5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ cho vay đối với các hộ sản xuất tạ
29
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Yên Thế Bắc Giang
Trong những năm qua, Yên Thế là một trong những huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang, có trên 60% lao động địa phương làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy, ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam là đơn vị cung cấp tín dụng chiếm tỷ trọng cao trên địa bàn nói chung và cho các hộ sản xuất nói riêng. Tính đến thời điểm 30/12/2019 trên địa bàn có 1.252 hộ sản xuất vay vốn với dư nợ là 87,5 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 1% và đảm bảo nguồn vốn để ngân hàng mở rộng khách hàng trên địa bàn.
Agribank chi nhánh Yên Thế Bắc Giang đã và đang triển khai nhiều gói vay vốn với lãi suất ưu đãi. Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất được tiếp cận nguồn vốn với các chương trình lãi suất ưu đãi như: Quyết định 63/2010/QD-TTg, Quyết định 65/2011/QD-TTg, Quyết định 68/2013/QD-TTg, Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP… Ngoài ra Chi nhánh cũng triển khai các gói vay theo quyết định số 813/QD- NHNN về phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp sách…
Để có thể triển khai tốt các dịch vụ cho vay đối với các hộ sản xuất, Agribank chi nhánh Yên Thế Bắc Giang đã và đang thực hiện rất tốt các nhiệm vụ như sau:
Thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu thị trường: thu thập dữ liệu một cách chính xác và cẩn thận về các đối tượng điều tra như: nhu cầu về vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, xu hướng thị trường… từ đó đưa ra các nhận định về xu hướng nhu cầu vốn đối với các dịch vụ cung cấp cho hộ sản xuất vay.
Tăng cường công tác tuyên truyền: Yên Thế cũng là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nơi đây đi lại gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc tuyên truyền và giới thiệu là hoạt động rất cần thiết để các khách hàng biết và đưa ra quyết định vay vốn để mở rộng sản xuất.
Tăng cường giải quyết các khiếu nại, tố cáo. Chất lượng dịch vụ ngày càng quan trọng, các hộ sản xuất không chỉ quan tâm đến lãi suất khi vay vốn
30
mà còn có những yếu tố khác như: thái độ của nhân viên, các chính sách chăm sóc khách hàng của ngân hàng… trước khi đưa ra vay vốn của các hộ.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Bắc Sơn Lạng Sơn
Huyện Bắc Sơn của tỉnh Lạng Sơn cũng là một trong những huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn với tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 là 13,21%, 76% người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó kinh tế hộ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế huyện.
Với tình hình kinh tế địa phương, Agribank luôn là lựa chọn cho các hộ sản xuất trên địa bàn huyện trong những năm qua. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2019, đối với hộ sản xuất vay vốn từ Agribank chiếm 82%. Hiện nay Agribank Bắc Sơn Lạng Sơn đang thực hiện nhiều chương trình vay ưu đãi theo sự chỉ đạo của chính phủ và của tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang thực hiện những chính sách như cho vay ưu đãi những hộ sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như: vay lãi suất thấp từ 0,5 đến 0,8%/tháng, hỗ trợ 50% lãi suất và các chương trình cho vay trồng rừng, trồng cây ăn quả… Đây là kết quả của việc mở rộng triển khai các gói vay vốn ưu đãi cho các mô hình hộ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả kinh tế.
Để có được kết quả trên Agribank chi nhánh Bắc Sơn Lạng Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đó là:
Thứ nhất: Tăng cường tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ các hộ: Trên địa bàn huyện trình độ dân trí không cao, nhiều chủ hộ thậm chí không biết chữ nhưng dưới sự tuyên truyền và hướng dẫn của nhân viên ngân hàng đã và đang tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi để bổ sung nguồn vốn phục vụ sản xuất cho gia đình.
Thứ hai: Nghiên cứu kỹ thị trường. Với việc nghiên cứu kỹ thị trường tài chính đó là: đánh giá nhu cầu khách hàng để có thể chuẩn bị tốt nguồn vốn phục vụ cho các khách hàng khi cần thiết. Thêm vào đó, đánh giá được tốt khả năng trả nợ ngân hàng điều này. Cũng giúp ngân hàng có thể giảm được nợ xấu, đảm bảo
31
nguồn vốn kinh doanh, từ đó mở rộng quy mô khách hàng của mình.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng phục vụ: Thị trường tài chính ngày càng có nhiều cạnh tranh, nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnh vực này với những thế mạnh riêng như: nguồn vốn lớn, chất lượng phục vụ tốt, sẵn sang giúp đỡ khách hàng… Chính vì vậy để có thể phát triển dịch vụ thì trước hết phải nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng.