Hoạt động nhóm khi hệ thống hóa kiến thức lịch sử

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 25 (Trang 30)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.3.2. Hoạt động nhóm khi hệ thống hóa kiến thức lịch sử

Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020-2021 thi theo hình thức thi trắc nghiệm nên lượng kiến thức học sinh cần phải nắm bắt sẽ trải rộng hơn so với phương pháp thi tự luận. Vì vậy, hệ thống hóa kiến thức là phần vô cùng quan trọng. Kiến thức thi tốt nghiệp THPT chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, thời gian ôn tập của học sinh cũng sẽ chủ yếu sử dụng vào phần kiến thức lớp 12. Tuy nhiên, phần

31

lịch sử lớp 11 cũng chiếm khoảng 10% nội dung kiến thức trong đề thi tốt nghiệp, giáo viên cũng cần định hướng những kiến thức cơ bản lớp 11 cho học sinh và nhấn mạnh một số kiến thức trọng tâm.

Phần lịch sử lớp 11 học sinh cần ôn tập theo những nội dung chính như: lịch sử thế giới Cận đại (từ giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX), lịch sử Thế giới hiện đại (1917-1945), lịch sử Việt Nam (1858-1918).

Đối với phần lịch sử thế giới lớp 12, học sinh nên học và ôn theo từng chuyên đề với 6 nội dung chủ yếu của lịch sử Thế giới từ 1945 đến 2000 : Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949); Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000); các nước châu Á- Phi- Mỹ La tinh; các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản; Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh; Cách mạng khoa học- công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa.

Ở phần lịch sử Việt Nam, học sinh nên học theo từng thời kì lịch sử trong một quá trình liên tục của các sự kiện lớn theo trình tự thời gian từ 1919 đến 2000. Phần lịch sử Việt Nam (1919-2000) chia thành 5 thời kì: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930, Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954, Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000. Phần kiến thức lịch sử lớp 12 là phần kiến thức chủ yếu trong đề thi tốt nghiệp THPT nên học sinh phải hệ thống một cách đầy đủ, chi tiết hơn.

Ví dụ: Khi giáo viên yêu cầu các nhóm hệ thống những nội dung cơ bản phần lịch sử Việt Nam (1919-1930). Học sinh các nhóm cần nhanh chóng hệ thống được như sau

1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam và những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

2. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925: hoạt động của giai cấp tư sản, tiểu tư sản và giai cấp công nhân, hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

3. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng: Hội Việt nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng.

4. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở nước ta vào năm 1929 5. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (1/1930)

Sau khi hệ thống một cách khái quát, giáo viên cho phép các nhóm tự đặt ra yêu cầu cho nhau để giải quyết một vấn đề đã được nhắc đến. Các nhóm khi chuẩn bị đón nhận thử thách của nhau sẽ có tâm trạng hồi hộp đan xen với lo lắng; mong muốn được thể hiện mình, khát vọng chinh phục kiến thức.

đánh dấu một thời kỳ phát triển của dân tộc trong những bối cảnh lịch sử khác nhau. Học sinh cần nắm vững nội dung, nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn từ đó rút ra mối quan hệ tương tác, biện chứng của từng giai đoạn gắn liền với từng nhiệm vụ cụ thể. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi, đối tượng đấu tranh thay đổi thì chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh, hình thức đấu tranh cũng thay đổi.

Ngoài những nội dung cốt lõi đó, các em học sinh khi học và thi trắc nghiệm môn lịch sử năm học 2020-2021 cần có thêm một số kiến thức cập nhật của thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây để rèn luyện kỹ năng vận dụng và vận dụng cao. Đặc biệt là phải biết xâu chuỗi các sự kiện và tìm ra mối liên hệ tương tác và biện chứng giữa hai phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể để tìm ra nét tương đồng và điểm khác biệt, biết so sánh hơn và hơn nhất giữa các vấn đề, sự kiện lịch sử.

2.3.3. Tổ chức nhóm ôn tập thông qua hệ thống các câu hỏi trả lời ngắn

Biện pháp trên là sự kết hợp tương tác rất nhịp nhàng giữa giáo viên với học sinh. Giáo viên trên cơ sở kiến thức cơ bản, biên soạn thành hệ thống câu hỏi trả lời ngắn giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học.

