Hoạt động nhóm kết hợp với sử dụng sơ đồ tư duy

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 25 (Trang 25 - 26)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.2.2. Hoạt động nhóm kết hợp với sử dụng sơ đồ tư duy

Đặc thù của môn lịch sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian nên học sinh phải hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn. Học sinh làm "sơ đồ tư duy" dựa trên nguyên lý từ "cây" đến "cành" đến "nhánh", từ ý lớn sang những ý tiểu tiết hơn. Nhờ đó, các em sẽ thấy các bài học lịch sử trở nên ngắn gọn hơn, súc tích và dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng chương, từng phần trong sách giáo khoa hiện hành, thông qua sơ đồ tư duy, học sinh sẽ tự biết cách tổng hợp và xâu chuỗi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lý giải các mối quan hệ tác động biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện

Ví dụ khi dạy bài 1: “Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai(1945-1949)”- SGK lịch sử lớp 12, giáo viên chia nhóm học sinh để làm việc, yêu cầu dựa trên sơ đồ tư duy để triển khai kiến thức. Học sinh có thể dựa trên sơ đồ tư duy có sẵn hoặc thiết lập sơ đồ tư duy mới tùy theo điều kiện, hoàn cảnh.

Dựa vào sơ đồ tư duy, đại diện các nhóm sẽ diễn giải phần kiến thức nhóm mình đã lĩnh hội được. Mỗi nhóm có thể lập ra các sơ đồ tư duy khác nhau, giáo viên cần có sự nhận xét và đánh giá kịp thời để động viên, khích lệ các em.

Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong từng bài học cụ thể hay cho từng chuyên đề kiến thức cũng được. Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh dễ nhận biết được những kiến thức cơ bản cần nắm và phát huy được tư duy lôgic, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng sơ đồ tư duy có thể khiến nội dung kiến thức trở nên quá khái quát. Vì vậy cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa sơ đồ tư duy với việc nắm kiến thức cơ bản một cách chi tiết có hệ thống.

Trong quá trình hoạt động nhóm bằng sơ đồ tư duy, học sinh phải chỉ ra đâu là những ý lớn, đâu là chi tiết, minh họa, phải biết tóm tắt bài học và diễn đạt sơ đồ ý, dàn ý của từng bài.

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 25 (Trang 25 - 26)