Tình hình kinh tế xã hội Võ Nhai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển dịch vụ cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông nông Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nhai Thái Nguyên (Trang 55 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội Võ Nhai

45

Với điều kiện tự nhiên không được thuận lợi nên việc phát triển kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn. Kinh tế của huyện trong những năm qua vẫn chủ đạo là nông nghiệp, một số ít sản công nghiệp tập trung tại thị trấn Đình Cả và La Hiên. Chính vì vậy mà có trên 70% lao động tham gia sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số xã vẫn gặp nhiều khó khăn và cần sự giúp đỡ nhiều hơn của nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng như Cúc Đường, Bình Long, Dân Tiến….

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Võ Nhai

Chỉ tiêu ĐV 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018 2017 2019 2018 BQ Thu NSNN T.đồng 63,5 62,8 70,4 98,89 112,10 105,49 Chi NSNN T.đồng 712,4 795,3 812,4 111,63 102,15 106,89 Tỷ lệ hộ nghèo % 32,5 25,7 19,4 - - - Thu nhập BQ hộ Tr.đồng 132 163 173 123,48 106,13 114,8099 Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn 48,1 49,2 48,7 102,28 98,98 100,6353

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm – UBND huyện Võ Nhai

Trong 3 năm qua, là nền kinh tế của huyện Võ Nhai phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; duy trì tốc độ tăng trưởng khá, các tiềm năng lợi thế của địa phương được khai thác tốt, phát huy được nội lực bằng nhiều cơ chế phù hợp tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đạt hiệu quả cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2017-2020 của huyện đạt 7,5%; giá trị sản xuất của nông, lâm, nghiệp tăng bình quân 5%. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm tới 5,72%; thu cân đối ngân sách bình quân hằng năm tăng 13% (vượt 3%); duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục các bậc học. Hết năm 2019, có 47/67 số trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 70,01% trên tổng số trường học trên địa bàn huyện;

46

83,83% gia đình văn hoá (vượt 3,83%) và 71% làng bản văn hoá (vượt 10%); 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn bộ tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020… Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được đầu tư xây dựng đồng bộ, diện mạo nông thôn đang từng bước thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh. Võ Nhai xác định phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngành nông nghiệp chuyển dần sang phát triển sản xuất hàng hoá, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất với trọng tâm là các sản phẩm nông nghiệp của địa phương đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trong số này, chè và cây ăn quả dần trở thành loại cây thế mạnh của địa phương đem lại thu nhập cao cho người dân. Hiện nay, diện tích chè toàn huyện Võ Nhai là 1.280ha với 11 làng nghề chè. Sản lượng chè búp tươi đạt trên 10.880 tấn/năm, tăng gần 40% so với năm 2015. Tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện trên 1.564ha, trong đó đã hình thành một số vùng sản xuất cây ăn quả tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Na (xã La Hiên) cho thu nhập từ 380-400 triệu đồng/ha/năm; bưởi (xã Tràng Xá) cho thu nhập từ 500-700 triệu đồng/ha/năm; ổi (xã Phú Thượng), cam (xã Lâu Thượng) cho thu nhập từ 400- 500 triệu đồng/ha/năm... Nhiều diện tích được chứng nhận sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP và đầu tư công nghệ mới giúp giảm công chăm sóc và chi phí, góp phần nâng giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất trồng trọt từ đạt 52 triệu đồng/ha (năm 2015) lên 68,3 triệu đồng/ha đến năm 2019.

Mô hình nuôi gà lấy trứng cho thu nhập cao của hộ dân ở xã Liên Minh (Võ Nhai). Về xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động trong triển khai thực hiện, tạo được sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện của cán bộ, nhân dân. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp. Kết quả: Toàn huyện đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục. Tổng nguồn lực huy động cho chương trình của huyện giai đoạn 2016-2019 đạt 288,2 tỷ đồng, trong đó đóng góp của nhân dân đạt 113 tỷ đồng. Thông qua xây dựng

47

nông thôn mới, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư tích cực, tạo sự thay đổi lớn về diện mạo nông thôn, đặc biệt là ở các xã đạt chuẩn. Hệ thống chính trị được củng cố vững chắc hơn, khả năng tiếp cận pháp luật ngày một tốt hơn; quốc phòng và an ninh được giữ vững; nhiều mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp nông thôn có thu nhập cao được hình thành và phát triển.

Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư tích cực, tạo sự thay đổi lớn về diện mạo nông thôn đặc biệt là ở các xã đạt chuẩn. Cùng với phát triển kinh tế, công tác xây dựng Đảng được huyện Võ Nhai xác định là khâu “then chốt”. Công tác xây dựng hệ thống chính trị luôn được Đảng bộ huyện chú trọng, làm tốt; xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển dịch vụ cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông nông Việt Nam chi nhánh huyện Võ Nhai Thái Nguyên (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)