Đối với dạng câu hỏi này, học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trả lời. Khi biên soạn, loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn, thích hợp cho việc đánh giá mức độ hiểu bết của học sinh về các nguyên lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ. Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học, suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác. Khi soạn loại câu hỏi này, giáo viên không nên trích nguyên văn các câu hỏi từ sách giáo khoa, cần linh hoạt trong việc đưa ra câu hỏi vừa mang tính logic vừa có tính phân hóa

Ví dụ: Khi tổng kết phần lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000), giáo viên có thể chia lớp thành 5 nhóm, chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 phiếu câu hỏi gồm khoảng 10 câu, các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong vòng 3 phút. Sau đó, giáo viên yêu cầu các nhóm triển khai nhanh nhiệm vụ và đại diện của các nhóm lên bảng ghi lại kết quả của nhóm mình. Giáo viên nhận xét hoạt động của các nhóm và đưa ra kết quả để các nhóm tự đối chiếu cho điểm lẫn nhau.

Nhóm 1

Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra trong giai đoạn nào của chiến tranh thế giới thứ hai?

Chiến tranh TGT2 bước vào giai đoạn kết thúc

Câu 2. Nguyên thủ những nước nào tham gia Hội nghị Ianta? Mĩ, Anh, Liên Xô

Câu 3. Những vấn đề cấp bách cần giải quyết trong hội nghị Ianta là gì? Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, tổ chức lại trật tự thế

33

giới sau chiến tranh, Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. Câu 4. Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương trong Hội nghị Ianta, ba cường quốc đã thống nhất mục đích gì?

Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật… Câu 5. Trong hội nghị Ianta, các nước đồng minh đã phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở đâu?

Châu Âu và châu Á

Câu 6. Mục đích cao nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc là: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới

Câu 7. Tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa năm cường quốc nào?

Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc

Câu 8. Nội dung quan trong nhất và gây ra nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta là:

Phân chia ảnh hưởng giữa các nước thắng trận

Câu 9. Nguyên tắc quan trong nhất, chỉ đạo hoạt động của Liệp hợp quốc là:

Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn…

Câu 10. Sự giống nhau của trật tự Vecsai - Oaisinhton và trật tự 2 cực Ianta là: đều là trật tự thế giới do các nước thắng trận sau chiến tranh thế giới lập ra.

Nhóm 2

Câu 1. Ngày 1/10/1949, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì? Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập

Câu 2. Trong nửa sauTK XX, khu vực Đông Bắc Á có các quốc giai và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “con rồng kinh tế châu Á”?

Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Hồng Kông

Câu 3. Người khởi xướng đường lối cải cách, mở của ở Trung Quốc là : Đặng Tiểu Bình

Câu 4. Đến năm 1997 và 1999 Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ

Hồng Công, Ma Cao

giới thứ hai là:

Các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập

Câu 6. Năm 1945 , những nước nào ở Đông Nam Á đã giành được độc lập?

Inđônêxia, Lào, Việt Nam.

Câu 7. Năm 1945, cách mạng Lào và Việt Nam giành chính quyền từ tay phát xít Nhật

Câu 8. Quốc gia mới tách khỏi Inđônêxia, chính thức trở thành quốc gia độc lập từ năm 2002 là

Đông Timo

Câu 9. Sự kiện ở Đông Nam Á có tác động to lớn đến quan hệ quốc tế? Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Vệt Nam thắng lợi.

Câu 10. Campuchia từ 1954 -1970, đã thực hiện đường lối ngoại giao nào? Hòa bình trung lập.

Nhóm 3

Câu 1. Vì sao năm 1960 được ghi nhận là “ Năm châu Phi”? Có 17 nước châu Phi giành độc lập.

Câu 2. Thắng lợi đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bảng bị tan rã ở châu Phi là

Thắng lợi của nhân dân Ăng gô la và Mô dăm bích (1975) Câu 3. Sự kiện lịch sử gì diễn ra ở Nam Phi tháng 11/1993? Chế độ phân biệt chủng tộc bị xỏa bỏ

Câu 4. Nước được mệnh danh là “lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chế độc độc tài thân Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh” là

Cuba

Câu 5. Sự kiện nào mở đầu cho cách mạng Cuba?

Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô lãnh đạo tấn công vào trại lính Môncađa

Câu 6. Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, Mĩ đã làm gì để lôi kéo các nước Mĩ latinh?

Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ (8-1961)

35

“Lục địa bùng cháy” (Đại lục núi lửa)

Câu 8. sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu Phi được mệnh danh là Lục địa mới trỗi dậy

Câu 9. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Câu 10. Kế hoạc Mac san của ngoại trưởng Mĩ còn gọi là : Kế hoạch phục hưng Châu Âu

Nhóm 4

Câu 1. Nhật Bản khôi phục được kinh tế nhờ vào những yếu tố nào? Thực hiện 3 cuộc cải cách lớn và sự viện trợ của Mĩ.

Câu 2. Giai đoạn phát triển “ thần kì” của kinh tế Nhật Bản là Giai đoạn 1960-1973

Câu 3. Đặc điểm nổi bật trong phát triển khoa học -kĩ thuật ở Nhật Bản là Mua bằng phát minh sáng chế từ nước ngoài

Câu 4. Trong phát triển công nghiệp, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất nào?

