệ huyết thống trong vùng Moldavia (NE Romania) [36].

Tháng 12/2009, nhóm tác giả Halina Šimková, Václav Faltus, Richard Marvan, Tomáš Pexa, Vlastimil Stenzl, Jaroslav Brouček, Aleš Hořínek, Ivan Mazura, Jana Zvárová đã

Trang 28

thực hiện nghiên cứu tần suất alen trên những đoạn lặp ngắn (STRs) của 17 locus NST thường (D2S1338, D3S1358, D5S818, D7S820, D8S1179, D13S317, D16S539, D18S51, D19S433, D21S11, CSF1PO, FGA, PentaD, PentaE, TH01, TPOX, vWA) từ 1411 cá thể riêng biệt ở Cộng hòa Séc [37].

Chính những ưu điểm này thúc đẩy chúng tôi triển khai kỹ thuật multiplex PCR khuếch đại 18 vùng STR trên các nhiễm sắc thể người vào thực tiễn bằng bộ PowerPlex18D kit của Promega và đã nhanh chóng tạo được sơ bộ cơ sở dữ liệu hồ sơ DNA của 200 cá thể không có quan hệ huyết thống với nhau để phục vụ cho công tác pháp y cũng như các vấn đề có liên quan đến việc nhận dạng các cá thể. Tất cả những điều này được thể hiện trong đề tài “Bước đầu thành lp cơ s d liu tn sut các alen ca 18 STR marker”.

Một phần của tài liệu Bước đầu thành lập cơ sở dữ liệu tần suất các alen của 18 STR marker (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)