Sản xuất ứng dụng dân dụng

Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là gì

Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 6. Các cuộc chiến tranh được ví như “ ngọn gió thần” dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giớ thứ hai là

Chiến tranh Triều Tiên(1950-1953) và Chiến tranh Việt Nam(1954-1975). Câu 7. Năm 1956, ở Nhật Bản diễn ra hai sự kiện có tác động đến quan hệ quốc tế, đó là

Trở thành thành viên của Liên Hợp quốc và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Câu 8. Vào thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến năm 1991, quốc gia nào là siêu cường tài chính số 1 thế giới?

Câu 9. Nguyên nhân quân trọng nhất dẫn đến nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào những năm 60 - 70 của thế kỉ XX là

Nhân tố con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. Câu 10. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn ra ngoài bằng sức mạnh kinh tế

Nhóm 5

Câu 1. Xung đột Đông - Tây trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai có nguồn gốc từ sự đối lập

mục tiêu và chiến lược phát triển giữa Mĩ và Liên Xô.

Câu 2. Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Thế chiến thứ hai?

Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh bao trùm thế giới

Câu 3. Sự ra đời của Kế hoạch Mác- san và Hội đồng tương trợ kinh tế SEV đã tạo nên sự phân chia đối lập về ... ở Châu Âu kinh tế và chính trị

Câu 4. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc chiến tranh lạnh là sự ra đời “ Học thuyết Truman”

Câu 5. Nhân tố chủ yếu, tác động và chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ của nửa sau thế kỉ XX là:

"Chiến tranh lạnh"

Câu 6. Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển

Câu 7. Tháng 6 - 1947 Mĩ đề ra Kế hoạch Mác San.

Câu 8. Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của? Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

Câu 9. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Câu 10. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới được gọi là xu thế

37

Hoạt động nhóm ôn tập bằng câu hỏi trả lời ngắn không mất nhiều thời gian, học sinh rèn luyện mình để hình thành năng lực thích ứng nhanh nhẹn và hoạt bát hơn. Ôn tập kiến thức theo hoạt động nhóm bằng hệ thống câu hỏi ngắn, giáo viên có thể cho phép các nhóm tự nghiên cứu tìm tòi xậy dựng hệ thống câu hỏi ngắn để yêu cầu các nhóm còn lại giải quyết theo hình thức chéo nhau. Sau đó, giáo viên sẽ tổ chức cho các nhóm báo cáo, thảo luận về kết quả làm việc của từng nhóm và giáo viên nhận xét, kết luận về hiệu quả làm việc của các nhóm.

Ví dụ: Khi bắt đầu vào ôn tập cho học sinh phần kiến thức lịch sử (1919- 1930), tôi đã chia học sinh trong lớp thành 3 nhóm, làm việc ngay trên lớp. Trong vòng 8 phút, mỗi nhóm xây dựng 10 câu hỏi ngắn về phần Lịch sử Việt Nam (1919-1930), cụ thể là

+ Nhóm 1: Xây dựng 10 câu hỏi về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1917- 1925)

+ Nhóm 2: Xây dựng 10 câu hỏi về hoạt động của ba tổ chức cách mạng + Nhóm 3: Xây dựng 10 câu hỏi về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Sau khi các nhóm xây dựng xong hệ thống câu hỏi, giáo viên cho các nhóm làm việc chéo. Nhóm 1 giải quyết câu hỏi ngắn của nhóm 2, nhóm 2 giải quyết câu hỏi ngắn của nhóm 3 và nhóm 3 giải quyết câu hỏi ngắn của nhóm 1. Sau thời gian 3 phút, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm thảo luận, nhận xét lẫn nhau. Giáo viên thường xuyên quan sát, nhận xét, điều chỉnh thiếu xót cho học sinh trong quá trình hoạt động nhóm.

Khi sử dụng câu hỏi ngắn cho phần ôn tập, giáo viên có thể sử dụng hình thức bốc thăm câu hỏi. Các nhóm sẽ háo hức hồi hộp, chờ đợi ngay từ khi bốc thăm câu hỏi, tạo hứng thú và kích thích tính bản tính muốn chinh phục và thể hiện mình của học sinh.

Ví dụ khi ôn tập phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000), sử dụng câu hỏi trả lời ngắn, tôi làm như sau

- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, chuẩn bị sẵn 3 phiếu có ghi 10 câu hỏi trả lời ngắn.

PHIẾU SỐ 1

Câu 1. Hội nghị Ianta diễn ra với sự tham dự của các cường quốc nào?

Câu 2. Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu nhất trong việc duy trì

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 25 (Trang 30)